Hướng dẫn Nhận định Lý luận văn học về tác giả: Tô Hoài, Kim Lân, Nguyễn Minh Châu

Hướng dẫn  Nhận định Lý luận văn học về tác giả: Tô Hoài, Kim Lân, Nguyễn Minh Châu

Nhận định Lí luận văn học trọng tâm về các tác giả Tô Hoài, Kim Lân và Nguyễn Minh Châu - 2k3 chăm chỉ ôn dần nhé

Thời gian cận thi này, có lẽ 2k3 đang cảm thấy có quá nhiều kiến thức cần phải ôn; ôn mải miết mà vẫn không bao quát được hết các khía cạnh. Các em tham khảo những nhận định về 3 tác giả trọng tâm mà vanhoctre.com đã tổng hợp để có thêm gợi dẫn, làm sâu sắc hơn cho bài văn Nghị luận văn học của mình nhé.

4877


NHỮNG NHẬN ĐỊNH LÝ LUẬN VĂN HỌC 12
Nhận định của Kim Lân và về Kim Lân

. “Lắm lúc tôi thấy văn chương là một thứ đạo, đạo làm người, như một thứ tôn giáo. Mà tôn giáo nào cũng đòi hỏi sự thương yêu giữa con người với con người, đòi con người có quyền làm người, bình đẳng, tự do, bác ái. Mỗi người truyền một cách, nhưng cuối cùng con người vẫn thương yêu nhau và làm cho con người có tư cách, có nhân phẩm, tài năng để đánh giá đúng và chống lại bạo ngược, cường quyền, áp bức”.

(Nhà văn Kim Lân)

. “Dùng lý lẽ để thuyết phục trong văn chương cũng là một thứ cưỡng chế. Những lý lẽ ma giáo ấy nhiều khi nó làm cho người ta không giữ được chính mình. Nói một cách khác hết sức mềm mại thì người cầm bút phải viết như chơi, viết thoải mái bằng tấm lòng của mình, hướng vào cái thật, cái đẹp, giúp cho con người sống thật, sống đẹp với nhau. Và khi nhà văn gặp cái gì trái với cái thật, cái đẹp thì phải biết bất bình, phải dám lên tiếng nữa”.

(Nhà văn Kim Lân)

. “Tất cả những truyện Vợ nhặt, Ông lão hàng xóm, Con chó xấu xí đều dựa trên cái nền là sự thật”.

(Nhà văn Kim Lân)

. “Nhà văn dùng Vợ Nhặt là cái đòn bẩy để nâng con người lên tình nhân ái. Câu chuyện Vợ Nhặt đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã loé lên những tia sáng ấm lòng”.

(Trần Đồng Minh)

. “Vợ nhặt dường như đã mang nét mới của thời đại, vượt lên trên chủ nghĩa nhân văn trong dòng văn học hiện thực trước Cách mạng tháng Tám 1945”.

(Vũ Dương Quỹ)

. “Kim Lân là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Kim Lân đã tạo được cách viết độc đáo. Phải nói rằng Kim Lân viết không nhiều nhưng những sáng tác của ông đã gây ấn tượng với bạn đọc”.

(Trích “Nhà văn nói về tác phẩm”, Hà Minh Đức)

. “Tuy tầm vóc, vị trí mỗi nhà văn một khác nhưng Kim Lân cũng là một nhà văn thường đến với ta trong những khoảng chợt nhớ của đời người khó mà diễn đạt thành lời... Mỗi lần mở những trang viết ít ỏi ấy, ta lại cảm thấy không một bước ngoặt, một chặng đường nào của con người Việt Nam trong gần nửa thế kỷ qua mà Kim Lân không đả động tới dẫu chỉ bằng sự chạm trổ hết sức khiêm tốn: truyện ngắn”.
(Trần Ninh Hồ)


. “Đó là thần viết, thần mượn tay người để viết nên những trang sách bất hủ”.

