Hướng dẫn Ôn tập các biện pháp tu từ

Hướng dẫn  Ôn tập các biện pháp tu từ

*Biện pháp tu từ từ vựng: So sánh, nhân hóa, hoán dụ, ẩn dụ, điệp ngữ, liệt kê, nói quá, nói giảm nói tránh, chơi chữ.

* Biện pháp tu từ cú pháp: Đối, đảo ngữ, lặp cấu trúc, chêm xem, câu hỏi tu từ.


Xanh dương và Xanh mòng két Màu chuyển tiếp Công nghệ và Chơi trò chơi Dịch vụ Trang web (18).png


I. LÍ THUYẾT

1. Biện pháp tu từ từ vựng

a. Chơi chữ


- Khái niệm: Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước… làm câu văn hấp dẫn và thú vị hơn.
- Ví dụ: Sử dụng từ đồng âm “quốc quốc”, “gia gia” để làm biện pháp nghệ thuật chơi chữ.

“Nhớ nước thương lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”
(Bà Huyện Thanh Quan)

b. Nói quá

- Khái niệm: Diễn đạt mức độ, quy mô, tính chất lớn hơn sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng tính biểu cảm.
- Ví dụ:

“Chồng người đánh Bắc dẹp Đông
Chồng em uốn ngối gánh hai hạt vừng”

Ca dao châm biếm này muốn nói đến sự bất tài, vô dụng của người chồng.

c. Nói giảm, nói tránh

-
Khái niệm: Là dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển, tránh gây cảm giác phản cảm, thô tục hay thiếu lịch sự.
- Ví dụ: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”

d. Liệt kê

- Khái niệm: Liệt kê là đưa ra hàng loạt các sự vật, sự việc, hiện tượng nối tiếp nhau nhằm diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.
- Ví dụ:

Khôngkính, rồi xe khôngđèn
Không
mui xe, thùng xe có xước

Liệt kê: Không kính, không đèn, không mui xe, thùng xe có xước

e. Điệp ngữ

- Khái niệm: Là biện pháp lặp lại từ ngữ; mục đích là nhấn mạnh tính chất, sự vật, hiện tượng là con người.
- Ví dụ:

“Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thằng”

g. Hoán dụ

- Khái niệm: Là gọi tên các sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét gần gũi với nó.

- Có 4 kiểu hoán dụ:

+ Lấy bộ phận để chỉ toàn thể.
+ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật.
+ Lấy cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng.

- Ví dụ 1:

“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim

Người lính Tình yêu

(Lấy bộ phận để chỉ cái toàn thể)(Lấy cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng)

h. Ẩn dụ

- Khái niệm: Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.
- Có 4 kiểu ẩn dụ:

+ Ẩn dụ hình thức
+ Ẩn dụ cách thức
+ Ẩn dụ phẩm chất
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

- Ví dụ:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” (Ẩn dụ phẩm chất)

i. Nhân hóa

- Khái niệm: Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng những từ ngữ được sử dụng cho con người.
- Ví dụ:

“Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”

“Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”


k. So sánh

- Khái niệm: Đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác.

- Dấu hiệu nhận biết: ‘như”

- Ví dụ:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa”

-> Mặt trời như quả cầu lửa chìm dần xuống biển.

II. Thực hành phân tích một khổ thơ

1.Phương pháp

- Phát hiện các biện pháp tu từ (Từ vựng, cú pháp)
- Từ ngữ sử dụng:

+ Từ loại (Danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ, tình thái từ, thán từ, số từ, trợ từ…)
+ Loại từ (từ ghép, từ láy -> Những từ đắt giá)

Ví dụ: “Võng mắc chông chênh đường xe chạy”

– Nhịp điệu, giọng thơ

*Câu chung chung: Hình ảnh (x) đơn giản, mộc mạc, giản dị
“Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá”

-> Hình ảnh “anh” và “tôi”; “rách vai” và “mảnh vá” là hình ảnh đơn giản, mộc mạc, giản dị và nó gây ra sự khó khăn, thiếu thốn của người lính.

2. Bài tập vận dụng

“Không có kính, không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”

Câu 1: Điệp từ “không”
Câu 2:

- Điệp từ “bom”
- Sử dụng động từ mạnh: “giật”, “rung”

Câu 3:
- Đảo ngữ và từ láy “Ung dung”
Câu 4: Điệp từ “nhìn”

Bài tập về nhà: Từ phần phát hiện ra các giá trị nghệ thuật hãy phân tích nội dung của khổ thơ trên. (Trước 17h, thứ 4 tuần sau gửi bài)

2. Biện pháp tu từ cú pháp

a. Đảo ngữ


- Khái niệm: Đảo ngữ là đảo trật tự cú pháp của câu.

- Cấu trúc câu bình thường: CN (danh từ, cụm danh từ) – VN (tính từ, động từ)

- Ví dụ 1:

Ung dung buồng lái ta ngồi”

- Ví dụ 2:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc”

b. Lặp cấu trúc

- Khái niệm: Cấu trúc được lặp đi lặp lại như một điệp khúc
- Ví dụ:

“Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao”

c. Phép đối

- Khái niệm:
Phép đối là cách sắp xếp các loại từ ngữ, cụm từ, hình ảnh, các thành phần câu, vế câu song song, cân đối trong lời nói nhằm tạo hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau trong diễn đạt nhằm thể hiện một ý nghĩa nào đó.
- Ví dụ 1:

“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ

- Ví dụ 2:

Áo anh rách vai

Quần
tôi có vài mảnh vá

d. Chêm xem

- Khái niệm: Xen lẫn những ý chính là những ý phụ để bổ sung cho cái ý chính đó.
- Ví dụ:

“Mùa xuân – ta xin hát
Khúc Nam ai, Nam bình”

e. Câu hỏi tu từ

- Khái niệm: Là đặt ra câu hỏi nhưng không yêu cầu câu trả lời nhằm nhấn mạnh một ý nghĩa khác.
- Ví dụ:


“Buồn trông ngọn nước mới xa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?

- Dấu hiệu nhận biết: từ để hỏi và dấu?
 
Từ khóa Từ khóa
biện pháp tu từ các biện pháp tu từ ôn tập các biện pháp tu từ
  • Like
Reactions: Hoa Phù Sa
548
1
0
Trả lời

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.