Phân tích "Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em"

Phân tích "Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em"

nauyeee
nauyeee
  • Thành Viên 20
Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em chương trình ngữ văn 9 đã đề cập tới vấn đề: Bảo vệ quyền lời, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa toàn cầu. Bản Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em ngày 30/09/1990 đã khẳng định điều ấy và cam kết thực hiện những nhiệm vụ có tính toàn diện vì sự sống còn, phát triển trẻ em, vì tương lai của toàn nhân loại.

6036

Nguồn ảnh: Internet
Dưới đây là bài phân tích về văn bản này.

Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em đã nêu ra những nhận thức đúng đắn và hành động phải làm vì quyền được sống và được phát triển, vì tương lai của trẻ em của toàn bộ các quốc gia trên toàn thế giới. Bản tuyên bố có sức thuyết phục lớn nhờ bố cục kết cấu chặt chẽ, lí lẽ lập luận sắc sảo, luận cứ toàn diện, cụ thể. Tất cả đã làm nên một bản tuyên bố có giá trị nhân đạo, tính cộng đồng và tính pháp lý to lớn, có sức lan tỏa mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến nhận thức của người đọc, khuyến khích các hành động chung tay góp sức vì tuổi thơ của trẻ em trên toàn thế giới.

Qua bài văn, tác giả giúp chúng ta thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay và sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng có ý nghĩa toàn cầu. Bản Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em ngày 30-9-1990 đã khẳng định điều ấy và cam kết thực hiện những nhiệm vụ có tính toàn diện vì sự sống còn và phát triển của trẻ em, tương lai của toàn nhân loại.

Các nhiệm vụ đó đòi hỏi tất cả các nước cần phải có những nỗ lực liên tục và phối hợp với nhau trong hành động của từng nước cũng như trong hợp tác quốc tế. Tác giả khẳng định việc bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của từng quốc gia và của cộng đồng quốc tế. Đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến tương lai của một đất nước và của toàn nhân loại.Trong đoạn văn này tác giả đã nêu lên sự thách thức, phản ánh tình trạng, điều kiện sống của trẻ em trên thế giới. Thực tế đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ trên thế giới là vô số trẻ em phải chịu những nỗi đau do bị trở thành nạn nhân của chiến tranh bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ a-pác-thai. Những cuộc chiến tranh xâm lược, chế độ phân biệt chủng tộc cực đoan và tàn bạo đã gây ra những thảm hoạ, bất hạnh cho nhiều quốc gia, nhiều khu vực. Hàng triệu người đã bị đẩy vào cảnh không nhà, thậm chí phải rời bỏ quê hương mình, trở thành những ngưòi tị nạn sống lang thang trên đất người trong đó tỉ lệ rất lớn là trẻ em. Không những thế, ở các quốc gia đang phát triển và kém phát triển, trẻ em không được đáp ứng ngay cả những nhu cầu tối thiểu để tồn tại: lương thực, chăm sóc sức khoẻ. Chính vì vậy, hình ảnh những đứa trẻ bị chết vì đói, vì bệnh dịch, ốm đau trở nên rất quen thuộc và diễn ra hằng ngày ở các khu vực này. Ở nhiều quốc gia, trẻ em còn trở thành nạn nhân của hành động bóc lột, lạm dụng sức lao động một cách vô nhân đạo. Vì các em còn quá nhỏ lại không thể tự đứng ra bảo vệ cho quyền lợi của mình nên đã bị những ông chủ bóc lột một cách tàn tệ, thậm chí có thể dẫn đến kiệt quệ. 0 Điều 6, tác giả còn nêu lên một con số đáng sợ: mỗi ngày trên thế giới có 40.000 trẻ em chết vì suy dinh dưỡng, bệnh tật, hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), hoặc do điều kiện sông quá tồi tệ. Con số đó chắc chắn sẽ làm nhiều người giật mình và thậm chí nghi ngà. Nhưng đó là một thực tế không thể phủ nhận nếu chúng ta tiếp tục duy trì một môi trường sống với quá nhiều sự đe doạ, hiểm hoạ. Tất cả những thực trạng về điều kiện sống của trẻ em đã nêu lên những điều kiện tốt đẹp nhất để phát triển thì lại phải gánh chịu bao nỗi bất hạnh cả về thể xác và tâm hồn. Hậu quả là tỉ lệ trẻ em tử vong, vì rất nhiều nguyên nhân trở thành một con số khổng lồ. Nếu các em may mắn vượt qua được thì cũng khó để trở thành những con người hoàn thiện về thể chất và nhân cách.

Đoạn văn rất ngắn nhưng đã nêu lên thực trạng của trẻ em trên thế giới và nguyên nhân của những nỗi bất hạnh. Tác giả không nói đến một quốc gia nào cụ thể nhưng lại khiến bất cứ người đọc dù là ở quốc gia, khu vực nào cũng phải suy nghĩ. Những thông tin bản Tuyên bố đưa ra gợi lên trong lòng chúng ta sự xót thương cho nỗi bất hạnh của vô số trẻ em không may mắn trên thế giới.

