Câu 1 (8,0 điểm):
Chuyện xưa kể lại rằng, một buổi tối, một vị thiền sư già đi dạo trong thiền viện, chợt trông thấy một chiếc ghế dựng sát chân tường nơi góc khuất. Đoán ngay ra đã có chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái quy định: vượt tường trốn ra ngoài chơi, nhưng vị thiền sư không nói với ai, mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra rồi quỳ xuống đúng chỗ đó.
Một lúc sau, quả đúng có một chú tiểu trèo tường vào. Đặt chân xuống, chú tiểu kinh ngạc khi phát hiện ra dưới đó không phải là chiếc ghế mà là vai thầy mình, vì quá hoảng sợ nên không nói được gì, đứng im chờ nhận được những lời trách cứ và cả hình phạt nặng nề. Không ngờ vị thiền sư lại chỉ ôn tồn nói: “Đêm khuya sương lạnh, con mau về thay áo đi”. Suốt cuộc đời chú tiểu không bao giờ quên được bài học từ buổi tối hôm đó.
Cách xử sự của vị thiền sư trong câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì? Hãy trình bày ý kiến của em bằng một bài văn ngắn (khoảng 2 trang giấy thi).
Câu 2 (12,0 điểm):
"Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ."
(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
Em hiểu nhận định trên như thế nào? Hãy phân tích đoạn trích "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long (Ngữ văn 9, tập một) để làm rõ điều mới mẻ trong việc khám phá vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam.
PHÒNG GD&ĐT HẠ HÒA HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG LỚP 9 VÒNG 2
Câu 1 (8,0 điểm):
Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội ngắn. Bố cục bài viết rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, không mắc lỗi các loại.
Yêu cầu về kiến thức:
Giải thích: Cách xử sự của vị thiền sư có 2 chi tiết đáng chú ý:
Đưa bờ vai của mình làm điểm tựa cho chú tiểu lỗi làm bước xuống.
Không quở phạt trách mắng mà nói lời yêu thương thể hiện sự quan tâm lo lắng.
-> Qua đó ta thấy vị thiền sư là người có lòng khoan dung, độ lượng với người lầm lỗi. Hành động và lời nói ấy có sức mạnh hơn ngàn lần roi vọt, mắng nhiếc mà cả đời chú tiểu không bao giờ quên.
=>Cách xử sự của vị thiền sư trong câu chuyện cho ta bài học về lòng khoan dung. Sự khoan dung nếu đặt đúng lúc đúng chỗ thì nó có tác dụng to lớn hơn sự trừng phạt, nó tác động rất mạnh đến nhận thức của con người.
Khẳng định, bàn bạc, mở rộng vấn đề:
Khoan dung là tha thứ rộng lượng với người khác nhất là những người gây đau khổ với mình. Đây là thái độ sống đẹp, một phẩm chất đáng quý của con người.
Vai trò của khoan dung: Tha thứ cho người khác chẳng những giúp người đó sống tốt đẹp hơn mà bản thân chúng ta cũng sống thanh thản... Khoan dung giúp giải thoát những hận thù, tranh chấp cân bằng cuộc sống, sống hòa hợp hơn với mọi người xung quanh.
Đối lập với khoan dung là đố kị, ghen tỵ, ích kỉ, định kiến.
Khoan dung không có nghĩa là bao che cho những việc làm sai trái.
(dẫn chứng sinh động, phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề).
Rút ra bài học:
Hiểu rõ hơn về ý nghĩa tác dụng của lòng khoan dung.
Cần phải sống khoan dung nhân ái.
Cách cho điểm:
Điểm 7- 8: Đáp ứng tốt nội dung trên, có sáng tạo trong cấu trúc bài, lập luận chặt chẽ, lí lẽ thấu đáo, dẫn chứng thuyết phục, có cảm xúc.
Điểm 5-6: Đáp ứng khá tốt nội dung trên, có sự hiểu biết và lập luận thuyết phục, lí lẽ đúng đắn, diễn đạt có cảm xúc, có mắc một số lỗi nhưng không đáng kể.
Điểm 3-4: Đáp ứng cơ bản yêu cầu trên, có thể thiếu ý hoặc một vài chỗ chưa hoàn thiện, có dẫn chứng song còn sơ sài.
Điểm 1- 2: Bài sơ sài, thiếu nhiều ý, lúng túng trong triển khai vấn đề, mắc nhiều lỗi các loại.
Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn.
Câu 2: (12 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận tổng hợp có vận dụng kiến thức lí luận văn học, biết vận dụng tổng hợp các thao tác nghị luận như phân tích, chứng minh…đặc biệt có kĩ năng cảm nhận và phân tích tác phẩm truyện.
