Hình ảnh quản ngục là một trong những thành công của Nguyễn Tuân trong nghệ thuật miêu tả và xây dựng nhân vật ở phương diện tài hoa độc đáo của nghệ sĩ bậc thầy. Quản ngục: không phải là một anh hùng cao đẹp như Huấn Cao, lại càng không mang dáng vóc, tính cách của một tên đao phủ khát máu, tham lam lợi lộc, vinh hoa, phú quý. Đó là nhân vật như thế nào và tại sao lại là trát bút tuyệt đẹp của Nguyễn Tuân, hãy cùng tới với bài Phân tích nhân vật viên quản ngục hay nhất.
Khi tiếp cận và nghiên cứu tác phẩm “Chữ người tử tù” người đọc thường dành sự quan tâm đặc biệt đến nhân vật Huấn Cao - bức tượng đài trung tâm của tác phẩm mà quên mất rằng có một nhân vật góp phần không nhỏ làm nên giá trị độc đáo của thiên truyện ngắn này, đó chính là nhân vật viên quản ngục.
Hai chữ quản ngục đã phần nào gợi lên đầy đủ nghề nghiệp về nhân vật đó là nghề cai tù, nghề đại diện cho quyền lực phong kiến, đối lập với những con người tài hoa, khí phách như Huấn Cao, đối lập với cái đẹp. Nghề nghiệp ấy cũng gợi lên một môi trường của gông cùm, xiềng xích, tội ác. Nhân vật hàng ngày phải chứng kiến bao điều tàn nhẫn, lọc lừa ăn đời ở kiếp với bọn tiểu nhân tử tốt. Cảnh sống ấy dễ làm cho con người bị chai sạn, dễ bị đẩy vào bùn nhơ của tội lỗi nhưng ở quản ngục vẫn giữ được nhân cách tâm hồn. Cách ví von của Nguyễn Tuân thể hiện sự nhìn nhận khám phá đề cao con người mang vẻ đẹp thiên lương nghệ sĩ, đó là một thanh âm trong trẻo chen giữa vào bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ, là cái cao khiết giữa một đống cạn bã.
Để làm nổi bật thanh âm trong trẻo, cái cao khiết và đống cạn bã, nhà văn Nguyễn Tuân đã đi vào thể hiện nhân vật quan ngục là con người bị ném vào môi trường cạn bã nhưng vẫn giữ được thiên lương.
Điều đó bộc lộ qua thái độ và cách ứng xử của viên quản ngục đối với sáu người tử tù đặc biệt là đối với Huấn Cao. Khi nhận được phiến trác, quản ngục hỏi thầy thơ lại: “Tôi nghe ngờ ngợ… Huấn Cao… hay là cái người mà cả tỉnh Sơn Tây vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh rất đẹp đấy không?” Câu hỏi là sự thăm dò kín đáo, thận trọng nhưng cũng chính là bộc lộ sự ngưỡng mộ, khâm phục, kính nể của quản ngục đối với tài hoa, danh tiếng và khí phách của Huấn Cao.
Khi biết mình nắm trong tay sinh mệnh của Huấn Cao, quản ngục đã phải trải qua một cuộc đấu tranh tư tưởng. Ông ngồi đó với khuôn mặt tư lự và suy nghĩ. Quản ngục hiểu rằng, ông là người hành pháp phải làm việc theo bổn phận và chức trách mà chính quyền giao cho. Ông băn khoăn, trăn trở không biết phải đối xử với Huấn Cao như thế nào. Bởi đó là một con người mà từ lâu quản ngục đã mến mộ. Nguyễn Tuân đã dành những trang văn trang trọng, lên thơ miêu tả khung cảnh đêm tối khi quản ngục suy ngẫm: “Tiếng trống thu không… ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ”.