Con người trước khi trưởng thành và chính thức bước vào cuộc sống thì bản thân ai cũng có một tuổi thơ, cũng từng là trẻ em, ai cũng biết rằng đó chính là lúc chúng ta cần được quan tâm, chăm sóc và bảo bọc nhất. Và với bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới thì trẻ em luôn luôn có những quyền chính đáng là quyền được sống, quyền được bảo vệ, quyền được phát triển và quyền được yêu thương. Chính vì thế trong hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp ở trụ sở Liên hợp quốc, tại New York vào ngày 30-9-1990, đã đưa ra bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em nhằm khẳng định việc bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách và có ý nghĩa toàn cầu.

Mở đầu văn bản chính là lời kêu gọi, đồng thời nêu ra những lý do một cách cụ thể, trực tiếp và ngắn gọn hướng tới đối tượng đó là toàn thể nhân loại, cho thấy tính cộng đồng của lời kêu gọi, ý thức rằng việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em là nhiệm vụ của toàn bộ các quốc gia trên toàn thế giới. Nội dung của lời kêu gọi rất ngắn gọn và xúc tích "Hãy đảm bảo cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn", thể hiện tính nhân đạo sâu rộng, là truyền thống thống tốt đẹp của con người. Để đưa ra lý do cho lời kêu gọi, văn bản đã đưa ra ba nguyên nhân lớn, thứ nhất tất cả trẻ em trên thế giới đều rất trong trắng, non nớt, dễ bị tổn thương và phụ thuộc và người lớn, thứ hai là trẻ em có quyền được sống trong hòa bình trong ấm no, có quyền được ăn học, vui chơi, phát triển, cuối cùng là trẻ em có quyền và phải được lớn lên trong sự hòa hợp và tương trợ. Như vậy xét về tổng thể lời kêu gọi được đưa ra đã đảm bảo được nhu cầu thiết yếu của trẻ em trên toàn thế giới, là hòa bình, ấm no, hạnh phúc và có tương lai. Đặc biệt lời kêu gọi còn mang tính nhân loại rộng lớn và tính cộng đồng, nhân đạo sâu sắc.

Nếu như lời kêu gọi đưa ra nội dung vì quyền thiết yếu của trẻ em trên toàn thế giới với tư tưởng nhân đạo và tính cộng đồng đồng sâu sắc, thì chúng ta lại phải đặt ra câu hỏi rằng vậy liệu rằng có phải tất cả trẻ em trên toàn thế giới đã hoàn toàn nhận được những quyền cơ bản ấy, đã thực sự có một cuộc sống hòa bình và tương lai tốt đẹp chăng? Để trả lời cho câu hỏi này tác giả đã dẫn dắt người đọc đến những thực trạng, những thách thức mà những nhà lãnh đạo chính trị phải đáp ứng và đối mặt. Trong 5 mục từ mục 3 đến mục thứ 3, tác giả đã dám nhìn thẳng vào hiện thực để nêu lên khái quát những thực trạng cơ bản nhất của trẻ em trên toàn thế giới một cách khá chân thực, cụ thể và toàn diện nhất. Thực tế rằng cho đến ngày hôm nay trẻ em trên toàn thế giới vẫn là nạn nhân của chiến tranh, của bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chính vì thế có những em đã trở thành người tị nạn tha hương, có em phải chịu cảnh tàn tật, thậm chí có em đã mãi mãi dừng lại ở tuổi thơ tươi đẹp nhất. Cho đến tận hôm nay đã gần 30 năm kể từ khi bản tuyên ngôn ra đời, chúng ta vẫn phải chứng kiến những hình ảnh đau lòng, của một em bé Syria nằm ngủ bên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ, em đã mãi mãi dừng lại ở tuổi đời thứ hai khi còn chưa kịp biết gì về thế giới vốn còn nhiều điều tốt đẹp ngoài kia. Đó là một cú giáng mạnh, một nỗi đau đớn không thể phai nhòa, ám ảnh trong lòng của toàn thể nhân loại về hậu quả của chiến tranh và các cuộc di dân tị nạn vẫn còn đang tiếp diễn. Không dừng lại ở đó, bản tuyên bố còn đưa ra ở những nước đang phát triển hàng triệu trẻ em phải sống trong cảnh đói nghèo, mù chữ và môi trường sống thấp. Đáng sợ hơn bằng những số liệu cụ thể, bản tuyên bố cho thấy mỗi ngày có đến 40000 trẻ em tử vong do đói, suy dinh dưỡng và bệnh tật, ô nhiễm môi trường. Trước những thực trạng đau lòng như thế, có thể thấy rằng trẻ em đang sống một cuộc đời có quá nhiều đau khổ, đã nằm ngoài giới hạn mà có thể chịu các em đựng, có thể nói chẳng khác nào các em đang bị đày ải giữa địa ngục trần gian. Điều đó đã gióng lên một hồi chuông báo động về hiểm họa mà trẻ em trên toàn thế giới đang phải chịu đựng, những hiểm họa ấy không phải thay năm theo tháng mà được tính đến hàng ngày, hàng giờ, thậm chí hàng phút. Bản tuyên bố đã đưa ra những sự thực vừa mang tính chọn lọc, vừa toàn diện nhất cho những hiểm họa mà trẻ em trên toàn thế giới phải gánh chịu, tác động mạnh mẽ đến lương tri của toàn nhân loại, với sức thuyết phục mạnh mẽ bởi đó là những sự thực không thể nào chối cãi. Tuy nhiên tuyên bố lại có lối viết tế nhị, không chỉ trích hay đề cập đến một quốc gia cụ thể nào, mang đến tính pháp lý, công bằng, khái quát và sâu sắc cho bản tuyên bố.

