Hệ thống ngân hàng câu hỏi Ngữ Văn 8, giúp quý thầy cô và các bạn học sinh có thể hệ thống lại bài học, nắm vững các kiến thức một cách khoa học và chính xác nhất.
Các câu hỏi đưa ra bám sát trong khung chương trình Ngữ Văn 8. Bên cạnh các câu hỏi, người soạn đã đưa ra các gợi ý để giúp người đọc có thể hình dung và định hướng tốt hơn về câu trả lời.
Hy vọng đây sẽ là nguồn tài liệu giúp cho các bạn thêm yêu môn Văn, đặc biệt Văn 8.
NGÂN HÀNG CÂU HỎI NGỮ VĂN 8
Câu 1 (Kiến thức tuần 1)
Chức năng chính của câu nghi vấn là gì?
Đáp án: Dùng để hỏi.
Câu 2 (Kiến thức tuần 1)
Tâm tư của tác giả được gửi gắm trong bài thơ “Nhớ rừng “là gì?
Đáp án:
Niềm khát khao tự do mãnh liệt.
Niềm căm phẫn trước cuộc sống tầm thường, giả dối.
Lòng yêu nước kín đáo và sâu sắc.
Câu 3 (Kiến thức tuần 1)
Căn cứ vào nội dung bài thơ “Nhớ rừng” hãy giải thích vì sao tác giả mượn lời con hổ ở vườn bách thú, việc mượn lời đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung cảm xúc của nhà thơ?
Đáp án:
Tác giả mượn lời con hổ để bộc lộ một cách kín đáo, sâu sắc nỗi chán ghét thực tại và khao khát tự do mãnh liệt.
Tạo cho bài thơ có nhiều lớp nghĩa, tạo tính khách quan của cảm xúc.
Giai đoạn 1930 - 1945 nước ta đang ở trong vòng nô lệ của thực dân Pháp, đây là bài thơ được đăng lên báo chắc chắn bị bọn thực dân kiểm duyệt vì vậy tác giả phải mượn hình tượng con hổ để nói lên tâm sự thầm kín của mình.
Câu 4 (Kiến thức tuần 2)
Trong bài thơ “Quê Hương”, Tế Hanh đã so sánh “cánh buồm” với hình ảnh nào?
Đáp án: Mảnh hồn làng.
Câu 5 (Kiến thức tuần 2)
Cách đặt tên bài thơ “Khi con tu hú” của tác giả có gì đặc sắc?
Đáp án:
Nhan đề của bài thơ đó chưa phải là một câu, mới chỉ là một mệnh đề phụ. Tên bài thơ tự nó đặt ra câu hỏi: Khi con tu hú cất tiếng hót thì điều gì sẽ sảy ra? Nội dung bài thơ là câu trả lời cho câu hỏi đó.
Cách đặt tên bài thơ như vậy là một sự gợi ý cho người đọc về tâm trạng của người tù cách mạng khi nghe tiếng hót của tu hú từ ngoài vọng vào trong ngục.
Câu 6 (Kiến thức tuần 2)
Phân tích cái hay của câu thơ:
Đáp án:
Câu thơ hàn chứa ba vẻ đẹp:
Các động từ giương, rướn nói về sức vươn mạnh mẽ.
Cách so sánh độc đáo: cánh buồm - mảnh hồn làng khiến cho người đọc nhận thấy cả hình xác và linh hồn sự vật. Tất cả gần gũi nhưng thiêng liêng cao cả.
Màu sắc và tư thế của con thuyền làm tăng thêm vẻ đẹp lãng mạn và bay bổng của hình tượng.
Câu 7 (Kiến thức tuần 3)
Dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến?
Đáp án:
Sử dụng từ cầu khiến.
Thường kết thúc câu bằng dấu chấm than.
Sử dụng ngữ điệu cầu khiến.
Câu 8 (Kiến thức tuần 3)
Em có nhận xét gì về nhan đề bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”?
Đáp án:
“Tức cảnh” là ngắm cảnh mà có cảm xúc, nảy ra tứ thơ, lời thơ. “Tức cảnh sinh tình” là ngắm cảnh mà có cảm xúc muốn làm thơ. Đây là một lối làm thơ truyền thống của cha ông ta xưa. Bác Hồ vốn là người có hiểu biết sâu rộng về thơ văn cổ nên Bác dùng lối xưa mà viết bài thơ này.
Câu 9 (Kiến thức tuần 3)
Nguyễn Trãi đã từng ca ngợi “Thú lâm tuyền” trong bài thơ “Côn Sơn ca”. Hãy cho biết thú lâm tuyền ở Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh có gì giống nhau?
Đáp án:
Giống:
Cả hai đều hòa hợp với thiên nhiên, yêu thiên nhiên sâu sắc, tìm thấy trong chốn lâm tuyền một cuộc sống thanh cao.
Khác:
Nguyễn Trãi tìm về thú lâm tuyền vì bất mãn thời cuộc nên từ bỏ công danh phú quý, lánh đục tìm trong để giữ mình trong sạch - là một ẩn sĩ.
Bác tìm đến chốn lâm tuyền để hoạt động cách mạng, tìm cách cứu dân tộc, cứu đất nước ra khỏi vòng nô lệ lầm than - một chiến sĩ.
Câu 10 (Kiến thức tuần 4)
Bài thơ “Ngắm trăng” thuộc thể thơ gì?
