Khi nói về các tác phẩm văn thơ, mỗi người lại đưa ra nhận định, quan điểm riêng. Nhà thơ Andre Chenien có viết: "Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ, trái tim mới làm nên thi sĩ".
Hãy nêu suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên
Cùng forum.vanhoctre.com đi phân tích để hiểu hơn về câu nói trên nhé!
Nghị luận: “Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ, trái tim mới làm nên thi sĩ” (Andre Chenien)
1. Mở bài:
Sê khốp từng nói: “Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy”. Nghĩa là, mỗi tác phẩm đều lấy con người làm đối tượng phản ánh trọng tâm nhất. Văn học thoát ra từ đời sống và quay lại phục vụ cho cuộc sống ấy. Bàn về vai trò của nghệ thuật và thiên chức của người nghệ sĩ, Andre Chenien cho rằng: “Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ, trái tim mới làm nên thi sĩ”.
2. Thân bài:
a. Giải thích
– “Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ”: Nghệ thuật ở đây là những đặc sắc về hình thức tạo nên vẻ đẹp của lời thơ (tứ thơ, thể thơ, ngôn ngữ, hình ảnh…)
– “Trái tim mới làm nên thi sĩ”: Trái tim là thế giới của đời sống tâm hồn, tình cảm, tâm nguyện của người nghệ sĩ gửi gắm vào sáng tác nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng. Chính trái tim người nghệ sĩ mới làm nên cái hồn cho thơ.
⇒ Ý kiến của Andre Chenien khẳng định: Một bài thơ hay không chỉ có hình thức nghệ thuật đặc sắc mà quan trọng, phải là những tình cảm, những rung cảm mãnh liệt, chân thành của người nghệ sĩ. Chính thế giới tâm hồn ấy đã làm nên cái hồn thơ, là yếu tố không thể thiếu của một nghệ sĩ chân chính.
b. Phân tích, chứng minh, bàn luận
– Trong văn chương hình thức luôn đóng vai trò thật sự nổi bật. Một bài thơ có giá trị phải có những sáng tạo nghệ thuật độc đáo được làm nên từ tài năng thiên phú của người nghệ sĩ.
– Nếu thơ chỉ vẻn vẹn những hình thức nghệ thuật hoa mĩ mà không có những rung cảm mãnh liệt từ trái tim người nghệ sĩ khi đứng trước cuộc đời, thì những hình thức ấy dù đẹp, dù hấp dẫn đến đâu cũng chỉ làm nên bài thơ có xác mà không có hồn.
– Thơ phải là tiếng nói trữ tình, tiếng nói của cảm xúc, phải là thư kí trung thành của trái tim. Tâm hồn người nghệ sĩ mới là yếu tố quan trọng làm nên những câu thơ có tầm tư tưởng, những câu thơ có thể chạm đến cõi sâu kín nhất trong tâm hồn con người. Andre Chenien đã nhấn mạnh đến những rung cảm thẩm mỹ của người nghệ sĩ.
– Tuy nhiên, một tác phẩm thực sư có giá trị đều phải là " một phát minh về hình thức và một khác phá về nội dung" (L.Lêônôp). Cái tài và cái tâm, “nghệ thuật” và “trái tim” đều là những nhân tố quan trọng để hình thành một tác phẩm thơ ca nổi tiếng và một nhà thơ vĩ đại. Trong hai yếu tố đó, cái tâm được coi là yếu tố cốt lõi để làm nên một tác phẩm nghệ thuật chân chính
– Một nhà thơ chân chính phải có một trái tim đa cảm, phải biết yêu thương con người, biết đấu tranh với cái xấu, cái ác đồng thời phải gắn bó với cuộc đời “thơ chỉ bật ra trong tim khi cuộc sống đã thật đầy”. Và nhà thơ cũng phải biết “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”.
c. Đánh giá, mở rộng
– Đánh giá chung về tác phẩm (hoặc đoạn thơ).
– Nhận xét của Andre Chenien đã khẳng định vai trò quan trọng của tình cảm trong thơ và mối quan hệ hài hòa giữa nội dung và hình thức
– Nhận xét của Andre Chenien giúp ta cảm nhận sâu sắc hơn, hiểu và biết trân trọng tấm lòng và cả những sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ cho đời.
– Là bài học cho người sáng tác và người tiếp nhận văn học.
3. Kết bài:
Tất cả mọi nghệ thuật đều phục vụ cho một nghệ thuật vĩ đại nhất là nghệ thuật sống trên trái đất. Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Nhưng là tư tưởng đã được rung lên ở các bậc tình cảm, chứ không phải là cái tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy. Có thể nói,tình cảm của người viết là khâu đầu tiên cũng là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng tác phẩm lớn. Tất cả đều phụ thuộc vào trái tim của người nghệ sĩ vậy.