Trước những thách thức to lớn như thế tác giả chuyển sang nói về những cơ hội mà toàn nhân loại đang có được, chỉ ra hai cơ hội to lớn nhất để đảm bảo quyền sống, quyền được phát triển của trẻ em. Cơ hội thứ nhất đó là sự liên kết giữa các nước và đặc biệt là công ước quốc tế về quyền trẻ em, tạo một cơ hội mới cho quyền và phúc lợi của trẻ em được tôn trọng được thực thi ở mọi quốc gia trên toàn thế giới. Cơ hội thứ hai xuất phát từ sự cải thiện bầu không khí chính trị, sự hợp tác quốc quốc tế ngày càng toàn diện và được đẩy mạnh, chiến tranh dần được đẩy lùi. Kinh tế tăng trưởng, môi trường được cải thiện, giúp các em có cuộc sống tốt đẹp hơn, an toàn hơn, có tương lai hơn. Tất cả những cơ hội ấy ấy chính là vấn đề tiên quyết để trẻ em có cơ hội được hưởng quyền chính đáng, cũng là sự thuận lợi khả quan để công ước được thực hiện.
Vậy từ những thách thức và cơ hội ấy, chúng ta cần phải làm gì để có thể bảo vệ trẻ em trên toàn thế giới? Trong bản tuyên bố tác giả đã đặt ra những nhiệm vụ cụ thể và toàn diện (từ mục 10 đến mục thứ 17), thứ nhất là phải tăng cường sức khỏe dinh dưỡng, giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em, đây chính là nhiệm vụ hàng đầu. Thứ hai đối với trẻ em thiệt thòi hơn phải tăng cường hỗ trợ, tăng cường các điều kiện phúc lợi xã hội, thứ 3 là phấn đấu cố gắng thực hiện quyền bình đẳng, quyền được giáo dục. Thứ tư là phải tạo cho trẻ em được một môi trường sống an toàn như gia đình, xã hội, thứ năm là phải đảm bảo phúc lợi cho trẻ em bằng việc phát triển kinh tế xã hội. Thêm nữa là phải khuyến khích sự phát triển của trẻ em để các em biết sống có trách nhiệm, hướng ra thế giới. Đặc biệt nhất đến mục số 17 không còn xoay quanh cuộc sống của trẻ em mà nhấn mạnh rằng để thực hiện được tất cả những nhiệm vụ trên thì vấn đề quan trọng hàng đầu là sự hợp tác quốc tế, sự nỗ lực không ngừng của các quốc gia trên toàn thế giới. Từ những nhiệm vụ được đề ra ta nhận thấy rằng đây đều là những nhiệm vụ toàn diện và mang tính khả thi, đưa vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em trở thành một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của toàn nhân loại. Với cách nêu vấn đề vừa cụ thể vừa toàn diện như vậy đã mang đến tính thuyết phục cao cho bản tuyên bố, đánh động vào tâm hồn nhân đạo của toàn nhân loại, có hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ.

Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em đã nêu ra những nhận thức đúng đắn và hành động phải làm vì quyền được sống và được phát triển, vì tương lai của trẻ em của toàn bộ các quốc gia trên toàn thế giới. Bản tuyên bố có sức thuyết phục lớn nhờ bố cục kết cấu chặt chẽ, lí lẽ lập luận sắc sảo, luận cứ toàn diện, cụ thể. Tất cả đã làm nên một bản tuyên bố có giá trị nhân đạo, tính cộng đồng và tính pháp lý to lớn, có sức lan tỏa mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến nhận thức của người đọc, khuyến khích các hành động chung tay góp sức vì tuổi thơ của trẻ em trên toàn thế giới.

Tổng hợp
 
Từ khóa Từ khóa
phân tích tuyên bố thế giới về sự sống còn
684
0
0
Trả lời

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.