Câu 1. (3.0 điểm) Yêu cầu học sinh trả lời được các câu hỏi:
Biện pháp tu từ: nhân hóa (buồn, sầu).
(1.0 điểm)
Biện pháp tu từ: Điệp từ (nhóm).
Ý nghĩa: Hình ảnh người bà quen thuộc bên bếp lửa không chỉ nhóm những gì thân thuộc hữu hình mà còn nuôi dưỡng những kí ức tuổi thơ của cháu.
(1.0 điểm)
Câu 2. (5.0 điểm) Yêu cầu:
Về kỹ năng: (1.0 điểm)
Học sinh biết trình bày suy nghĩ về một vấn đề tư tưởng, đạo lí thông qua một câu chuyện. Biết viết thành bài văn rõ ràng, chặt chẽ. Bài viết mạch lạc, có cảm xúc, tránh lỗi dùng từ, diễn đạt, chính tả…
Về nội dung: (4.0 điểm)
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý:
Truyện kể về việc cho và nhận của cậu bé và người ăn xin, qua đó ngợi ca cách ứng xử cao đẹp, nhân ái giữa con người với con người.
Sự đồng cảm, tình yêu thương chân thành và cách ứng xử lịch sự là món quà quý giá ta tặng cho người khác.
Và khi ta trao món quà tinh thần quý giá ấy ta cũng nhận được món quà quý giá tương tự.
Truyện gợi cho chúng ta nhiều suy ngẫm về việc cho và nhận trong cuộc sống: cái cho và nhận là gì? Đâu phải chỉ là vật chất, có thể là giá trị tinh thần, có khi chỉ là một câu nói, một cử chỉ… và thái độ khi cho và nhận cần phải chân thành, có văn hóa.
Xác định thái độ sống và cách ứng xử của bản thân: tôn trọng, quan tâm chia sẻ với mọi người…
Câu chuyện có tác dụng giáo dục lòng nhân ái cho mỗi chúng ta…
Câu 2(12điểm) 1.Về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận văn học có bố cục rõ ràng, đúng thao tác nghị luận, diễn đạt sáng rõ, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu.
Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trongkháng chiến chống Mĩ và phạm vi tư liệu
Lưu ý: Về phạm vi tư liệu sử dụng cho bài viết, ngoài hai văn bản đã học ở học kì I lớp 9 là “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật và “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, giám khảo cần khuyến khích cho những thí sinh có thêm những dẫn chứng ở các tác phẩm khác ở HKII hoặc ngoài chương trình cùng đề tài.
2. Về kiến thức
Bài viết cần trình bày được những nội dung cơ bản sau:
Lưu ý: Mở bài và kết bài cho 0,5điểm
* Mở bài
Giới thiệu vấn đề nghị luận: Hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam qua thực tế văn học chống Mĩ
Trích ý kiến
Khái quát vấn đề
* Thân bài
Khái quát chung(2 điểm)
Hoàn cảnh lịch sử: Hai mươi năm dân tộc Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đó là cuộc chiến đấu đầy gian khổ, ác liệt và hi sinh.
Hình ảnh trung tâm của thời đại, niềm tự hào của dân tộc và cũng là hình ảnh trung tâm của văn học kháng chiến chống Mĩ đó là hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam- thế hệ đóng góp lớn công sức và xương máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và dựng xây đất nước:
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai
Bởi vậy văn học giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, nhiều tác phẩm thơ ca cũng như văn xuôi của các tác giả đã khắc họa sinh động hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ: Họ là những người lính lái xe Trường Sơn, những cô gái thanh niên xung phong trên chiến trường, những con người ngày đêm miệt mài lao động cống hiến cho đất nước...
Họ đều là những thanh niên sống có lý tưởng cao đẹp, họ nguyện đem sức trẻ, tinh thần, trí tuệ…cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Tuy nhiệm vụ khác nhau nhưng họ cùng chung mục đích, lý tưởng là bảo vệ và xây dựng đất nước nên ở họ đều tỏa sáng những phẩm chất cao đẹp tuyệt vời.
Phân tích và chứng minh ( 9đ)
a. Luận điểm 1: Đó là lớp thanh niên trẻ có lý tưởng cách mạng cao đẹp, có hoài bão ước mơ, sẵn sàng cống hiến sức trẻ cho đất nước ( 2 điểm)
Lý tưởng cao đẹp của những người lính lái xe Trường Sơn: Vì sự nghiệp giải phóng miềnNam thống nhất đất nước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim.
( Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
Nhân vật anh thanh niên dù tuổi đời còn rất trẻ nhưng anh đã ý thức được một cách sâu sắc về trách nhiệm của mình (một công dân) đối với quê hương đất nước, mà cao hơn là lý tưởng sống, lý tưởng cách mạng
“ Mình sinh ra là gì,mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?” (Lặng lẽ Sa Pa)
b.Luận điểm 2: Họ là những con người dũng cảm, gan dạ, đầy tinh thần trách nhiệm, coi thường hiểm nguy,vượt qua mọi gian khổ sẵn sàng hi sinh để hoàn thành nhiệm vụ (2 điểm)
Những người lính lái xe Trường Sơn với tinh thần dũng cảm và ý chí kiên cường vì sự nghiệp giải phóng đất nước đã giúp họ vượt qua sự nguy hiểm của bom đạn ( sự ác liệt trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ), vượt qua sự khó khăn gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ.
“ Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi…”
“ Không có kính ừ thì có bụi….” “ Không có kính ừ thì ướt áo…” “ Lại đi, lại đi trời xanh thêm.”
Anh thanh niên với lòng yêu nghề và tinh thần trách nhiệm đã giúp anh vượt qua nỗi cô đơn, vượt qua mọi gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ
“ Cháu ở đây có nhiệm vụ đo nắng, đo mưa….xong việc trở vào là không thể nào ngủ lại được.”
Luận điểm 3: Ở họ có tình đồng chí, đồng đội gắn bó thân thiết, sẵn sàng chia sẻ với nhau trong cuộc sống thiếu thốn, gian khổ và hiểm nguy.(2điểm)
Những người lính lái xe Trường Sơn từ sự cùng chung nhiệm vụ, lý tưởng họ đã trở thành đồng đội của nhau, sẻ chia với nhau những gian khổ ở chiến trường, tình đồng đội đã tiếp thêm cho họ sức mạnh để vượt qua bom đạn hiểm nguy. Hơn thế họ còn coi nhau như anh em trong một gia đình
(Dẫn chứng và phân tích)
Anh thanh niên có thể vượt qua nỗi cô đơn, vượt qua mọi sự gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ là vì anh luôn suy nghĩ anh không cô đơn mà luôn có đồng đội tiếp sức cho anh: “ Huống chi công việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia”.Vì đồng đội mà anh luôn cố gắng trong công việc bởi anh luôn thấy những đóng góp của mình cho đất nước còn quá nhỏ bé so với họ (anh bạn trên đỉnh Phan-xi-păng, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét, ông kĩ sư vườn rau Sa- Pa).
Luận điểm 4: Giữa những khó khăn ác liệt của cuộc sống họ vẫn tràn đầy tinh thần lạc quan, sự trẻ trung, lãng mạn của tuổi trẻ( 2điểm)
Sự trẻ trung, ngang tàng, sôi nổi đậm chất lính của những chiến sĩ lái xe Trường Sơn giữa chiến trường ác liệt. Thái độ bất chấp những gian khổ hiểm nguy
(Dẫn chứng và phân tích)
Anh thanh niên, qua những lời anh tâm sự với ông họa sĩ và cô kĩ sư về cuộc sống một mình của anh, về công việc của anh ta thấy được ý chí nghị lực phi thường ở anh“ …Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng…”. Không chỉ vậy, ngoài giờ làm việc còn trồng hoa, nuôi gà và đặc biệt là dành thời gian để đọc sách mở mang hiểu biết.
Đánh giá (1 điểm)
Hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ hiện lên chân thực, sinh động trên các trang văn của các tác giả đã có sức thuyết phục với người đọc.
Hình ảnh ấy không chỉ cho thấy tài năng của các tác giả mà còn cho chúng ta thấy sự am hiểu, trải nghiệm cuộc sống trong những năm kháng chiến ác liệt của các nhà văn, nhà thơ.
Qua đó, chúng ta có thể hiểu thêm về lịch sử dân tộc, thêm tự hào và tiếp bước truyền thống các thế hệ cha anh.
Kết bài
Khẳng định lại vấn đề
Suy nghĩ của bản thân
Biện pháp tu từ: nhân hóa (buồn, sầu).