Đáp án: Thất ngôn tứ tuyệt
Các câu hỏi đưa ra bám sát trong khung chương trình Ngữ Văn 8. Bên cạnh các câu hỏi, người soạn đã đưa ra các gợi ý để giúp người đọc có thể hình dung và định hướng tốt hơn về câu trả lời.
Hy vọng đây sẽ là nguồn tài liệu giúp cho các bạn thêm yêu môn Văn, đặc biệt Văn 8.
NGÂN HÀNG CÂU HỎI NGỮ VĂN 8
Câu 1 (Kiến thức tuần 1)
Chức năng chính của câu nghi vấn là gì?
Đáp án: Dùng để hỏi.
Câu 2 (Kiến thức tuần 1)
Tâm tư của tác giả được gửi gắm trong bài thơ “Nhớ rừng “là gì?
Đáp án:
Niềm khát khao tự do mãnh liệt.
Niềm căm phẫn trước cuộc sống tầm thường, giả dối.
Lòng yêu nước kín đáo và sâu sắc.
Câu 3 (Kiến thức tuần 1)
Căn cứ vào nội dung bài thơ “Nhớ rừng” hãy giải thích vì sao tác giả mượn lời con hổ ở vườn bách thú, việc mượn lời đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung cảm xúc của nhà thơ?
Đáp án:
Tác giả mượn lời con hổ để bộc lộ một cách kín đáo, sâu sắc nỗi chán ghét thực tại và khao khát tự do mãnh liệt.
Tạo cho bài thơ có nhiều lớp nghĩa, tạo tính khách quan của cảm xúc.
Giai đoạn 1930 - 1945 nước ta đang ở trong vòng nô lệ của thực dân Pháp, đây là bài thơ được đăng lên báo chắc chắn bị bọn thực dân kiểm duyệt vì vậy tác giả phải mượn hình tượng con hổ để nói lên tâm sự thầm kín của mình.
Câu 4 (Kiến thức tuần 2)
Trong bài thơ “Quê Hương”, Tế Hanh đã so sánh “cánh buồm” với hình ảnh nào?
Đáp án: Mảnh hồn làng.
Câu 5 (Kiến thức tuần 2)
Cách đặt tên bài thơ “Khi con tu hú” của tác giả có gì đặc sắc?
Đáp án:
Nhan đề của bài thơ đó chưa phải là một câu, mới chỉ là một mệnh đề phụ. Tên bài thơ tự nó đặt ra câu hỏi: Khi con tu hú cất tiếng hót thì điều gì sẽ sảy ra? Nội dung bài thơ là câu trả lời cho câu hỏi đó.
Cách đặt tên bài thơ như vậy là một sự gợi ý cho người đọc về tâm trạng của người tù cách mạng khi nghe tiếng hót của tu hú từ ngoài vọng vào trong ngục.
Câu 6 (Kiến thức tuần 2)
Phân tích cái hay của câu thơ:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
Đáp án:
Câu thơ hàn chứa ba vẻ đẹp:
Các động từ giương, rướn nói về sức vươn mạnh mẽ.
Cách so sánh độc đáo: cánh buồm - mảnh hồn làng khiến cho người đọc nhận thấy cả hình xác và linh hồn sự vật. Tất cả gần gũi nhưng thiêng liêng cao cả.
Màu sắc và tư thế của con thuyền làm tăng thêm vẻ đẹp lãng mạn và bay bổng của hình tượng.
Câu 7 (Kiến thức tuần 3)
Dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến?
Đáp án:
Sử dụng từ cầu khiến.
Thường kết thúc câu bằng dấu chấm than.
Sử dụng ngữ điệu cầu khiến.
Câu 8 (Kiến thức tuần 3)
Em có nhận xét gì về nhan đề bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”?
Đáp án:
“Tức cảnh” là ngắm cảnh mà có cảm xúc, nảy ra tứ thơ, lời thơ. “Tức cảnh sinh tình” là ngắm cảnh mà có cảm xúc muốn làm thơ. Đây là một lối làm thơ truyền thống của cha ông ta xưa. Bác Hồ vốn là người có hiểu biết sâu rộng về thơ văn cổ nên Bác dùng lối xưa mà viết bài thơ này.
Câu 9 (Kiến thức tuần 3)
Nguyễn Trãi đã từng ca ngợi “Thú lâm tuyền” trong bài thơ “Côn Sơn ca”. Hãy cho biết thú lâm tuyền ở Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh có gì giống nhau?
Đáp án:
Giống:
Cả hai đều hòa hợp với thiên nhiên, yêu thiên nhiên sâu sắc, tìm thấy trong chốn lâm tuyền một cuộc sống thanh cao.
Khác:
Nguyễn Trãi tìm về thú lâm tuyền vì bất mãn thời cuộc nên từ bỏ công danh phú quý, lánh đục tìm trong để giữ mình trong sạch - là một ẩn sĩ.
Bác tìm đến chốn lâm tuyền để hoạt động cách mạng, tìm cách cứu dân tộc, cứu đất nước ra khỏi vòng nô lệ lầm than - một chiến sĩ.
Câu 10 (Kiến thức tuần 4)
Bài thơ “Ngắm trăng” thuộc thể thơ gì?
Đáp án: Thất ngôn tứ tuyệt
- Từ khóa
- câu hỏi côn sơn ca ngữ văn 8 nguyen trai nhớ rừng