Để tô đậm nhân cách quản ngục, Nguyễn Tuân đã miêu tả thái độ khác thường của quản ngục khi tiếp đón sáu người tử tù. Quản ngục tiếp đón bằng cặp mắt hiền lành và kính nể. Cái nhìn ấy, tấm lòng ấy đã ẩn chứa một thái độ biệt nhỡn liên tài. Chính thái độ kiêng nể của quản ngục cho bon lính lấy làm lạ nhắc quản ngục: “Xin thầy để tâm cho…”, quản ngục đã trả lời với bọn lính: “việc quan ta đã có phép nước, các chú chớ nhiều lời”. Như vậy, Nguyễn Tuân đã khai thác yếu tố tương phản, đối lập giữa một bên là bọn lính áp giải hung hăng, với một bên là ánh mắt hiền lành của viên quản ngục để làm nổi bật: quản ngục tuy là đai diện cho quyền lực phong kiến nhưng ông không phải là hung đồ với bàn tay vấy máu, ngược lại sống giữa bùn nhơ nhưng không bị hoen ố, vấy bẩn mà thực sự là cái cao khiết giữa một đống cạn bã.
Ở nhân vật viên quản ngục, nhà văn không chỉ thể hiện vẻ đẹp nhân cách mà còn khám phá và thể hiện vẻ đẹp của một con người có tâm hồn của một người nghệ sĩ.
Theo cách giới thiệu của nhà văn, viên quản ngục là một nhà nho, biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền và có một khát vọng cháy lòng là xin được con chữ Huấn Cao, coi đó là vật báu. Nghĩa là đằng sau cái con người công cụ của bộ máy trấn áp quyền lực phong kiến, nhân vật viên quản ngục còn là một con người có tâm hồn nghệ sĩ, trân trọng cái đẹp, thưởng thức cái đẹp.
Khi biết Huấn Cao trở thành người tù nơi trại giam của mình, viên quản ngục khổ tâm nhất đó là có được Huấn Cao ở trong tay mà không làm thế nào để tiếp cận được Huấn Cao. Khi quản ngục tỏ ý biệt đãi Huấn Cao và Huấn Cao đã thể hiện thái độ khinh bạc nhưng quản ngục không hề trả thù ngược lại ông còn “xin lĩnh ý” rất từ tốn và khiêm nhường. Có lẽ, ông đã tự ý thức được khoảng cách xa vời giữa người tử tù Huấn Cao với mình và ông hiểu được cái đẹp phải tự nguyện chứ không phải là cưỡng bức bằng những mánh khoé tầm thường.
Cảnh xin chữlà nơi kết đọng vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ của quản ngục. Khi Huấn Cao viết xong một chữ “viên quản ngục lại vội khúm núm”, sự khúm núm ấy không phải là nỗi sợ sệt tầm thường mà là cảm kích tột cùng trước một nhân cách lớn, tài năng lớn. Khi nghe những lời khuyên chân thành của Huấn Cao, quản ngục đã cảm động “vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào, kẻ mê muội này xin bãi lĩnh”. Đây không phải là cái cúi đầu đớn hèn, nhục nhã mà cái cúi đầu này khiến quản ngục trở nên lớn lao, cao cả bởi cúi đầu trước cái đẹp thì đó cũng là hành động đẹp. Phải chăng cái cúi đầu ấy như cái cúi đầu của Cao Chu Thần thuở nào: “Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”. Bên cạnh cái cúi lậy cao cả đó là giọt nước mắt của tâm hồn nghệ sĩ biết yêu, biết trân trọng đến xót xa ngậm ngùi, nuối tiếc cho cái đẹp.
Hình tượng viên quản ngục dẫu chỉ là một nhân vật phụ, là sự hoà quyện giữa nhân cách cao đẹp và tâm hồn người nghệ sĩ. Có thể ví, cuộc đời của viên quản ngục giống như một bông sen vươn dậy từ bùn lầy. Một đời cầm bút Nguyễn Tuân trong hành trình đi tìm cái đẹp và ông luôn cảm kích, ngợi ca những con người tài hoa nghệ sĩ trong bất cứ nghề gì và hình tượng viên quản ngục là một nhân vật như thế.