Hãy nêu suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên
Cùng forum.vanhoctre.com đi phân tích để hiểu hơn về câu nói trên nhé!
Nghị luận: “Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ, trái tim mới làm nên thi sĩ” (Andre Chenien)
1. Mở bài:
Sê khốp từng nói: “Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy”. Nghĩa là, mỗi tác phẩm đều lấy con người làm đối tượng phản ánh trọng tâm nhất. Văn học thoát ra từ đời sống và quay lại phục vụ cho cuộc sống ấy. Bàn về vai trò của nghệ thuật và thiên chức của người nghệ sĩ, Andre Chenien cho rằng: “Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ, trái tim mới làm nên thi sĩ”.
2. Thân bài:
a. Giải thích
– “Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ”: Nghệ thuật ở đây là những đặc sắc về hình thức tạo nên vẻ đẹp của lời thơ (tứ thơ, thể thơ, ngôn ngữ, hình ảnh…)
– “Trái tim mới làm nên thi sĩ”: Trái tim là thế giới của đời sống tâm hồn, tình cảm, tâm nguyện của người nghệ sĩ gửi gắm vào sáng tác nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng. Chính trái tim người nghệ sĩ mới làm nên cái hồn cho thơ.
⇒ Ý kiến của Andre Chenien khẳng định: Một bài thơ hay không chỉ có hình thức nghệ thuật đặc sắc mà quan trọng, phải là những tình cảm, những rung cảm mãnh liệt, chân thành của người nghệ sĩ. Chính thế giới tâm hồn ấy đã làm nên cái hồn thơ, là yếu tố không thể thiếu của một nghệ sĩ chân chính.
b. Phân tích, chứng minh, bàn luận
– Trong văn chương hình thức luôn đóng vai trò thật sự nổi bật. Một bài thơ có giá trị phải có những sáng tạo nghệ thuật độc đáo được làm nên từ tài năng thiên phú của người nghệ sĩ.
– Nếu thơ chỉ vẻn vẹn những hình thức nghệ thuật hoa mĩ mà không có những rung cảm mãnh liệt từ trái tim người nghệ sĩ khi đứng trước cuộc đời, thì những hình thức ấy dù đẹp, dù hấp dẫn đến đâu cũng chỉ làm nên bài thơ có xác mà không có hồn.
– Thơ phải là tiếng nói trữ tình, tiếng nói của cảm xúc, phải là thư kí trung thành của trái tim. Tâm hồn người nghệ sĩ mới là yếu tố quan trọng làm nên những câu thơ có tầm tư tưởng, những câu thơ có thể chạm đến cõi sâu kín nhất trong tâm hồn con người. Andre Chenien đã nhấn mạnh đến những rung cảm thẩm mỹ của người nghệ sĩ.
– Tuy nhiên, một tác phẩm thực sư có giá trị đều phải là " một phát minh về hình thức và một khác phá về nội dung" (L.Lêônôp). Cái tài và cái tâm, “nghệ thuật” và “trái tim” đều là những nhân tố quan trọng để hình thành một tác phẩm thơ ca nổi tiếng và một nhà thơ vĩ đại. Trong hai yếu tố đó, cái tâm được coi là yếu tố cốt lõi để làm nên một tác phẩm nghệ thuật chân chính
– Một nhà thơ chân chính phải có một trái tim đa cảm, phải biết yêu thương con người, biết đấu tranh với cái xấu, cái ác đồng thời phải gắn bó với cuộc đời “thơ chỉ bật ra trong tim khi cuộc sống đã thật đầy”. Và nhà thơ cũng phải biết “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”.
c. Đánh giá, mở rộng
– Đánh giá chung về tác phẩm (hoặc đoạn thơ).
– Nhận xét của Andre Chenien đã khẳng định vai trò quan trọng của tình cảm trong thơ và mối quan hệ hài hòa giữa nội dung và hình thức
– Nhận xét của Andre Chenien giúp ta cảm nhận sâu sắc hơn, hiểu và biết trân trọng tấm lòng và cả những sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ cho đời.
– Là bài học cho người sáng tác và người tiếp nhận văn học.
3. Kết bài:
Tất cả mọi nghệ thuật đều phục vụ cho một nghệ thuật vĩ đại nhất là nghệ thuật sống trên trái đất. Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Nhưng là tư tưởng đã được rung lên ở các bậc tình cảm, chứ không phải là cái tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy. Có thể nói,tình cảm của người viết là khâu đầu tiên cũng là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng tác phẩm lớn. Tất cả đều phụ thuộc vào trái tim của người nghệ sĩ vậy.
- Từ khóa
- nghe thuat thi sĩ trai tim