Đề: Viết đoạn văn 200 chữ nêu suy nghĩ của anh/chị về tư tưởng của Yevtushenko trong đoạn thơ sau:
Bàn luận từ đoạn thơ. Ảnh mạng.
Cách làm:
B1: Tìm ra nội dung đoạn thơ đang hướng đến
=> Nội dung bàn luận: Giá trị của mỗi con người
B2: Viết bài
2.1: Mở đoạn (1 câu chủ đề )
- Trên đời này không ai là tẻ nhạt, mỗi con người sinh ra đều là những cá thể mang trong mình những điều kì diệu.
2.2 Thân đoạn:
a, Giải thích đoạn thơ:
- Đoạn thơ thể hiện tư tưởng đề cao vị thế và vai trò của mỗi con người trên cuộc đời này.
b. Phân tích:
- Vì có tâm hồn , trí tuệ, có đời sống nội tâm nên chẳng con người nào là tẻ nhạt.
- Bất kể con người nào cũng có tình yêu, có khả năng rung động trước mọi vẻ đẹp của cuộc sống và có cả những khát khao chiếm lĩnh sự sáng tạo, được tận hưởng cuộc sống.
- Những tố chất ấy như những hạt mầm quý giá chờ người săn sóc để đến ngày nảy mầm, tô điểm cho khu vườn trần thế.
- Mỗi cá nhân đều là một giá trị, không gì có thể thay thế, là một phần tất yếu của nhân loại.
c. Dẫn chứng:
Quả thật, lịch sử nhân loại không chỉ được tạo nên bởi những người ưu tú mà còn là sự đóng góp của những người bình thường khác. Bởi lẽ, tâm hồn của mỗi cá nhân đều chứa đựng những vui buồn của cuộc sống. Soi vào số phận mỗi con người ta bắt gặp sự thật của thời đại là cách những nhà văn nhà thơ hiện thực như Nam Cao, Huy Cận, Vũ Trọng Phụng dệt nên những thi phẩm bất tử.
d. Bàn luận cao:
- Cho nên, thật có lí khi nói “Mỗi số phận chứa một phần lịch sử”. Vậy vì sao không hành tinh nào có thể sánh với con người? Đó là bởi lẽ mỗi hành tinh , dù có bí ẩn, kì vĩ đến đâu cũng là vật vô tri, không thể sánh với sự linh diệu của con người – những thực thể có tư duy, có tâm hồn và khát vọng sống.
e. Khẳng định tư tưởng:
- Tư tưởng của Yevtushenko mang tính nhân văn cao đẹp. Nó thể hiện niềm tin của ông về giá trị và vị thế của con người. Từ đó ta có thêm cái nhìn đúng đắn về con người, giúp ta tự tin hơn vào chính bản thân mình. Có thể ta không có khả năng phát minh sáng tạo như những vĩ nhân nhưng ta có thể sống đầy đủ ý nghĩa, có thể trở thành một người hữu ích với cộng đồng.
B3. Kết đoạn:
Với nhận thức “Chẳng có ai tẻ nhạt mãi trên đời”, mỗi người có thể đánh thức tiềm năng của bản thân để có thể làm nên những điều kì diệu.
“Chẳng có ai tẻ nhạt mãi trên đời
Mỗi số phận chứa một phần lịch sử
Mỗi số phận rất riêng, dù rất nhỏ
Chắc hành tinh nào đã sánh nổi đâu”.
Bàn luận từ đoạn thơ. Ảnh mạng.
B1: Tìm ra nội dung đoạn thơ đang hướng đến
=> Nội dung bàn luận: Giá trị của mỗi con người
B2: Viết bài
2.1: Mở đoạn (1 câu chủ đề )
- Trên đời này không ai là tẻ nhạt, mỗi con người sinh ra đều là những cá thể mang trong mình những điều kì diệu.
2.2 Thân đoạn:
a, Giải thích đoạn thơ:
- Đoạn thơ thể hiện tư tưởng đề cao vị thế và vai trò của mỗi con người trên cuộc đời này.
b. Phân tích:
- Vì có tâm hồn , trí tuệ, có đời sống nội tâm nên chẳng con người nào là tẻ nhạt.
- Bất kể con người nào cũng có tình yêu, có khả năng rung động trước mọi vẻ đẹp của cuộc sống và có cả những khát khao chiếm lĩnh sự sáng tạo, được tận hưởng cuộc sống.
- Những tố chất ấy như những hạt mầm quý giá chờ người săn sóc để đến ngày nảy mầm, tô điểm cho khu vườn trần thế.
- Mỗi cá nhân đều là một giá trị, không gì có thể thay thế, là một phần tất yếu của nhân loại.
c. Dẫn chứng:
Quả thật, lịch sử nhân loại không chỉ được tạo nên bởi những người ưu tú mà còn là sự đóng góp của những người bình thường khác. Bởi lẽ, tâm hồn của mỗi cá nhân đều chứa đựng những vui buồn của cuộc sống. Soi vào số phận mỗi con người ta bắt gặp sự thật của thời đại là cách những nhà văn nhà thơ hiện thực như Nam Cao, Huy Cận, Vũ Trọng Phụng dệt nên những thi phẩm bất tử.
d. Bàn luận cao:
- Cho nên, thật có lí khi nói “Mỗi số phận chứa một phần lịch sử”. Vậy vì sao không hành tinh nào có thể sánh với con người? Đó là bởi lẽ mỗi hành tinh , dù có bí ẩn, kì vĩ đến đâu cũng là vật vô tri, không thể sánh với sự linh diệu của con người – những thực thể có tư duy, có tâm hồn và khát vọng sống.
e. Khẳng định tư tưởng:
- Tư tưởng của Yevtushenko mang tính nhân văn cao đẹp. Nó thể hiện niềm tin của ông về giá trị và vị thế của con người. Từ đó ta có thêm cái nhìn đúng đắn về con người, giúp ta tự tin hơn vào chính bản thân mình. Có thể ta không có khả năng phát minh sáng tạo như những vĩ nhân nhưng ta có thể sống đầy đủ ý nghĩa, có thể trở thành một người hữu ích với cộng đồng.
B3. Kết đoạn:
Với nhận thức “Chẳng có ai tẻ nhạt mãi trên đời”, mỗi người có thể đánh thức tiềm năng của bản thân để có thể làm nên những điều kì diệu.