Xem thêm các bài viết liên quan tới chủ đề: Phân tích nhân vật viên quản ngục
Tìm hiểu chung về Nguyễn Tuân và Chữ người tử tù
Suy nghĩ về những nghịch lý trong truyện ngắn "Chữ người tử tù"
Phân tích nhân vật viên quản ngục trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
Bài mẫu 1
Khi tiếp cận và nghiên cứu tác phẩm “Chữ người tử tù” người đọc thường dành sự quan tâm đặc biệt đến nhân vật Huấn Cao - bức tượng đài trung tâm của tác phẩm mà quên mất rằng có một nhân vật góp phần không nhỏ làm nên giá trị độc đáo của thiên truyện ngắn này, đó chính là nhân vật viên quản ngục.Hai chữ quản ngục đã phần nào gợi lên đầy đủ nghề nghiệp về nhân vật đó là nghề cai tù, nghề đại diện cho quyền lực phong kiến, đối lập với những con người tài hoa, khí phách như Huấn Cao, đối lập với cái đẹp. Nghề nghiệp ấy cũng gợi lên một môi trường của gông cùm, xiềng xích, tội ác. Nhân vật hàng ngày phải chứng kiến bao điều tàn nhẫn, lọc lừa ăn đời ở kiếp với bọn tiểu nhân tử tốt. Cảnh sống ấy dễ làm cho con người bị chai sạn, dễ bị đẩy vào bùn nhơ của tội lỗi nhưng ở quản ngục vẫn giữ được nhân cách tâm hồn. Cách ví von của Nguyễn Tuân thể hiện sự nhìn nhận khám phá đề cao con người mang vẻ đẹp thiên lương nghệ sĩ, đó là một thanh âm trong trẻo chen giữa vào bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ, là cái cao khiết giữa một đống cạn bã.
Để làm nổi bật thanh âm trong trẻo, cái cao khiết và đống cạn bã, nhà văn Nguyễn Tuân đã đi vào thể hiện nhân vật quan ngục là con người bị ném vào môi trường cạn bã nhưng vẫn giữ được thiên lương.
Điều đó bộc lộ qua thái độ và cách ứng xử của viên quản ngục đối với sáu người tử tù đặc biệt là đối với Huấn Cao. Khi nhận được phiến trác, quản ngục hỏi thầy thơ lại: “Tôi nghe ngờ ngợ… Huấn Cao… hay là cái người mà cả tỉnh Sơn Tây vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh rất đẹp đấy không?” Câu hỏi là sự thăm dò kín đáo, thận trọng nhưng cũng chính là bộc lộ sự ngưỡng mộ, khâm phục, kính nể của quản ngục đối với tài hoa, danh tiếng và khí phách của Huấn Cao.
Khi biết mình nắm trong tay sinh mệnh của Huấn Cao, quản ngục đã phải trải qua một cuộc đấu tranh tư tưởng. Ông ngồi đó với khuôn mặt tư lự và suy nghĩ. Quản ngục hiểu rằng, ông là người hành pháp phải làm việc theo bổn phận và chức trách mà chính quyền giao cho. Ông băn khoăn, trăn trở không biết phải đối xử với Huấn Cao như thế nào. Bởi đó là một con người mà từ lâu quản ngục đã mến mộ. Nguyễn Tuân đã dành những trang văn trang trọng, lên thơ miêu tả khung cảnh đêm tối khi quản ngục suy ngẫm: “Tiếng trống thu không… ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ”.
