Hướng dẫn Ôn tập văn bản: Bàn về đọc sách ( Chu Quang Tiềm)

Hướng dẫn  Ôn tập văn bản: Bàn về đọc sách ( Chu Quang Tiềm)

Trong cuộc sống của chúng ta, nếu con người muốn thành công trong công việc, mở rộng tầm hiểu biết của mình thì phải không ngừng nỗ lực học tập, lao động và sáng tạo. Một trong những cách chúng ta nên lựa chọn đó là đọc sách. Đọc sách chẳng những mang lại sự hiểu biết cho chúng ta mà còn giúp bản thân chúng ta thư giãn và tìm kiếm những phút giây được phiêu lưu vào thế giới của nhiều thế kỉ qua. " Bàn về đọc sách " của Chu Quang Tiềm đã trình bày một cách xác đáng về sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách đúng, hiệu quả.

I, Kiến thức cơ bản
1. Tác giả

- Ông là nhà Mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.
- Ông đã có nhiều bài viết bàn về đọc sách. Bài viết này là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời tâm huyết của người đi trước truyền cho thế hệ đi sau.
2, Văn bản
a) Xuất xứ: Văn bản trích trong cuốn “ Danh nhân Trung Quốc” bàn về niêm vui nỗi buồn của việc đọc sách”- Bắc Kinh, 1995
- Đây là một bài văn tiêu biểu, giàu sức thuyết phục, một bài văn nghị luận sâu sắc – kiểu văn bản nghị luận.
b) Phương thức biểu dạt: Nghị luận
c) Bố cục: ba phần
- Phần 1: Từ đầu đến “ nhằm phát hiện thế giới mới”: Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách
- Phần 2: Tiếp theo đến “ tự tiêu hao lực lượng”: Những khó khăn và thiên hướng sai lệch của việc đọc sách ngày nay
- Phần ba: Còn lại: bàn về các phương pháp chọn sách và đọc sách
c) Nghệ thuật và nội dung
- Nghệ thuật:

+ Bố cục chặt chẽ, hợp lí, ý kiến dẫn dắt tự nhiên
+ Cách viết giàu hình ảnh, ví von, cụ thể, sinh động
- Nội dung: Bài viết của tác giả đã nêu ra những ý kiến xác đáng về việc chọn sách và đọc sách, phương pháp đọc sách hiệu qur trong thời đại ngày nay.
II, Đọc – hiểu văn bản
1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của sách.
a. Tầm quan trọng của sách.

- Sách đã ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ được.
- Sách được xem là những cột mốc trên con đường phát triển của học thuật.
- Sách trở thành kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm, suy ngẫm.
b. Ý nghĩa của việc đọc sách.
- Đọc sách là con đường tốt nhất đề tích luỹ, nâng cao vốn kiến thức, vươn lên văn hoá học thuật.
- Đọc sách là để kế thừa tri thức nhân loại.
* Tóm lại, sách có tầm quan trọng vô cùng lớn lao trên con đường phát triển của nhân loại nên cần phải đọc sách.
2. Cách lựa chọn sách khi đọc.
a) Khó khăn:
- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu dễ xa vào lối “ăn tươi nuốt sống” chứ không biết nghiền ngẫm.
- Sách nhiều khiến người đọc khó lựa chọn, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn sách vô tội => Lập luận bằng những cách liệt kê và so sánh.
b) Cách chọn sách:
- Phải chọn cho tinh đọc kĩ những quyển thực sự có giá trị, có lợi.
- Đọc kĩ các cuốn sách thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình.
- Cũng phải thường xuyên đọc sách thưởng thức và sách ở lĩnh vực gần gũi, kế cận với chuyên môn của mình =>Lập luận = cách đưa chứng và so sánh.
(Ví dụ chính trị học thì phải liên quan đến lịch sử, kinh tế, pháp luật, triết học, tâm lí, ngoại giao, quân sự,....không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn)
(HS bày tỏ).
=> Chứng tỏ ông là người từng trải , giàu kinh nghiệm, giàu sức sống.
3. Phương pháp đọc sách.
- Đọc không cần nhiều, quan trọng là đọc cho kĩ, vừa đọc vừa suy ngẫm tích luỹ tưởng tượng.
- Khẳng định: Không nên đọc tràn lan, theo kiểu hứng thú cá nhân mà cần đọc có kế hoạch và có hệ thống.
(Đọc sách còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người.)
III, Luyện tập
Đề bài1 :
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“ Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ láy một quyển mà đọc mười lần.”
1. Nêu chủ đề của văn bản “ Bàn về đọc sách”. Đoạn trích trên đề cập đến khía cạnh nào của chủ đề?
2. Vì sao tác giả cho rằng: “ Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ”
3. Viết đoạn văn khoảng ½ trang giấy thi, trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng học sinh thích đọc truyện tranh.
Gợi ý:
1.