(Nguyễn Khải)
 
Từ khóa Từ khóa
kim lân ngữ văn 12 nguyen minh chau nhận định lí luận văn học tô hoài
  • Like
Reactions: Tiến 2021
8K
1
3
Trả lời
Nhận định của Nguyễn Minh Châu và về Nguyễn Minh Châu

. “Tôi không thể nào tưởng tượng nổi một nhà văn mà lại không mang nặng trong mình tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêu thương con người. Tình yêu này của người nghệ sĩ vừa là một niềm hân hoan say mê, vừa là một nỗi đau đớn, khắc khoải, một mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc của những người chung quanh mình. Cầm giữ cái tình yêu ấy trong mình, nhà văn mới có khả năng cảm thông sâu sắc với những nỗi đau khổ, bất hạnh của người đời, giúp họ có thể vượt qua những khủng hoảng tinh thần và đứng vững được trước cuộc sống”.

(Nhà văn Nguyễn Minh Châu)

. “Văn học bao giờ cũng phải trả lời những câu hỏi của ngày hôm nay, bao giờ cũng phải đối thoại với những người đương thời về những câu hỏi cấp bách của đời sống”.

(Nhà văn Nguyễn Minh Châu)

. “Mỗi con người đều chứa đựng trong lòng những nét đẹp đẽ kỳ diệu đến nỗi cả một đời người cũng chưa đủ để nhận thức khám phá tất cả những cái đó.”

(Nhà văn Nguyễn Minh Châu)

. “Cái nghề viết văn là nghề cắc cớ. Cái sự cắc cớ ở đây hàm chứa cả về nỗi niềm khắc khoải sâu xa và chân thành của người nghệ sĩ đối với những bước thăng trầm của quê hương, của đất nước lẫn sự nhạy cảm của anh ta đối với những biến chuyển phức tạp của đời sống xã hội”.

(Nhà văn Nguyễn Minh Châu)

. "Có thể thấy cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm Nguyễn Minh Châu trước năm 1975 là cảm hứng anh hùng cách mạng, còn sau năm 1975 là cảm hứng về nhân cách con người, là hành trình “khám phá con người bên trong con người” (Bakhtin)".

(Theo Đoàn Đức Phương)

. “Nguyễn Minh Châu là người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ tài năng sau này”.

(Nhà văn Nguyễn Khải)

. “Trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, dù có nhiều tiểu thuyết hay truyện ngắn, cốt truyện thường không đóng một vai trò nào đáng kể. Nhà văn tập trung chú ý vào thân phận con người, tính cách nhân vật và đã huy động vào đấy tâm hồn đa cảm dồi dào ấn tượng tươi mới và xúc động về cuộc sống, bút pháp chân thực và một giọng văn trữ tình trầm lắng ấm áp”.

(Trích "Nguyễn Minh Châu những năm 80 và sự đổi mới cách nhìn về con người", Nguyễn Văn Hạnh)

. “Trong truyện của anh, mọi cái đã vỡ ra tạo nên những khoảng trống, phải nghi ngờ, phải nghĩ”.

(Giáo sư Phong Lê)
 
  • Like
Reactions: Tiến 2021
Nhận định của Nguyễn Minh Châu và về Nguyễn Minh Châu

. “Tôi không thể nào tưởng tượng nổi một nhà văn mà lại không mang nặng trong mình tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêu thương con người. Tình yêu này của người nghệ sĩ vừa là một niềm hân hoan say mê, vừa là một nỗi đau đớn, khắc khoải, một mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc của những người chung quanh mình. Cầm giữ cái tình yêu ấy trong mình, nhà văn mới có khả năng cảm thông sâu sắc với những nỗi đau khổ, bất hạnh của người đời, giúp họ có thể vượt qua những khủng hoảng tinh thần và đứng vững được trước cuộc sống”.

(Nhà văn Nguyễn Minh Châu)

. “Văn học bao giờ cũng phải trả lời những câu hỏi của ngày hôm nay, bao giờ cũng phải đối thoại với những người đương thời về những câu hỏi cấp bách của đời sống”.

(Nhà văn Nguyễn Minh Châu)

. “Mỗi con người đều chứa đựng trong lòng những nét đẹp đẽ kỳ diệu đến nỗi cả một đời người cũng chưa đủ để nhận thức khám phá tất cả những cái đó.”

(Nhà văn Nguyễn Minh Châu)

. “Cái nghề viết văn là nghề cắc cớ. Cái sự cắc cớ ở đây hàm chứa cả về nỗi niềm khắc khoải sâu xa và chân thành của người nghệ sĩ đối với những bước thăng trầm của quê hương, của đất nước lẫn sự nhạy cảm của anh ta đối với những biến chuyển phức tạp của đời sống xã hội”.