Bố cục bài viết mạch lạc, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, rõ luận điểm.
Văn viết có hình ảnh, cảm xúc, biết lựa chọn, bình dẫn chứng
Yêu cầu về kiến thức: Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
Giải thích nhận định.
Những vật liệu mượn ở thực tại là hiện thực khách quan về cuộc sống: những con người, số phận, những mảng đời sống gia đình, xã hội được các tác giả dùng làm đề tài trong sáng tác của mình.
Điều mới mẻ: nghệ sĩ không chỉ sao chụp hiện thực đời sống mà qua đó còn muốn gửi gắm những tư tưởng, tình cảm, thái độ, những khát khao, ý tưởng mới mẻ, những điều chiêm nghiệm, suy ngẫm về con người và cuộc sống.
=> Ý kiến nhằm đề cập tới nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ. Tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng phản ánh thực tại, là nơi nhà văn gửi gắm thế giới tình cảm, quan điểm, tư tưởng, ý tưởng mới mẻ của mình. Đó là đặc trưng riêng của tác phẩm văn chương.
Phân tích đoạn trích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa để làm rõ điều mới mẻ trong việc khám phá vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam.
Khái quát về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm:
Điều mới mẻ trong việc khám phá vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam.
Họ ý thức được vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước, với nhân dân và cuộc kháng chiến của dân tộc. có mặt ở những nơi đầy khó khăn, thiếu thốn, gian khổ của đất nước.
(Dẫn chứng qua suy nghĩ của anh thanh niên về mục đích sống, về niềm hạnh phúc; )
* Khẳng định, ngợi ca lòng yêu nghề, ý thức trách nhiệm cao trong công việc của thế hệ trẻ Việt Nam.
Yêu nghề, tự tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc trong công việc.
Có những suy nghĩ đúng đắn và sâu sắc về ý nghĩa của công việc đối với cuộc sống con người.
Làm việc với ý thức tự giác, chủ động, tinh thần kỉ luật cao, thái độ nghiêm túc, tỉ mỉ, khoa học.
(Dẫn chứng: qua suy nghĩ, công việc và thái độ làm việc của các nhân vật; đặc biệt là nhân vật anh thanh niên)
Khám phá, khẳng định và ngợi ca vẻ đẹp bình dị, đáng mến trong đời sống tâm hồn, tình cảm của thế hệ trẻ Việt Nam.
Tâm hồn trong sáng, mơ mộng, lạc quan yêu đời: Gian khó, hiểm nguy không thể cướp đi niềm tin yêu cuộc sống, niềm lạc quan.
Sống cởi mở, chân thành, tình người thắm thiết.
Sống khiêm tốn.
Tổng hợp đánh giá, rút ra bài học:
Tác giả đã chọn lựa hình thức nghệ thuật thích hợp nhằm làm toát lên vẻ đẹp mới mẻ của thế hệ trẻ Việt Nam: Cốt truyện, tình huống truyện đơn giản, cách kể chuyện tự nhiên, nhân vật không có tên riêng, không có ngoại hình cụ thể mà chỉ có một tên gọi chung, phiếm chỉ, khiến ý nghĩa câu chuyện mang tính khái quát.
Khẳng định: Tác phẩm có những khám phá mới mẻ về vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn chống Mỹ. Đó cũng là vẻ đẹp tiêu biểu của con người Việt Nam những năm 70 của thế kỉ XX.
Bài học về cảm thụ và sáng tác văn chương.
Cách cho điểm: :
Điểm 11- 12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, lập luận chặt chẽ, văn viết có sự sáng tạo, có cảm xúc.
Điểm 9-10: Đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu, có thể mắc một vài lỗi nhỏ nhưng không đáng kể.
Điểm 7-8: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu, có thể có một vài chỗ chưa hoàn thiện.
Điểm 5-6: Đáp ứng 1/2 yêu cầu, mắc một số lỗi.
Điểm 3-4: Bài sơ sài, thiếu ý hoặc còn lúng túng trong triển khai vấn đề, mắc quá nhiều lỗi các loại.
Điểm 1-2: Bài viết quá sơ sài, có quá nhiều sai sót, không hiểu rõ và không biết triển khai vấn đề.
Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn.
Lưu ý: Giám khảo linh hoạt vận dụng biểu điểm, có thể thưởng điểm cho những bài viết có sáng tạo.
----------- Hết -------------
Chuyện xưa kể lại rằng, một buổi tối, một vị thiền sư già đi dạo trong thiền viện, chợt trông thấy một chiếc ghế dựng sát chân tường nơi góc khuất. Đoán ngay ra đã có chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái quy định: vượt tường trốn ra ngoài chơi, nhưng vị thiền sư không nói với ai, mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra rồi quỳ xuống đúng chỗ đó.
