Soạn văn Nhớ đồng - Tố Hữu - bài soạn ngắn gọn đầy đủ

Soạn văn Nhớ đồng - Tố Hữu - bài soạn ngắn gọn đầy đủ

Triều Anh
Triều Anh
  • Thành viên BQT
  • Người yêu của văn chương ❤️ đến từ Sóc Trăng
Nhớ đồng là bài thơ diễn tả nỗi nhớ da diết của người tù cộng sản với cuộc sống ngoài xã hội. Bài thơ cho thấy được cách tạo hình ảnh thể hiện diễn biến tâm tư của Tố Hữu. Để học tốt hơn bài thơ này, VHT mời các em tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của bài thơ qua bài soạn ngắn gọn sau:
FC1B30BE-12DD-4509-BA6D-0861DAE09618.jpeg

Ảnh sưu tầm

1. Tìm hiểu chung

a. Hoàn cảnh sáng tác

Năm 1939, sau khi đứng vào hàng ngũ của Đảng, Tố Hữu hăng hái hoạt động nhưng bị thực dân Pháp bắt giam. Trong tình cảnh nhà giam chật hẹp tối tăm, Tố Hữu đã viết bài thơ Nhớ đồng để bày tỏ nỗi nhớ, sự khao khát tự do của mình.
Vị trí xuất xứ: bài thơ được in trong phần xiềng xích của tập thơ Từ ấy

b. Bố cục: 3 phần

- Phần 1: 9 khổ thơ đầu: nỗi nhớ của người cộng sản với cuộc sống bên ngoài nhà tù.
- Phần 2: 2 khổ tiếp: nhà thơ nhớ về bản thân mình những ngày chưa bị giam cầm.
- Phần 3: còn lại: trở lại thực tại phòng giam ngột ngạt.

2. Hướng dẫn đọc thêm

a. Nội dung

- Nỗi nhớ da diết cuộc sống bên ngồi nhà tù: bài thơ gợi lên từ tiếng hò thân thuộc của quê hương đã gợi lên biết bao nỗi nhớ về cuộc sống bên ngoài:
+ Đồng ruộng quê hương.
+ Những người nông dân.
+ Những con người chất phác.
+ Giọng hò trong lao động.
+ Người mẹ già đơn chiếc.
+ Những ngày đi tìm lí tưởng sống.
+ Những ngày hoạt động CM.
- Trở về thực tại nhà tù cô đơn, cách biệt với thế giới bên ngoài.
- Khát vọng tự do và hành động của người chiến sĩ.

b. Nghệ thuật

- Lựa chọn hình ảnh gần gũi, quen thuộc.
- Giọng thơ da diết, khắc khoải trong nỗi nhớ.

c. Ý nghĩa văn bản
Bài thơ là tiếng lòng da diết đối với cuộc sống bên ngồi của người chiến sĩ cộng sản. Nỗi nhớ ấy thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.​

Xem thêm
Các bài soạn Ngữ văn, bài văn hay, đề thi Ngữ văn 11 tại đây.
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa
bài soạn nhớ đồng nhớ đồng đọc thêm bố cục bài thơ nhớ đồng nhớ đồng hoàn cảnh sáng tác nội dung bài nhớ đồng soạn văn nhớ đồng ý nghĩa bài thơ nhớ đồng
580
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top