- Bàn về sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Đoạn văn đề cập đến phương pháp đọc sách( cách đọc sách)
2. Câu “ Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.” , tác giả cho rằng như thế vì: Nếu không chọn cho tinh, dễ bị chạy theo số lượng, đọc mà không hiểu được bao nhiêu, đồng thời lãng phí thời gian và sức lực.
Đọc ít mà đọc kĩ thì sẽ tập hợp thành “ nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm, tích lũy kiến thức..” Từ đó học vấn mới được nâng cao.
3.
Truyện tranh là một thể loại rất được tuổi teen yêu thích. Truyện tranh hấp dẫn từ trẻ em đến người lớn tuổi. Nhưng thu hút nhất có lẽ là lứa tuổi teen. Vậy điều gì đã tạo nên sức hấp dẫn đó? Tuổi teen là lứa tuổi mới lớn, tò mò, thích tìm hiểu và khám phá nhưng suy nghĩ vẫn còn chưa chín chắn.. Đặc điểm của truyện tranh với những hình vẽ rất sinh động, bắt mắt làm khơi gợi trí tò mò và tưởng tượng của người đọc. Các nhân vật trong truyện rất đa dạng qua nét vẽ của tác giả rất ấn tượng, câu chuyện với lời thoại ngắn gọn nên dễ tiếp thu. Nội dung lẫn bối cảnh của câu chuyện đến từ rất nhiều lĩnh vực: lịch sử, văn hóa, hội họa, khoa học, âm nhạc, ẩm thực…Truyện tranh có tác dụng giải trí, giúp giải tỏa những căng thẳng sau giờ học mệt mỏi. Những bài học từ truyện tranh về tình yêu thương con người, lòng yêu chính nghĩa và những kiến thức khác về lịch sử, văn hóa. Giúp bồi bổ khả năng quan sát và trí tưởng tượng. Tuy nhiên, có rất nhiều truyện tranh không trong sáng. Những truyện chứa nhiều hình ảnh bạo lực,..khiến tuổi teen dễ bị ảnh và bắt chước theo. Ngôn ngữ truyện tranh thường ngắn gọn, đơn giản nên có thể khiến người đọc quen với cách nói và cách viết cộc lốc, cụt lủn. Nhiều học sinh quá say mê truyện tranh mà bỏ quên nhiệm vụ học tập. Vì vậy, nhà nước ta cần quan tâm hơn nữa trong việc xem xét chất lượng truyện tranh. Nhà trường và gia đình hướng dẫn cho học sinh biết cách lựa chọn sách lành mạnh và phù hợp với lứa tuổi. Bản thân các bạn tuổi ten cần xác định mục đích của mình khi đọc truyện tranh và tìm kiếm những truyện