Một lúc sau, quả đúng có một chú tiểu trèo tường vào. Đặt chân xuống, chú tiểu kinh ngạc khi phát hiện ra dưới đó không phải là chiếc ghế mà là vai thầy mình, vì quá hoảng sợ nên không nói được gì, đứng im chờ nhận được những lời trách cứ và cả hình phạt nặng nề. Không ngờ vị thiền sư lại chỉ ôn tồn nói: “Đêm khuya sương lạnh, con mau về thay áo đi”. Suốt cuộc đời chú tiểu không bao giờ quên được bài học từ buổi tối hôm đó.
Cách xử sự của vị thiền sư trong câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì? Hãy trình bày ý kiến của em bằng một bài văn ngắn (khoảng 2 trang giấy thi).
Câu 2 (12,0 điểm):
"Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ."
(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
Em hiểu nhận định trên như thế nào? Hãy phân tích đoạn trích "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long (Ngữ văn 9, tập một) để làm rõ điều mới mẻ trong việc khám phá vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam.
--------- Hết ---------
Họ và tên thí sinh: ………………………………Số báo danh: ......................
Cán bộ coi thi không giải thích gì them
Cán bộ coi thi không giải thích gì them
PHÒNG GD&ĐT HẠ HÒA HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG LỚP 9 VÒNG 2
Năm học 2015 - 2016 MÔN: Ngữ văn
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
Câu 1 (8,0 điểm):
Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội ngắn. Bố cục bài viết rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, không mắc lỗi các loại.
Yêu cầu về kiến thức:
Giải thích: Cách xử sự của vị thiền sư có 2 chi tiết đáng chú ý:
Đưa bờ vai của mình làm điểm tựa cho chú tiểu lỗi làm bước xuống.
Không quở phạt trách mắng mà nói lời yêu thương thể hiện sự quan tâm lo lắng.
-> Qua đó ta thấy vị thiền sư là người có lòng khoan dung, độ lượng với người lầm lỗi. Hành động và lời nói ấy có sức mạnh hơn ngàn lần roi vọt, mắng nhiếc mà cả đời chú tiểu không bao giờ quên.
=>Cách xử sự của vị thiền sư trong câu chuyện cho ta bài học về lòng khoan dung. Sự khoan dung nếu đặt đúng lúc đúng chỗ thì nó có tác dụng to lớn hơn sự trừng phạt, nó tác động rất mạnh đến nhận thức của con người.
Khẳng định, bàn bạc, mở rộng vấn đề:
Khoan dung là tha thứ rộng lượng với người khác nhất là những người gây đau khổ với mình. Đây là thái độ sống đẹp, một phẩm chất đáng quý của con người.
Vai trò của khoan dung: Tha thứ cho người khác chẳng những giúp người đó sống tốt đẹp hơn mà bản thân chúng ta cũng sống thanh thản... Khoan dung giúp giải thoát những hận thù, tranh chấp cân bằng cuộc sống, sống hòa hợp hơn với mọi người xung quanh.
Đối lập với khoan dung là đố kị, ghen tỵ, ích kỉ, định kiến.
Khoan dung không có nghĩa là bao che cho những việc làm sai trái.
(dẫn chứng sinh động, phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề).
Rút ra bài học:
Hiểu rõ hơn về ý nghĩa tác dụng của lòng khoan dung.
Cần phải sống khoan dung nhân ái.
Cách cho điểm:
Điểm 7- 8: Đáp ứng tốt nội dung trên, có sáng tạo trong cấu trúc bài, lập luận chặt chẽ, lí lẽ thấu đáo, dẫn chứng thuyết phục, có cảm xúc.
Điểm 5-6: Đáp ứng khá tốt nội dung trên, có sự hiểu biết và lập luận thuyết phục, lí lẽ đúng đắn, diễn đạt có cảm xúc, có mắc một số lỗi nhưng không đáng kể.
Điểm 3-4: Đáp ứng cơ bản yêu cầu trên, có thể thiếu ý hoặc một vài chỗ chưa hoàn thiện, có dẫn chứng song còn sơ sài.
Điểm 1- 2: Bài sơ sài, thiếu nhiều ý, lúng túng trong triển khai vấn đề, mắc nhiều lỗi các loại.
Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn.
Câu 2: (12 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận tổng hợp có vận dụng kiến thức lí luận văn học, biết vận dụng tổng hợp các thao tác nghị luận như phân tích, chứng minh…đặc biệt có kĩ năng cảm nhận và phân tích tác phẩm truyện.