Để tô đậm nhân cách quản ngục, Nguyễn Tuân đã miêu tả thái độ khác thường của quản ngục khi tiếp đón sáu người tử tù. Quản ngục tiếp đón bằng cặp mắt hiền lành và kính nể. Cái nhìn ấy, tấm lòng ấy đã ẩn chứa một thái độ biệt nhỡn liên tài. Chính thái độ kiêng nể của quản ngục cho bon lính lấy làm lạ nhắc quản ngục: “Xin thầy để tâm cho…”, quản ngục đã trả lời với bọn lính: “việc quan ta đã có phép nước, các chú chớ nhiều lời”. Như vậy, Nguyễn Tuân đã khai thác yếu tố tương phản, đối lập giữa một bên là bọn lính áp giải hung hăng, với một bên là ánh mắt hiền lành của viên quản ngục để làm nổi bật: quản ngục tuy là đai diện cho quyền lực phong kiến nhưng ông không phải là hung đồ với bàn tay vấy máu, ngược lại sống giữa bùn nhơ nhưng không bị hoen ố, vấy bẩn mà thực sự là cái cao khiết giữa một đống cạn bã.
Ở nhân vật viên quản ngục, nhà văn không chỉ thể hiện vẻ đẹp nhân cách mà còn khám phá và thể hiện vẻ đẹp của một con người có tâm hồn của một người nghệ sĩ.
Theo cách giới thiệu của nhà văn, viên quản ngục là một nhà nho, biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền và có một khát vọng cháy lòng là xin được con chữ Huấn Cao, coi đó là vật báu. Nghĩa là đằng sau cái con người công cụ của bộ máy trấn áp quyền lực phong kiến, nhân vật viên quản ngục còn là một con người có tâm hồn nghệ sĩ, trân trọng cái đẹp, thưởng thức cái đẹp.
Khi biết Huấn Cao trở thành người tù nơi trại giam của mình, viên quản ngục khổ tâm nhất đó là có được Huấn Cao ở trong tay mà không làm thế nào để tiếp cận được Huấn Cao. Khi quản ngục tỏ ý biệt đãi Huấn Cao và Huấn Cao đã thể hiện thái độ khinh bạc nhưng quản ngục không hề trả thù ngược lại ông còn “xin lĩnh ý” rất từ tốn và khiêm nhường. Có lẽ, ông đã tự ý thức được khoảng cách xa vời giữa người tử tù Huấn Cao với mình và ông hiểu được cái đẹp phải tự nguyện chứ không phải là cưỡng bức bằng những mánh khoé tầm thường.
Cảnh xin chữlà nơi kết đọng vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ của quản ngục. Khi Huấn Cao viết xong một chữ “viên quản ngục lại vội khúm núm”, sự khúm núm ấy không phải là nỗi sợ sệt tầm thường mà là cảm kích tột cùng trước một nhân cách lớn, tài năng lớn. Khi nghe những lời khuyên chân thành của Huấn Cao, quản ngục đã cảm động “vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào, kẻ mê muội này xin bãi lĩnh”. Đây không phải là cái cúi đầu đớn hèn, nhục nhã mà cái cúi đầu này khiến quản ngục trở nên lớn lao, cao cả bởi cúi đầu trước cái đẹp thì đó cũng là hành động đẹp. Phải chăng cái cúi đầu ấy như cái cúi đầu của Cao Chu Thần thuở nào: “Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”. Bên cạnh cái cúi lậy cao cả đó là giọt nước mắt của tâm hồn nghệ sĩ biết yêu, biết trân trọng đến xót xa ngậm ngùi, nuối tiếc cho cái đẹp.
Hình tượng viên quản ngục dẫu chỉ là một nhân vật phụ, là sự hoà quyện giữa nhân cách cao đẹp và tâm hồn người nghệ sĩ. Có thể ví, cuộc đời của viên quản ngục giống như một bông sen vươn dậy từ bùn lầy. Một đời cầm bút Nguyễn Tuân trong hành trình đi tìm cái đẹp và ông luôn cảm kích, ngợi ca những con người tài hoa nghệ sĩ trong bất cứ nghề gì và hình tượng viên quản ngục là một nhân vật như thế.
Bài mẫu 2 - Phân tích nhân vật viên quản ngục hay nhất
Xem thêm các bài viết liên quan tới chủ đề: Phân tích nhân vật viên quản ngục
Tìm hiểu chung về Nguyễn Tuân và Chữ người tử tù
Suy nghĩ về những nghịch lý trong truyện ngắn "Chữ người tử tù"