Bức tranh đêm trăng, bức tranh ngày mưa hay bức tranh lúc bình minh là những ý chính cần phân tích khi tìm hiểu bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ.
Bốn bức tranh là bốn câu hỏi tu từ, là bốn nỗi nhớ nhung, tiếc nuối là 4 thời đại anh hùng của chúa sơn lầm. Nhưng đó còn là bốn nổi đau đớn khôn nguôi. Điệp ngữ “nào đâu, đâu” cứ khắc khoải cứ dồn nén, cứ du dương như những khúc nhạc của đại ngàn đang vẫy gọi.
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ
1. Bức tranh đêm trăng và sự say sưa của chúa sơn lâm
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng, thì bức tranh đầu tiên xuất hiện chính là hình ảnh hổ trong đêm trăng thơ mộng:
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?”
Cảnh đêm trăng hiện hữu trong không gian tràn đầy màu sắc ánh vàng của vầng trăng trên cao đang soi chiếu khắp nhân gian. Đặc biệt khung cảnh khi có sự xuất hiện của dòng suối với tiếng chảy róc rách lại càng trở nên sinh động, tươi mát. Trước cảnh ấy con hổ đứng bên bờ ngắm nhìn trong trạng thái say mồi, sảng khoái thưởng thức dòng suối mát trong.
Có lẽ cái làm cho hổ kia phải say không chỉ đơn thuần bởi miếng mồi ngon mà còn là cái say trước sự lung linh, kì ảo của khung cảnh đang hiện hữu trước mắt. Hổ say mồi nhưng càng thỏa mãn hơn khi được uống vào những hớp nước có sự soi vàng của bóng trăng. Bao nhiêu nét gân guốc, dữ tợn của chúa tể vùng sơn lâm nhờ có cảnh đẹp hình như cũng trở nên mềm mại, bình thản hơn để có thể hòa vào cảnh vật. Tìm hiểu bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng, ta thấy tất cả những điều trên đã tạo nên sự thơ mộng, kì ảo của một bức tranh có sự hài hòa của cả cảnh và vật.
Cảnh có đẹp, có thơ mộng và diệu kì đến nhường nào, hổ có bao lần được hòa mình vào “những đêm vàng bên bờ suối” để “say mồi đứng uống ánh trăng tan”, nhưng thực tại những giây phút sảng khoái cũng chỉ còn trong trí nhớ. Sự “say mồi” đầy thỏa mãn hay tư thế “đứng uống” chễm chệ trong những đêm tự do ấy nay đã lùi xa vào quá khứ nhưng với hổ thì những kỉ niệm và cảm giác ngây ngất ấy vẫn hiển hiện rất rõ rệt như chỉ mới diễn ra ngày hôm qua. Câu hỏi tu từ như xoáy mãi vào tâm can của chúa sơn lâm, tất cả đã trở thành quá khứ. Hai câu thơ như dáng dấp của một nhà thi sĩ đang ngắm nghĩa cái khung cảnh thiên nhiên thơ mông trữ tình.
2. Bức tranh ngày mưa và sự điềm nhiên của chúa sơn lâm
Ở bức tranh thứ hai, tác giả lại dùng ngôn từ của mình vẫn để thể hiện hình ảnh trung tâm là con hổ trên phông nền của khung cảnh ngày mưa:
“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?”
Chúa sơn lâm lúc này đã không còn say sưa bên dòng suối mát lành và miếng mồi hấp dẫn như trong bức tranh trước đó. Trong khung cảnh “những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn” của núi rừng, thiên nhiên dường như cũng trở nên dữ dội, mịt mù. Mưa giăng khắp lối khiến cho vạn vật cũng rung chuyển theo. Ấy thế mà vị chúa tể của ta vẫn không hề có một chút nao núng trước những sự gào thét dữ dội của thiên nhiên và sự ngả nghiêng của vạn vật.
Hổ vẫn hiên ngang, điềm tĩnh, bệ vệ trước cảnh ấy để thu vào trong mắt tất cả những chuyển biến của đất trời. Mưa gió càng tác động lên tất cả mọi thứ mạnh mẽ, đáng sợ bao nhiêu thì hổ ta vẫn giữ một thái độ của một bậc vương giả. Khi phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng, ta thấy trên hết, hổ còn xem việc “những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn” trên thực chất là sự tác động để “giang sơn ta đổi mới”. Thế nên, trong trạng thái “lặng ngắm” kia, hổ thực chất đang đứng ở tư thế làm chủ vạn vật.