Ý nghĩa: Nỗi buồn tủi, cô đơn của ông đồ trong buổi suy tàn của nền Hán học. (1.0 điểm)
- Biện pháp tu từ: tiểu đối (kẻ ở-người đi), nói quá (lệ rơi thấm đá), ẩn dụ (tơ chia rũ tằm).
(1.0 điểm)
Biện pháp tu từ: Điệp từ (nhóm).
Ý nghĩa: Hình ảnh người bà quen thuộc bên bếp lửa không chỉ nhóm những gì thân thuộc hữu hình mà còn nuôi dưỡng những kí ức tuổi thơ của cháu.
(1.0 điểm)
Câu 2. (5.0 điểm) Yêu cầu:
Về kỹ năng: (1.0 điểm)
Học sinh biết trình bày suy nghĩ về một vấn đề tư tưởng, đạo lí thông qua một câu chuyện. Biết viết thành bài văn rõ ràng, chặt chẽ. Bài viết mạch lạc, có cảm xúc, tránh lỗi dùng từ, diễn đạt, chính tả…
Về nội dung: (4.0 điểm)
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý:
Truyện kể về việc cho và nhận của cậu bé và người ăn xin, qua đó ngợi ca cách ứng xử cao đẹp, nhân ái giữa con người với con người.
Sự đồng cảm, tình yêu thương chân thành và cách ứng xử lịch sự là món quà quý giá ta tặng cho người khác.
Và khi ta trao món quà tinh thần quý giá ấy ta cũng nhận được món quà quý giá tương tự.
Truyện gợi cho chúng ta nhiều suy ngẫm về việc cho và nhận trong cuộc sống: cái cho và nhận là gì? Đâu phải chỉ là vật chất, có thể là giá trị tinh thần, có khi chỉ là một câu nói, một cử chỉ… và thái độ khi cho và nhận cần phải chân thành, có văn hóa.
Xác định thái độ sống và cách ứng xử của bản thân: tôn trọng, quan tâm chia sẻ với mọi người…
Câu chuyện có tác dụng giáo dục lòng nhân ái cho mỗi chúng ta…
Câu 2(12điểm) 1.Về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận văn học có bố cục rõ ràng, đúng thao tác nghị luận, diễn đạt sáng rõ, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu.
Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trongkháng chiến chống Mĩ và phạm vi tư liệu
Lưu ý: Về phạm vi tư liệu sử dụng cho bài viết, ngoài hai văn bản đã học ở học kì I lớp 9 là “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật và “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, giám khảo cần khuyến khích cho những thí sinh có thêm những dẫn chứng ở các tác phẩm khác ở HKII hoặc ngoài chương trình cùng đề tài.
2. Về kiến thức
Bài viết cần trình bày được những nội dung cơ bản sau:
Lưu ý: Mở bài và kết bài cho 0,5điểm
* Mở bài
Giới thiệu vấn đề nghị luận: Hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam qua thực tế văn học chống Mĩ
Trích ý kiến
Khái quát vấn đề
* Thân bài
Khái quát chung(2 điểm)
Hoàn cảnh lịch sử: Hai mươi năm dân tộc Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đó là cuộc chiến đấu đầy gian khổ, ác liệt và hi sinh.
Hình ảnh trung tâm của thời đại, niềm tự hào của dân tộc và cũng là hình ảnh trung tâm của văn học kháng chiến chống Mĩ đó là hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam- thế hệ đóng góp lớn công sức và xương máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và dựng xây đất nước:
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai
Bởi vậy văn học giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, nhiều tác phẩm thơ ca cũng như văn xuôi của các tác giả đã khắc họa sinh động hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ: Họ là những người lính lái xe Trường Sơn, những cô gái thanh niên xung phong trên chiến trường, những con người ngày đêm miệt mài lao động cống hiến cho đất nước...
Họ đều là những thanh niên sống có lý tưởng cao đẹp, họ nguyện đem sức trẻ, tinh thần, trí tuệ…cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Tuy nhiệm vụ khác nhau nhưng họ cùng chung mục đích, lý tưởng là bảo vệ và xây dựng đất nước nên ở họ đều tỏa sáng những phẩm chất cao đẹp tuyệt vời.