(Nhà văn Nguyễn Minh Châu)

. "Có thể thấy cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm Nguyễn Minh Châu trước năm 1975 là cảm hứng anh hùng cách mạng, còn sau năm 1975 là cảm hứng về nhân cách con người, là hành trình “khám phá con người bên trong con người” (Bakhtin)".

(Theo Đoàn Đức Phương)

. “Nguyễn Minh Châu là người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ tài năng sau này”.

(Nhà văn Nguyễn Khải)

. “Trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, dù có nhiều tiểu thuyết hay truyện ngắn, cốt truyện thường không đóng một vai trò nào đáng kể. Nhà văn tập trung chú ý vào thân phận con người, tính cách nhân vật và đã huy động vào đấy tâm hồn đa cảm dồi dào ấn tượng tươi mới và xúc động về cuộc sống, bút pháp chân thực và một giọng văn trữ tình trầm lắng ấm áp”.

(Trích "Nguyễn Minh Châu những năm 80 và sự đổi mới cách nhìn về con người", Nguyễn Văn Hạnh)

. “Trong truyện của anh, mọi cái đã vỡ ra tạo nên những khoảng trống, phải nghi ngờ, phải nghĩ”.

(Giáo sư Phong Lê)
Trần Ngọc 2021Những nhận định lý luận văn học về các tác phẩm và các tác giả lớn rất có hay, thật sự cần thiết để làm dẫn chứng
 
Nhận định của Tô Hoài và về Tô Hoài

. “Mỗi nhà văn bước vào nghề một cách thì mỗi nhà văn có một lối đi của mình. Cùng một ý tưởng nhưng mỗi người một lối viết, lối cảm nghĩ, một tâm hồn, đó là quang cảnh trăm hoa trong văn học”.

(Nhà văn Tô Hoài)

. “Đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều, không thể bao giờ quên… Hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào cũng thành nét, thành người, thành việc trong tâm trí tôi”.

(Nhà văn Tô Hoài)

. “Người viết văn cũng như ông thầy lang, như nhà bào chế, càng sẵn đầu vị thuốc tốt trong ô càng dễ pha chế được như ý”.

(Nhà văn Tô Hoài)

. “Mỗi chữ phải là hạt ngọc buông xuống những trang bản thảo, phải là hạt ngọc mới nhất của mình tìm được, do phong cách văn chương của mình mà có. Trang sách mà không có ngọc, trang bản thảo mà không có chữ thần, không có tinh hoa, thì cái hồn tác phẩm, từ tư tưởng đến nhân vật, tất cả bao nhiêu ước vọng và khát khao mà ta gửi gắm vào sáng tác biết lấy gì cho sống được”.

(Nhà văn Tô Hoài)

. “Bản chất của văn chương Tô Hoài là phong cách, bút pháp đậm đà bản sắc dân tộc. Phẩm chất ấy là sự tích tụ của cả một đời gắn bó với đất nước và nhiều miền quê hương, trân trọng và yêu thương những con người lao động mang tâm hồn và tính cách của người Việt Nam”.

(GS. Hà Minh Đức)

. “Hơn cả một nhà văn, Tô Hoài đã, đang và sẽ luôn là người bạn đường thân thiết của độc giả thuộc mọi lứa tuổi, trên con đường đưa họ đến với thế giới động vật tưởng tượng thuở nhỏ, hay đến với những miền đất mới, đến với con đường đời dài rộng khi đã trưởng thành”.

(Phan Anh Dũng)

. “Văn chương của ông hướng về những con người, số phận, cuộc đời lấm láp, đời thường. Ông ra đi vì tuổi trời nhưng văn chương của ông vẫn còn nguyên giá trị”.

(Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên)

. “Có những nhà văn, nhà thơ làm vinh dự cho chữ Hán, làm vinh dự cho chữ Nôm. Anh Tô Hoài, cùng với Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố… làm vinh dự cho chữ quốc ngữ. Tôi được gần các thế hệ đi trước, càng hiểu giá trị của những giây phút sống bên cạnh họ, kể cả khi các anh im lặng”.

(Nhà thơ Hữu Thỉnh)
 
  • Like
Reactions: Tiến 2021

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.