Con hổ trong những ngày mưa to gió lớn chốn rừng thiêng vẫn giữ phong thái điềm nhiên, tĩnh tại ấy lại chỉ là một hình ảnh của thời đã qua. Hổ giờ đây bị giam hãm trong chốn ngục tù, dù có râm mát, dù không bị tắm ướt bởi mưa nhưng đó chưa bao giờ là điều nó mong muốn. Ngày trước khi còn tự do giữa núi rừng đất trời và có lúc phải đón những cơn mưa rừng xối xả, dữ dội nhưng chúa sơn lâm chưa bao giờ phiền lòng vì điều đó. Ngược lại, trong cảnh mưa tuôn mịt mờ ấy, nó lại càng cảm thấy bản thân mạnh mẽ và oai hùng. Nói cách khác, thiên nhiên có thách thức như thế nào, hổ vẫn giữ được bản lĩnh của riêng mình. Khi bị giam cầm, bản lĩnh ấy vẫn còn và chỉ tiếc là nó lại không được thể hiện như trong chính nơi nó cần thuộc về. Nhưng tất cả cũng chỉ là quá khứ mà thôi. Con hổ đang tự hỏi mình hay nó đang nhớ nhung, tiếc nuối? Ở bức tranh thứ hai, hổ như một nhà hiền triết đang say mê ngắm giang sơn hùng vĩ của mình.
3. Bức tranh bình minh và sự uy nghi của chúa sơn lâm
Ở câu thơ thứ ba, thứ tư của đoạn thơ, tác giả đã giúp cho ta nhìn thấy sự tươi mới, rộn ràng của khung cảnh đất trời trong khoảnh khắc của ngày mới:
“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?”
Ngày mưa qua đi như làm cho bầu trời buổi sớm thêm phần trong trẻo, tươi sáng. Trong khung cảnh ấy, cây cối sau khi được tắm mát trong những trận mưa rừng đã đầy lại được gội mình trong nắng mới nên càng trở nên tươi tắn và tràn đầy sức sống. Góp vào sức sống bừng lên trên từng nhánh cây ngọn cỏ ấy là tiếng reo ca rộn rã của bầy chim rừng. Trong khung cảnh ấy, hổ xuất hiện trong giấc ngủ, nhưng lại là giấc ngủ “tưng bừng”.
Nếu trong đêm khi tất cả mọi vật đều sâu giấc thì hổ thức để say sưa cùng vũ trụ, những ngày mưa ai ai cũng tìm nơi ẩn trú thì hổ “lặng ngắm giang sơn” và giờ đây khi bình minh ló dạng thì hổ chìm vào giấc ngủ. Đặc biệt, vị chúa sơn lâm lại còn được dỗ giấc bằng không khí mát mẻ và cả những âm thanh tươi vui của vạn vật.
Có thể thấy, khi sống trong môi trường của mình, hổ rất đỗi tự do vì có thể tự ý làm những điều mình muốn. Nó luôn đứng ở vị thế chế ngự đầy uy nghi và có thể chi phối kẻ khác chứ không bao giờ chịu phụ thuộc. Hình ảnh hổ lúc đó khác hẳn với tình cảnh bây giờ: không chỉ “làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi” mà còn phải “chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi”, “với cặp báo chuồng bên vô tư lự”. Ở đây, ta thấy hổ như một bậc đế vương được hàng ngàn loài chim ru ngủ.
4. Bức tranh về chiều cùng màu sắc của sự bi tráng
Bình minh qua, ngày tàn là thời khắc hoàng hôn gõ cửa. Bức tranh thứ tư của bài chính là diễn tả thời khắc ấy của cảnh rừng. Đây là bức tranh cuối cùng nhưng có thể gây được ấn tượng mạnh mẽ nhất:
“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”
Cảnh tượng hiện lên thật dữ dội trong hình ảnh “chiều lênh láng máu sau rừng”. Gam màu nóng trở thành gam màu chủ đạo của bức tranh. Đó có thể là màu của máu đỏ cũng có thể là màu của ánh sáng mặt trời. Nếu như ban ngày, mặt trời làm nhiệm vụ soi tỏa ánh sáng xuống nhân gian, sự sống của vạn vật cũng nương theo ánh sáng ấy mà vận hành thì đến khi mặt trời khuất bóng thì vạn vật cũng lấy khoảng thời gian mặt trời lặn xuống ấy để ngưng mọi hoạt động mà nghỉ ngơi. Thế nhưng, vị chúa tể lại đang chờ đón khoảnh khắc “chết mảnh mặt trời gay gắt” ấy để:
“Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?”