Bố cục bài viết mạch lạc, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, rõ luận điểm.
Văn viết có hình ảnh, cảm xúc, biết lựa chọn, bình dẫn chứng
Yêu cầu về kiến thức: Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
Giải thích nhận định.
Những vật liệu mượn ở thực tại là hiện thực khách quan về cuộc sống: những con người, số phận, những mảng đời sống gia đình, xã hội được các tác giả dùng làm đề tài trong sáng tác của mình.
Điều mới mẻ: nghệ sĩ không chỉ sao chụp hiện thực đời sống mà qua đó còn muốn gửi gắm những tư tưởng, tình cảm, thái độ, những khát khao, ý tưởng mới mẻ, những điều chiêm nghiệm, suy ngẫm về con người và cuộc sống.
=> Ý kiến nhằm đề cập tới nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ. Tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng phản ánh thực tại, là nơi nhà văn gửi gắm thế giới tình cảm, quan điểm, tư tưởng, ý tưởng mới mẻ của mình. Đó là đặc trưng riêng của tác phẩm văn chương.
Phân tích đoạn trích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa để làm rõ điều mới mẻ trong việc khám phá vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam.
Khái quát về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm:
Điều mới mẻ trong việc khám phá vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam.
* Nhà văn đã phát hiện và ngợi ca lí tưởng sống cao đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tố quốc.
Anh thanh niên, cô kĩ sư, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét, kĩ sư vườn rau su hào ở Sa Pa... tất cả đều có lý tưởng sống đẹp: Sống phải có ích, sống để cống hiếnHọ ý thức được vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước, với nhân dân và cuộc kháng chiến của dân tộc. có mặt ở những nơi đầy khó khăn, thiếu thốn, gian khổ của đất nước.
(Dẫn chứng qua suy nghĩ của anh thanh niên về mục đích sống, về niềm hạnh phúc; )
* Khẳng định, ngợi ca lòng yêu nghề, ý thức trách nhiệm cao trong công việc của thế hệ trẻ Việt Nam.
Yêu nghề, tự tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc trong công việc.
Có những suy nghĩ đúng đắn và sâu sắc về ý nghĩa của công việc đối với cuộc sống con người.
Làm việc với ý thức tự giác, chủ động, tinh thần kỉ luật cao, thái độ nghiêm túc, tỉ mỉ, khoa học.
(Dẫn chứng: qua suy nghĩ, công việc và thái độ làm việc của các nhân vật; đặc biệt là nhân vật anh thanh niên)
Khám phá, khẳng định và ngợi ca vẻ đẹp bình dị, đáng mến trong đời sống tâm hồn, tình cảm của thế hệ trẻ Việt Nam.
Tâm hồn trong sáng, mơ mộng, lạc quan yêu đời: Gian khó, hiểm nguy không thể cướp đi niềm tin yêu cuộc sống, niềm lạc quan.
Sống cởi mở, chân thành, tình người thắm thiết.
Sống khiêm tốn.
Tổng hợp đánh giá, rút ra bài học:
Tác giả đã chọn lựa hình thức nghệ thuật thích hợp nhằm làm toát lên vẻ đẹp mới mẻ của thế hệ trẻ Việt Nam: Cốt truyện, tình huống truyện đơn giản, cách kể chuyện tự nhiên, nhân vật không có tên riêng, không có ngoại hình cụ thể mà chỉ có một tên gọi chung, phiếm chỉ, khiến ý nghĩa câu chuyện mang tính khái quát.
Khẳng định: Tác phẩm có những khám phá mới mẻ về vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn chống Mỹ. Đó cũng là vẻ đẹp tiêu biểu của con người Việt Nam những năm 70 của thế kỉ XX.
Bài học về cảm thụ và sáng tác văn chương.
Cách cho điểm: :
Điểm 11- 12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, lập luận chặt chẽ, văn viết có sự sáng tạo, có cảm xúc.
Điểm 9-10: Đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu, có thể mắc một vài lỗi nhỏ nhưng không đáng kể.
Điểm 7-8: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu, có thể có một vài chỗ chưa hoàn thiện.
Điểm 5-6: Đáp ứng 1/2 yêu cầu, mắc một số lỗi.
Điểm 3-4: Bài sơ sài, thiếu ý hoặc còn lúng túng trong triển khai vấn đề, mắc quá nhiều lỗi các loại.
Điểm 1-2: Bài viết quá sơ sài, có quá nhiều sai sót, không hiểu rõ và không biết triển khai vấn đề.
Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn.
Lưu ý: Giám khảo linh hoạt vận dụng biểu điểm, có thể thưởng điểm cho những bài viết có sáng tạo.
----------- Hết -------------