Truyện "Tam đại con gà" trong chương trình ngữ văn 10 là câu chuyện cười nhưng mang ý nghĩa châm biếm. Truyện vừa đem lại tiếng cười giải trí cho con người, đồng thời mang lại bài học sâu sắc, mỗi người phải không ngừng học hỏi để nâng cao hiểu biết của mình, không được dấu dốt, sĩ diện. Phê phán những kẻ dốt nát nhưng lại dấu dốt, thích khoe khoang. Phê phán thực trạng xã hội: dốt nát lại làm thầy.
1. Tình huống truyện
- Anh học trò dốt nát nhưng lại hay khoe khoang lên mặt văn hay chữ tốt, có người mời anh ta về dạy học
=> Sự xuất hiện của nhân vật đã gây ra tiếng cười bằng cách tạo ra những mâu thuẫn: Dốt nát – hay khoe khoang, dốt nát, hay khoe khoang – được là thầy.
- Anh ta bị đẩy vào hai tình huống éo le:
+ Đi dạy học trò nhưng không biết mặt chữ vì có nhiều nét rắc rối, lại bị học trò hỏi gấp, cuống quá phải nói liều.
+ Bị người nhà phát hiện giảng sai, thầy phải bao biện, giấu dốt.
=> Thầy đồ dốt nát, đến chữ vỡ lòng còn không biết. Không những thế còn giấu dốt và lừa gạt người.
2. Giải quyết tình huống
- Giải quyết tình huống 1:
+ Thầy nhắm mắt nói liều, sợ sai nên bảo học trò đọc khẽ, trong lòng vẫn thấp thỏm.
=> Thầy đồ dốt nát nhưng lại biết cách che đậy sự dốt nát ấy.
=> Cách nói mỉa mai “thầy cũng khôn” là sự châm biếm của dân gian về sự khôn lỏi của kẻ dốt.
+ Khấn thổ công, xin đài âm dương xem chữ đó có đúng không. Được đài, thầy đắc chí ngồi bệ vệ trên giường bảo học trò đọc to.
=> Thầy đã dốt còn mê tín, huênh hoang, tự đắc. Tiếng cười được mở rộng, cái dốt của thầy càng lộ rõ.
- Giải quyết tình huống 2:
+ Người lật tẩy cái sai của thầy là chủ nhà, một người nông dân vô học.
+ Thầy thầm nghĩ “mình đã dốt, thổ công nhà nó còn dốt hơn mình”
→ Thầy đồ ý thức được cái dốt của mình nhưng lại bảo thủ, cố tình bao biện, che giấu. Cách nghĩ của thầy khiến cho ta phải bật cười
+ Thầy ngụy biện bằng việc giảng giải tận gốc vấn đề: dạy cháu để biết đến tận tam đại con gà “dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà”
=>Thầy là kẻ ma lanh, láu cá, lí sự cùn để che đậy bản chất dốt nát của mình. Tiếng cười bật ra.
3. Ý nghĩa phê phán của câu chuyện
- Phê phán thói dốt hay chơi chữ, dốt học làm sang của một bộ phận nhân dân.
- Phê phán thói giấu dốt, một tật xấu phổ biến trong nhân dân.
- Phê phán hiện thực xã hội: kẻ dốt, kẻ ma lanh, láu cá được trọng dụng.
- Khuyên mọi người phải không ngừng học hỏi, không nên giấu dốt
4. Nghệ thuật
- Xây dựng các mâu thuẫn và đẩy các mâu thuẫn đó lên đến đỉnh điểm trong những tình huống kịch tính, giải quyết bất ngờ, hợp lí.
- Ngôn ngữ giản dị, có cả vần và nhịp.
- Sử dụng nhiều yếu tố gây cười khác nhau: hành động, cử chỉ, câu nói…có tác dụng gây cười.
1. Tình huống truyện
- Anh học trò dốt nát nhưng lại hay khoe khoang lên mặt văn hay chữ tốt, có người mời anh ta về dạy học
=> Sự xuất hiện của nhân vật đã gây ra tiếng cười bằng cách tạo ra những mâu thuẫn: Dốt nát – hay khoe khoang, dốt nát, hay khoe khoang – được là thầy.
- Anh ta bị đẩy vào hai tình huống éo le:
+ Đi dạy học trò nhưng không biết mặt chữ vì có nhiều nét rắc rối, lại bị học trò hỏi gấp, cuống quá phải nói liều.
+ Bị người nhà phát hiện giảng sai, thầy phải bao biện, giấu dốt.
=> Thầy đồ dốt nát, đến chữ vỡ lòng còn không biết. Không những thế còn giấu dốt và lừa gạt người.
2. Giải quyết tình huống
- Giải quyết tình huống 1:
+ Thầy nhắm mắt nói liều, sợ sai nên bảo học trò đọc khẽ, trong lòng vẫn thấp thỏm.
=> Thầy đồ dốt nát nhưng lại biết cách che đậy sự dốt nát ấy.
=> Cách nói mỉa mai “thầy cũng khôn” là sự châm biếm của dân gian về sự khôn lỏi của kẻ dốt.
+ Khấn thổ công, xin đài âm dương xem chữ đó có đúng không. Được đài, thầy đắc chí ngồi bệ vệ trên giường bảo học trò đọc to.
=> Thầy đã dốt còn mê tín, huênh hoang, tự đắc. Tiếng cười được mở rộng, cái dốt của thầy càng lộ rõ.
- Giải quyết tình huống 2:
+ Người lật tẩy cái sai của thầy là chủ nhà, một người nông dân vô học.
+ Thầy thầm nghĩ “mình đã dốt, thổ công nhà nó còn dốt hơn mình”
→ Thầy đồ ý thức được cái dốt của mình nhưng lại bảo thủ, cố tình bao biện, che giấu. Cách nghĩ của thầy khiến cho ta phải bật cười
+ Thầy ngụy biện bằng việc giảng giải tận gốc vấn đề: dạy cháu để biết đến tận tam đại con gà “dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà”
=>Thầy là kẻ ma lanh, láu cá, lí sự cùn để che đậy bản chất dốt nát của mình. Tiếng cười bật ra.
3. Ý nghĩa phê phán của câu chuyện
- Phê phán thói dốt hay chơi chữ, dốt học làm sang của một bộ phận nhân dân.
- Phê phán thói giấu dốt, một tật xấu phổ biến trong nhân dân.
- Phê phán hiện thực xã hội: kẻ dốt, kẻ ma lanh, láu cá được trọng dụng.
- Khuyên mọi người phải không ngừng học hỏi, không nên giấu dốt
4. Nghệ thuật
- Xây dựng các mâu thuẫn và đẩy các mâu thuẫn đó lên đến đỉnh điểm trong những tình huống kịch tính, giải quyết bất ngờ, hợp lí.
- Ngôn ngữ giản dị, có cả vần và nhịp.
- Sử dụng nhiều yếu tố gây cười khác nhau: hành động, cử chỉ, câu nói…có tác dụng gây cười.
- Từ khóa
- phân tích "tam đại con gà"