Phân tích và chứng minh ( 9đ)
a. Luận điểm 1: Đó là lớp thanh niên trẻ có lý tưởng cách mạng cao đẹp, có hoài bão ước mơ, sẵn sàng cống hiến sức trẻ cho đất nước ( 2 điểm)
Lý tưởng cao đẹp của những người lính lái xe Trường Sơn: Vì sự nghiệp giải phóng miềnNam thống nhất đất nước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim.
( Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
Nhân vật anh thanh niên dù tuổi đời còn rất trẻ nhưng anh đã ý thức được một cách sâu sắc về trách nhiệm của mình (một công dân) đối với quê hương đất nước, mà cao hơn là lý tưởng sống, lý tưởng cách mạng
“ Mình sinh ra là gì,mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?” (Lặng lẽ Sa Pa)
b.Luận điểm 2: Họ là những con người dũng cảm, gan dạ, đầy tinh thần trách nhiệm, coi thường hiểm nguy,vượt qua mọi gian khổ sẵn sàng hi sinh để hoàn thành nhiệm vụ (2 điểm)
Những người lính lái xe Trường Sơn với tinh thần dũng cảm và ý chí kiên cường vì sự nghiệp giải phóng đất nước đã giúp họ vượt qua sự nguy hiểm của bom đạn ( sự ác liệt trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ), vượt qua sự khó khăn gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ.
“ Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi…”
“ Không có kính ừ thì có bụi….” “ Không có kính ừ thì ướt áo…” “ Lại đi, lại đi trời xanh thêm.”
Anh thanh niên với lòng yêu nghề và tinh thần trách nhiệm đã giúp anh vượt qua nỗi cô đơn, vượt qua mọi gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ
“ Cháu ở đây có nhiệm vụ đo nắng, đo mưa….xong việc trở vào là không thể nào ngủ lại được.”
Luận điểm 3: Ở họ có tình đồng chí, đồng đội gắn bó thân thiết, sẵn sàng chia sẻ với nhau trong cuộc sống thiếu thốn, gian khổ và hiểm nguy.(2điểm)
Những người lính lái xe Trường Sơn từ sự cùng chung nhiệm vụ, lý tưởng họ đã trở thành đồng đội của nhau, sẻ chia với nhau những gian khổ ở chiến trường, tình đồng đội đã tiếp thêm cho họ sức mạnh để vượt qua bom đạn hiểm nguy. Hơn thế họ còn coi nhau như anh em trong một gia đình
(Dẫn chứng và phân tích)
Anh thanh niên có thể vượt qua nỗi cô đơn, vượt qua mọi sự gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ là vì anh luôn suy nghĩ anh không cô đơn mà luôn có đồng đội tiếp sức cho anh: “ Huống chi công việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia”.Vì đồng đội mà anh luôn cố gắng trong công việc bởi anh luôn thấy những đóng góp của mình cho đất nước còn quá nhỏ bé so với họ (anh bạn trên đỉnh Phan-xi-păng, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét, ông kĩ sư vườn rau Sa- Pa).
Luận điểm 4: Giữa những khó khăn ác liệt của cuộc sống họ vẫn tràn đầy tinh thần lạc quan, sự trẻ trung, lãng mạn của tuổi trẻ( 2điểm)
Sự trẻ trung, ngang tàng, sôi nổi đậm chất lính của những chiến sĩ lái xe Trường Sơn giữa chiến trường ác liệt. Thái độ bất chấp những gian khổ hiểm nguy
(Dẫn chứng và phân tích)
Anh thanh niên, qua những lời anh tâm sự với ông họa sĩ và cô kĩ sư về cuộc sống một mình của anh, về công việc của anh ta thấy được ý chí nghị lực phi thường ở anh“ …Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng…”. Không chỉ vậy, ngoài giờ làm việc còn trồng hoa, nuôi gà và đặc biệt là dành thời gian để đọc sách mở mang hiểu biết.
Đánh giá (1 điểm)
Hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ hiện lên chân thực, sinh động trên các trang văn của các tác giả đã có sức thuyết phục với người đọc.
Hình ảnh ấy không chỉ cho thấy tài năng của các tác giả mà còn cho chúng ta thấy sự am hiểu, trải nghiệm cuộc sống trong những năm kháng chiến ác liệt của các nhà văn, nhà thơ.
Qua đó, chúng ta có thể hiểu thêm về lịch sử dân tộc, thêm tự hào và tiếp bước truyền thống các thế hệ cha anh.
Kết bài
Khẳng định lại vấn đề
Suy nghĩ của bản thân