“Bí mật” ấy phải chăng chính là quyền lực từ tay vũ trụ. Hổ muốn chớp lấy cơ hội để đoạt được quyền lực ấy mà chế ngự hoàn toàn thế giới của nó.
Khát khao tuy to lớn, khung cảnh trong bốn bức tranh tuy hùng vĩ, nguy nga nhưng chỉ là những hình ảnh thuộc về dĩ vãng, dù có lúc hiển hiện rõ rệt nhưng kèm theo đó chỉ là nỗi nhớ da diết tới đau đớn của con hổ. Các điệp ngữ “nào đâu”, “đâu những” cùng hàng loạt các câu hỏi tu từ đã có vai trò diễn tả rất sâu sắc sự nhớ tiếc của con hổ đối với những gì nó đã trải qua.
Thời oanh liệt của những ngày xưa cũ được tung hoành ngang dọc thực chất đã khép lại và có khi không bao giờ trở về. Với vị chúa tể, sau tất cả có lẽ còn lại chỉ là một tiếng than u uất không có sự đáp hồi:
“- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”
Đó là lời than của con hổ, là nỗi niềm của nhà thơ nhưng thực chất cũng là tiếng lòng, tâm trạng chung của những con người phải sống trong sự kìm kẹp, giam hãm. Đối với thời buổi người dân Việt Nam phải sống cảnh nô lệ, bài thơ của Thế Lữ đã thay họ thể hiện niềm tiếc nuối về những chiến công vẻ vang chống giặc ngoại xâm của một thời oanh liệt của dân tộc mình. Đó có lẽ lí do khiến bài thơ được đón nhận rất nồng hậu, say sưa ngay từ khi ra đời.
Kết bài: Những câu thơ khắc họa bốn bức tranh về thiên nhiên núi rừng và sự hiện hữu của chúa tể sơn lâm thực sự là những dòng tuyệt bút của bài thơ “Nhớ rừng”. Thông qua việc sử dụng điệp ngữ, câu hỏi tu từ và hàng loạt các hình ảnh gợi màu sắc, đường nét của cảnh vật thiên nhiên, Thế Lữ không chỉ làm xuất hiện trước mắt người đọc tuyệt phẩm diễn tả sự kì vĩ, hùng tráng của chốn rừng thiêng mà còn làm bộc lộ tâm sự, nỗi niềm của chúa tể sơn lâm. Đó cũng chính là tâm sự, nỗi niềm chung của con người thời đại…
Bốn bức tranh là bốn câu hỏi tu từ, là bốn nỗi nhớ nhung, tiếc nuối là 4 thời đại anh hùng của chúa sơn lầm. Nhưng đó còn là bốn nổi đau đớn khôn nguôi. Điệp ngữ “nào đâu, đâu” cứ khắc khoải cứ dồn nén, cứ du dương như những khúc nhạc của đại ngàn đang vẫy gọi.
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ
1. Bức tranh đêm trăng và sự say sưa của chúa sơn lâm
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng, thì bức tranh đầu tiên xuất hiện chính là hình ảnh hổ trong đêm trăng thơ mộng:
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?”
Cảnh đêm trăng hiện hữu trong không gian tràn đầy màu sắc ánh vàng của vầng trăng trên cao đang soi chiếu khắp nhân gian. Đặc biệt khung cảnh khi có sự xuất hiện của dòng suối với tiếng chảy róc rách lại càng trở nên sinh động, tươi mát. Trước cảnh ấy con hổ đứng bên bờ ngắm nhìn trong trạng thái say mồi, sảng khoái thưởng thức dòng suối mát trong.
Có lẽ cái làm cho hổ kia phải say không chỉ đơn thuần bởi miếng mồi ngon mà còn là cái say trước sự lung linh, kì ảo của khung cảnh đang hiện hữu trước mắt. Hổ say mồi nhưng càng thỏa mãn hơn khi được uống vào những hớp nước có sự soi vàng của bóng trăng. Bao nhiêu nét gân guốc, dữ tợn của chúa tể vùng sơn lâm nhờ có cảnh đẹp hình như cũng trở nên mềm mại, bình thản hơn để có thể hòa vào cảnh vật. Tìm hiểu bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng, ta thấy tất cả những điều trên đã tạo nên sự thơ mộng, kì ảo của một bức tranh có sự hài hòa của cả cảnh và vật.