Đề bài 2:
Câu 1
: Vấn đề trọng tâm mà tác giả đặt ra trong bài viết là gì ? Để làm nổi bật vấn đề chính, tác giả đã xây dựng bố cục bài viết như thế nào ?
Câu 2 : Việc đọc sách có tầm quan trọng như thế nào ? Nêu ý nghĩa to lớn của việc đọc sách.
Câu 3 : Tại sao tác giả lại khuyên cần phải lựa chọn sách khi đọc ? Như vậy có làm hạn chế sự phong phú về kiến thức hay không ?
Câu 4 : Em có suy nghĩ gì về phương pháp đọc sách mà tác giả nêu ra ra trong bài viết này ?
Gợi ý trả lời:
Câu 1
: Vấn đề cơ bản nhất đặt ra trong bài viết này là tầm quan trọng của viện đọc sách và phương pháp đọc sao cho hiệu quả nhất. Để làm nổi bật vấn đề này , tác giả đã xây dựng bố cục 3 phần :
- Phần 1 (từ đầu đến "nhằm phát hiện thế giới mới") : Tầm quan trọng của việc đọc sách và ý nghĩa của nó.
- Phần 2 (tiếp theo đến "tiêu hao lực lượng") : Những khó khăn, nguy hại thường gặp khi đọc sách.
- Phần 3 (còn lại) : Bàn về phương pháp đọc sách.
Bố cục như trên là chặt chẽ và hợp lí.
Câu 2 :
Tầm quan trọng của việc đọc sách : Sách lưu giữ tinh hoa văn hoá của nhân loại từ trước đến nay, mỗi quyển sách có giá trị là một cột mốc trên con đường phát triển của loài người. Chính vì thế, đọc sách giúp con người mở rộng tầm hiểu biết.
Ý nghĩa của việc đọc sách : Đọc sách là con đường quan trọng để nâng cao tầm hiểu biết, là sự chuẩn bị hành trang để bước vào tương lai một cách vững chắc. Không thể tiến xa nếu không thể tiến xa nếu không nắm được những thành tựu văn hoá của nhân loại, không tiếp thu những thành tựu khoa học mà loài người đã rày công nghiên cứu và đúc rút thành kinh nghiệm từ bao đời nay.
Câu 3 : Đọc sách phải chọn lọc vì nếu không chọn lọc thì sẽ rơi vào các nguy cơ :
- Đọc sách theo kiểu ăn tươi nuốt sống, không tiêu hoá được.
- Khi sách nhiều, nếu không chọn lọc thì lãng phí thời gian, hao phí tiền bạc và sức lực.
Việc lựa chọn sách để đọc không hạn chế kiến thức vì tác giả đã lưu ý "không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn". Bởi vậy, đọc chuyên sâu phải kết hợp với đọc mở rộng.
Câu 4 : Phương pháp đọc mà tác giả đã đưa ra là :
- Không nên đọc lướt mà phải suy nghĩ.
- Không nên đọc tràn lan, gặp gì đọc nấy theo sở thích, hứng thú cá nhân mà phải đọc có kế hoạch, có hệ thống.
- Đọc gắn liền với sự kiên trì nhẫn nại nhằm hiểu biết thông tỏ mọi điều trong sách.
Phương pháp đọc do Chu Quang Tiềm nêu lên hết sức hợp lí. Nó chứng tỏ kinh nghiệm của một học giả giàu kinh nghiệm, sâu sắc.

Đề bài: Từ văn bản “ Bàn về đọc sách” em có suy nghĩ gì về hiện tượng đọc sách của học sinh ngày nay.
Dàn bài tham khảo:
1, Mở bài:

Sách ra đời từ lâu và đem lại nhiều lợi ích cho con người. Trong văn bản “ Bàn về đọc sách”, Chu Quang Tiềm từng nhận định: “ Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách. Nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn”. Vậy mà ngày nay, việc đọc sách không còn được chuộng cho lắm, nhất là giới trẻ mà dư luận xã hội đã gióng tiếng chuông báo động.
2, Thân bài
a) Giải thích: Sách ghi chép lại những kiến thức của nhân loại tích lũy hàng ngàn năm nay. Theo đà phát triển của xã hội, chất liệu làm ra sách bắt đầu từ da thuộc, tre nứa, giấy đến ngày nay có hiện diện của sách điện tử. Còn học vấn là sự tiếp thu, học hỏi tích lũy kiến thức. Chúng ta có thể học tập từ thày cô, bạn bè, thực tế cuộc sống nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn. Từ những nền tảng tri thức có sẵn trong sách, con người sẽ kế thừa và sáng tạo, phát minh thêm tri thức mới góp phần cho cuộc sống ngày càng văn minh hiện đại, không có sách, con người sẽ lạc hậu, trở về điểm xuất phát. Nhất là học sinh, dọc sách sẽ giúp việc học tập thêm nâng cao, mở rộng hơn, bồi đắp tâm hồn, nhân cách qua những quyển sách mang đậm tính nhân văn.
b) Trình bày hiện tượng đọc sách của học sinh ngày nay.
Trong tình trạng bùng nổ công nghệ thông tin với những phương tiện truyền thông hiện đại ngày nay thì học sinh càng xa rời việc đọc sách. Từ trong nhà đến công viên, quán nước, bến đợi xe buýt, trên đường đi, ta dễ bắt gặp hình ảnh bạn trẻ cầm điện thoại di động, ipad, laptop tìm kiếm thông tin trên các mạng xã hội như Facebook, zingme, Twitter với những mẫu tin ngắn ma tác giả cũng không rõ nguồn gốc…Nếu có đọc sách thì chỉ đọc theo ngẫu hứng, phong trào rộ lên một thời, đọc qua loa, không chuyên sâu. Ở nhà, giờ đây giá sách cũng không phải là vật quí trong phòng học, mà thay vào đó là bộ máy tính là chủ yếu những sách văn mẫu, sách giải bài tập…nhằm đáp ứng nhanh cho yêu cầu thi cử, bài làm, có nhiều bạn đã học trung học cơ sở mà còn ngại đọc sách , chỉ thích đọc truyện tranh, kể cả truyện khoa học bằng tranh.
c. Phân tích nguyên nhân, tác hại
Việc không đọc sách sẽ gây nhiều tác hại lớn. Không đọc sách, kiến thức ta sẽ không sâu rộng. Mỗi khi có việc cần làm thì lên mạng tra cứu vừa mất thời gian vừa không có tài liệu chuyên sâu. Những quyển sách có gí trị lâu dài ít ai đưa lên mạng miến phí, nhất là những công trình khoa học tự nhiên, xã hội. Không đọc sách ta sẽ mất đi nguồn vốn từ tích lũy được từ sách, không học tập được những lời hay ý đẹp và ta sẽ gặp nhiều khó khăn trong diễn đạt ngôn từ.
Còn đọc sách qua loa, cốt chỉ để cho người ta biết mình có đọc thì chỉ tốn công sức, thời gian, tiền bạc giống như cưỡi ngựa xem hoa, thật đáng phê phán.
d. Biện pháp
Để đọc sách có hiệu quả, chúng ta cần chọn cho tinh,đọc cho kĩ. Đọc những quyển sách có giá trị, bồi dưỡng kiến thức nhân cách. Đọc ít nhưng phải đọc kĩ, ta phải có suy ngẫm, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu…thì mới thấu đáo nội dung của sách và mới nhớ lâu. Những điều hay có trong sách ta cần ghi chép lại để học tập cách diễn đạt. Ta cần đọc sách thường thức kết hợp với sách chuyên sâu, theo sở thích. Sách thường rất quan trọng, ứng dụng thực tiễn nhiều trọng mọi lĩnh vực. Đọc sách phải có kế hoạch liên tục, suốt đời thì mới thấy được lợi ích của việc đọc sách.

3, Kết bài: Từ hiện tượng học sinh không có thói quen đọc sách hay đọc sách qua lo, ta càng thấy lời khuyên của Chu Quang Tiềm thật đúng đắn. Hãy tập thói quen đọc sách, từ đọc ít đến đọc nhiều, đọc đều đặn, thường xuyên, học sinh chúng ta sẽ nhận được điều kì diệu của sách để từ đó nuôi dưỡng ươm mầm niềm đạm mê đọc sách như Gorki có nói “ Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống"
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa Từ khóa
bàn về đọc sách chu quang tiềm sách là tri thức
4K
0
0
Trả lời

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.