Hướng dẫn Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm "Vợ nhặt"

Hướng dẫn Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm "Vợ nhặt"

Xuân Vũ
Xuân Vũ
  • Thành Viên 19
Giá trị nhân đạo là giá trị cơ bản của một tác phẩm văn học được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau của con người, trân trọng, ngợi ca những vẻ đẹp phẩm chất và niềm tin vươn dậy của con người. Hãy cùng phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân.

Tình huống Vợ nhặt.png

Giá trị nhân đạo trong "Vợ nhặt". Ảnh mạng.
1. Biểu hiện thứ nhất: Tác giả bộc lộ niềm đau xót, thương cảm, đồng cảm đối với cuộc sống bi thảm của người dân nghèo trong nạn đói.
Mở đầu tác phẩm “Vợ nhặt" là bức tranh ngày đói. Chỉ thông qua vài nét phác thảo, nhà văn đã vẽ nên bức tranh ngày đói thật hãi hùng. Hai lần nhà văn so sánh người với ma: Người sống thì “lũ lượt dắt díu, bồng bế nhau lên xanh xám như những bóng ma" “dưới những gốc đa gốc gạo xù xì bóng những người đói đi lại dật dờ lặng lẽ như những bóng ma”. Người chết thì “như ngã rạ, không một sáng nào đi làm đồng hoặc đi chợ người ta lại không thấy ba bốn cái thây người nằm cong queo ở bên vệ đường”.
=> Xóm ngụ cư chìm trong bóng đêm chết chóc, tăm tối, ảm đạm . Ở đây sự sống le lói như ngọn đèn trước gió. Cõi âm và cõi dương nhạt nhòa. Tất cả đang đứng bên bờ vực của cái chết.

Trong tình cảnh đói kém ấy giá trị con người cũng thật rẻ rúng. Người đàn bà "vợ nhặt” rách rưới thảm hại ngực gầy lép, khuôn mặt lưỡi cày, xám xịt, quần áo rách như tổ đĩa. Thị sắp chết đói. Thị bất chấp tất cả ngồi sà xuống ăn một chặp hết bốn bát bánh đúc rồi theo không về làm vợ một người đàn ông xa lạ. Thị chỉ mong qua được cái đói trước mắt, mọi cái khác không cần biết.

Giá trị nhân đạo còn được thể hiện qua một chi tiết hiện thực: bữa cơm đón nàng dâu và cuộc chuyện trò giữa ba mẹ con trong bữa ăn: “Bữa ăn ngày đói trông thật thảm hại, giữa cái mẹt rách độc một làm rau chuối thái rối và một đĩa muối ăn với cháo". Cháo không đủ no, lại chỉ đủ lưng hai bát cho mỗi người. Cuối cùng phải ăn cháo cảm để cầm hơi. Bức tranh nông thôn miền Bắc ngày đói được mở dần ra qua lời bà cụ Tứ: “Đằng thì nó bắt giồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế, giời đất này không chắc đã sống qua nổi đâu các con ạ”

2. Biểu hiện thứ hai: Nhà văn giản tiếp tố cáo tội ác tày trời của bọn thực dân, phát xít đối với nhân dân ta.
Đúng như nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã từng viết "Vì chưng hay ghét cũng vì hay thương”. Vì thương nên mới ghét những thế lực tàn bạo đã cha đẹp lên quyền sống của con người. Vì thế, từ lòng xót thương, đồng cảm, ngòi bút của Kim Lân đã lên án, tố cáo tội ác của bọn thực dân, phong kiến, phát xít đã dồn cả dân tộc ta vào cảnh khốn cùng. Ngòi bút ấy chỉ gợi lên cảnh những người năm đói mà đã làm cho người đọc phải căm hận đến tột cùng tội ác tày trời của chúng.

(Còn tiếp)
 
Từ khóa
giá trị nhân đạo vợ nhặt - kim lân
493
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top