Cảnh có đẹp, có thơ mộng và diệu kì đến nhường nào, hổ có bao lần được hòa mình vào “những đêm vàng bên bờ suối” để “say mồi đứng uống ánh trăng tan”, nhưng thực tại những giây phút sảng khoái cũng chỉ còn trong trí nhớ. Sự “say mồi” đầy thỏa mãn hay tư thế “đứng uống” chễm chệ trong những đêm tự do ấy nay đã lùi xa vào quá khứ nhưng với hổ thì những kỉ niệm và cảm giác ngây ngất ấy vẫn hiển hiện rất rõ rệt như chỉ mới diễn ra ngày hôm qua. Câu hỏi tu từ như xoáy mãi vào tâm can của chúa sơn lâm, tất cả đã trở thành quá khứ. Hai câu thơ như dáng dấp của một nhà thi sĩ đang ngắm nghĩa cái khung cảnh thiên nhiên thơ mông trữ tình.
2. Bức tranh ngày mưa và sự điềm nhiên của chúa sơn lâm
Ở bức tranh thứ hai, tác giả lại dùng ngôn từ của mình vẫn để thể hiện hình ảnh trung tâm là con hổ trên phông nền của khung cảnh ngày mưa:
“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?”
Chúa sơn lâm lúc này đã không còn say sưa bên dòng suối mát lành và miếng mồi hấp dẫn như trong bức tranh trước đó. Trong khung cảnh “những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn” của núi rừng, thiên nhiên dường như cũng trở nên dữ dội, mịt mù. Mưa giăng khắp lối khiến cho vạn vật cũng rung chuyển theo. Ấy thế mà vị chúa tể của ta vẫn không hề có một chút nao núng trước những sự gào thét dữ dội của thiên nhiên và sự ngả nghiêng của vạn vật.
Hổ vẫn hiên ngang, điềm tĩnh, bệ vệ trước cảnh ấy để thu vào trong mắt tất cả những chuyển biến của đất trời. Mưa gió càng tác động lên tất cả mọi thứ mạnh mẽ, đáng sợ bao nhiêu thì hổ ta vẫn giữ một thái độ của một bậc vương giả. Khi phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng, ta thấy trên hết, hổ còn xem việc “những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn” trên thực chất là sự tác động để “giang sơn ta đổi mới”. Thế nên, trong trạng thái “lặng ngắm” kia, hổ thực chất đang đứng ở tư thế làm chủ vạn vật.
Con hổ trong những ngày mưa to gió lớn chốn rừng thiêng vẫn giữ phong thái điềm nhiên, tĩnh tại ấy lại chỉ là một hình ảnh của thời đã qua. Hổ giờ đây bị giam hãm trong chốn ngục tù, dù có râm mát, dù không bị tắm ướt bởi mưa nhưng đó chưa bao giờ là điều nó mong muốn. Ngày trước khi còn tự do giữa núi rừng đất trời và có lúc phải đón những cơn mưa rừng xối xả, dữ dội nhưng chúa sơn lâm chưa bao giờ phiền lòng vì điều đó. Ngược lại, trong cảnh mưa tuôn mịt mờ ấy, nó lại càng cảm thấy bản thân mạnh mẽ và oai hùng. Nói cách khác, thiên nhiên có thách thức như thế nào, hổ vẫn giữ được bản lĩnh của riêng mình. Khi bị giam cầm, bản lĩnh ấy vẫn còn và chỉ tiếc là nó lại không được thể hiện như trong chính nơi nó cần thuộc về. Nhưng tất cả cũng chỉ là quá khứ mà thôi. Con hổ đang tự hỏi mình hay nó đang nhớ nhung, tiếc nuối? Ở bức tranh thứ hai, hổ như một nhà hiền triết đang say mê ngắm giang sơn hùng vĩ của mình.
3. Bức tranh bình minh và sự uy nghi của chúa sơn lâm
Ở câu thơ thứ ba, thứ tư của đoạn thơ, tác giả đã giúp cho ta nhìn thấy sự tươi mới, rộn ràng của khung cảnh đất trời trong khoảnh khắc của ngày mới:
“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?”
Ngày mưa qua đi như làm cho bầu trời buổi sớm thêm phần trong trẻo, tươi sáng. Trong khung cảnh ấy, cây cối sau khi được tắm mát trong những trận mưa rừng đã đầy lại được gội mình trong nắng mới nên càng trở nên tươi tắn và tràn đầy sức sống. Góp vào sức sống bừng lên trên từng nhánh cây ngọn cỏ ấy là tiếng reo ca rộn rã của bầy chim rừng. Trong khung cảnh ấy, hổ xuất hiện trong giấc ngủ, nhưng lại là giấc ngủ “tưng bừng”.
Nếu trong đêm khi tất cả mọi vật đều sâu giấc thì hổ thức để say sưa cùng vũ trụ, những ngày mưa ai ai cũng tìm nơi ẩn trú thì hổ “lặng ngắm giang sơn” và giờ đây khi bình minh ló dạng thì hổ chìm vào giấc ngủ. Đặc biệt, vị chúa sơn lâm lại còn được dỗ giấc bằng không khí mát mẻ và cả những âm thanh tươi vui của vạn vật.
Có thể thấy, khi sống trong môi trường của mình, hổ rất đỗi tự do vì có thể tự ý làm những điều mình muốn. Nó luôn đứng ở vị thế chế ngự đầy uy nghi và có thể chi phối kẻ khác chứ không bao giờ chịu phụ thuộc. Hình ảnh hổ lúc đó khác hẳn với tình cảnh bây giờ: không chỉ “làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi” mà còn phải “chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi”, “với cặp báo chuồng bên vô tư lự”. Ở đây, ta thấy hổ như một bậc đế vương được hàng ngàn loài chim ru ngủ.
4. Bức tranh về chiều cùng màu sắc của sự bi tráng
Bình minh qua, ngày tàn là thời khắc hoàng hôn gõ cửa. Bức tranh thứ tư của bài chính là diễn tả thời khắc ấy của cảnh rừng. Đây là bức tranh cuối cùng nhưng có thể gây được ấn tượng mạnh mẽ nhất:
“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”
Cảnh tượng hiện lên thật dữ dội trong hình ảnh “chiều lênh láng máu sau rừng”. Gam màu nóng trở thành gam màu chủ đạo của bức tranh. Đó có thể là màu của máu đỏ cũng có thể là màu của ánh sáng mặt trời. Nếu như ban ngày, mặt trời làm nhiệm vụ soi tỏa ánh sáng xuống nhân gian, sự sống của vạn vật cũng nương theo ánh sáng ấy mà vận hành thì đến khi mặt trời khuất bóng thì vạn vật cũng lấy khoảng thời gian mặt trời lặn xuống ấy để ngưng mọi hoạt động mà nghỉ ngơi. Thế nhưng, vị chúa tể lại đang chờ đón khoảnh khắc “chết mảnh mặt trời gay gắt” ấy để:
“Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?”
“Bí mật” ấy phải chăng chính là quyền lực từ tay vũ trụ. Hổ muốn chớp lấy cơ hội để đoạt được quyền lực ấy mà chế ngự hoàn toàn thế giới của nó.
Khát khao tuy to lớn, khung cảnh trong bốn bức tranh tuy hùng vĩ, nguy nga nhưng chỉ là những hình ảnh thuộc về dĩ vãng, dù có lúc hiển hiện rõ rệt nhưng kèm theo đó chỉ là nỗi nhớ da diết tới đau đớn của con hổ. Các điệp ngữ “nào đâu”, “đâu những” cùng hàng loạt các câu hỏi tu từ đã có vai trò diễn tả rất sâu sắc sự nhớ tiếc của con hổ đối với những gì nó đã trải qua.
Thời oanh liệt của những ngày xưa cũ được tung hoành ngang dọc thực chất đã khép lại và có khi không bao giờ trở về. Với vị chúa tể, sau tất cả có lẽ còn lại chỉ là một tiếng than u uất không có sự đáp hồi:
“- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”
Đó là lời than của con hổ, là nỗi niềm của nhà thơ nhưng thực chất cũng là tiếng lòng, tâm trạng chung của những con người phải sống trong sự kìm kẹp, giam hãm. Đối với thời buổi người dân Việt Nam phải sống cảnh nô lệ, bài thơ của Thế Lữ đã thay họ thể hiện niềm tiếc nuối về những chiến công vẻ vang chống giặc ngoại xâm của một thời oanh liệt của dân tộc mình. Đó có lẽ lí do khiến bài thơ được đón nhận rất nồng hậu, say sưa ngay từ khi ra đời.
Kết bài: Những câu thơ khắc họa bốn bức tranh về thiên nhiên núi rừng và sự hiện hữu của chúa tể sơn lâm thực sự là những dòng tuyệt bút của bài thơ “Nhớ rừng”. Thông qua việc sử dụng điệp ngữ, câu hỏi tu từ và hàng loạt các hình ảnh gợi màu sắc, đường nét của cảnh vật thiên nhiên, Thế Lữ không chỉ làm xuất hiện trước mắt người đọc tuyệt phẩm diễn tả sự kì vĩ, hùng tráng của chốn rừng thiêng mà còn làm bộc lộ tâm sự, nỗi niềm của chúa tể sơn lâm. Đó cũng chính là tâm sự, nỗi niềm chung của con người thời đại…