1- Câu 1 (8,0 điểm):
Cho văn bản
Điều gì là quan trọng?
Chuyện xảy ra tại một trường trung học.
Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vệt đen dài và đặt câu hỏi với học
Các em có thấy gì không?
Cả phòng học vang lên câu trả lời:
Đó là một vệt đen.
Thầy giáo nhận xét:
Các em trả lời không sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư? Và thầy kết luận:
Có người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi
những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với những mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời.
(Theo nguồn Internet)
Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện trên.
2- Câu 2 (12,0 điểm):
Trong văn bản “Tiếng nói văn nghệ”, Nguyễn Đình thi có viết: “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy”.
Qua văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên./.
PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO ĐOAN HÙNG
1 - Câu 1 (8,0 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng:
- HS có kĩ năng làm bài nghị luận xã hội, biết kết hợp các phép lập luận như giải thích, phân tích, chứng minh...
Hiểu đúng và hướng trúng vào vấn đề mà đề bài yêu cầu: lối ứng xử đẹp, giàu lòng vị tha, khoan dung khi đánh giá về người khác; đồng thời phải biết trân trọng những phẩm chất, những phần tốt đẹp của họ.
Biết lựa chọn dẫn chứng, phân tích dẫn chứng để làm sáng rõ vấn đề.
Biết mở rộng liên hệ để trình bày vấn đề một cách thấu đáo, toàn diện.
Lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, trôi chảy; biết dùng từ, đặt câu chuẩn xác, gợi cảm.
Bố cục bài phải hoàn chỉnh, chặt chẽ, hợp lí.
Yêu cầu về nội dung:
* Giải thích ý nghĩa câu chuyện
“vệt đen dài" tượng trưng cho những khuyết điểm, những lỗi lầm của con người.
“Tờ giấy trắng” tượng trưng cho phẩm chất, cho những điều tốt đẹp của con người.
“Đừng quá chú trọng vào vết đen”: đừng cố chấp, định kiến trước lỗi lầm, hạn chế của người khác
“Hãy nhìn ra tờ giấy trắng với những mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích …cho đời”: biết trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của mỗi cá nhân
-> Câu chuyện cho ta bài học về cách ứng xử, nhìn nhận đánh giá con người: Điều quan trọng trong cuộc sống chính là lối ứng xử đẹp, giàu lòng vị tha, khoan dung khi đánh giá về người khác, đồng thời phải biết trân trọng những phẩm chất, những phần tốt đẹp của họ.
Suy nghĩ về vấn đề
Đừng quá chú trọng vào “vết đen” đừng cố chấp, định kiến trước lỗi lầm, hạn chế của người khác vì:
+ Con người không ai hoàn hảo cả.
+ Sự vị tha, khoan dung mang lại niềm vui, thanh thản cho người mắc lỗi, tạo điều kiện cho họ nhận ra sai trái, sửa chữa lỗi lầm. Đồng thời, nó mang lại niềm vui cho bản thân ta (dẫn chứng).
“Hãy nhìn ra …cho đời”: biết trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của mỗi cá nhân
+ Biết trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của mỗi cá nhân để giúp cá nhân phát huy được sức mạnh vốn có. Đó cũng là cách chúng ta góp phần làm cho cuộc sống đẹp hơn (dẫn chứng).
Khẳng định ý nghĩa của lối sống ứng xử đẹp: vừa vị tha, độ lượng trước lỗi lầm của người khác vừa đồng thời trân trọng phẩm chất tốt đẹp ở họ. Điều đó làm cho mối quan hệ của con người trở nên tốt đẹp, tránh những hiểu lầm đáng tiếc (dẫn chứng).
Mở rộng, liên hệ :
Phê phán những người không biết vị tha, khoan dung. Phê phán những kẻ ích kỷ, cực đoan, chỉ nhìn thấy những ưu điểm của mình mà xem thường năng lực của người khác.
Định hướng bài học: Câu chuyện giúp ta có thái độ sống tích cực và rèn luyện một lối ứng xử nhân ái, nhân văn.
Cách cho điểm:
Điểm 7- 8: Đảm bảo tất cả các yêu cầu trên, bài viết sâu sắc, có sự sáng tạo.
Điểm 5- 6: Cơ bản đảm bảo các yêu cầu trên. Viết bài hoàn chỉnh, đúng kiểu bài song còn mắc một vài lỗi nhở
Điểm 3- 4: Hiểu đề, đúng kiểu bài nhưng nội dung chưa đầy đủ, thuyết phục
Điểm 1- 2: Bài viết sơ sài, chưa xác định rõ yêu cầu bài viết hoặc viết sai kiểu bài
Điểm 0: Không làm bài
2 - Câu 2 (12,0 điểm):
Yêu cầu chung:
Về hình thức:
Thể loại: Thuộc kiểu bài chứng minh một vấn đề về văn học.
Bố cục: Cân đối, kết cấu chặt chẽ.
Diễn đạt: Văn viết phải lưu loát, đúng chính tả, đúng ngữ pháp; trình bày sạch đẹp, rõ ràng, có cảm xúc.
Phương pháp: Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận về một vấn đề văn chương thông qua việc phân tích một tác phẩm truyện để là rõ vấn đề (luận điểm rõ ràng, có sức thuyết phục, biết cách trích dẫn chứng và phân tích các dẫn chứng đã nêu, biết kết hợp yếu tổ biểu cảm trong nghị luận...).
Về nội dung: Đề văn nhằm đánh giá kiến thức thí sinh về một tác phẩm cụ thể đồng thời ở một mức độ nào đó, đánh giá sự hiểu biết của các em về góc độ lí luận văn học, đó là tác dụng của nghệ thuật, cái hay của thơ ca. Ở đề này cái chính là hiểu và lấy văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long để làm sáng tỏ quan niệm của Nguyễn Đình Thi về văn học nghệ thuật: “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy”.
Yêu cầu cụ thể:
Học sinh có thể viết bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo nắm được và làm toát lên những nội dung cơ bản sau:
Dẫn dắt giới thiệu vấn đề: Nhận định trên đã nói lên chức năng nhận thức, chức năng thẩm mĩ và chức năng giáo dục của nghệ thuật, của văn chương (tác dụng của nghệ thuật, văn chương.)
Giải thích một cách khái quát nhận định:
- Nghệ thuật là một loại hình độc đáo thể hiện cuộc sống qua các hình tượng, nét vẽ, màu sắc, hình khối, âm thanh. Nghệ thuật được tác giả nói ở đây nên hiểu là nghệ thuật văn chương.
Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta: nghệ thuật khác với những bài thuyết giảng đạo lí, mà các tác phẩm nghệ thuật là con đẻ của người nghệ sĩ, trong đó các nhà văn gửi gắm những suy tư, ước vọng của mình đến với độc giả. Tư tưởng trong tác phẩm nghệ thuật là thứ tư tưởng náu mình.
Nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta là: các tác phẩm văn chương tác động vào nhận thức, tâm tư, tình cảm của người đọc, giúp người đọc hiểu được hiện thực cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm và qua sự rung động mà tác phẩm đem lại người tiếp nhận sẽ nhận thức rõ cái đẹp, cái đúng, cái sai trong thực tế cuộc sống, từ đó có những tình cảm yêu cái tốt đẹp, ghét cái xấu xa sai trái...
Khiến chúng ta tự phải bước đi lên đường ấy: Từ những tình cảm tốt đẹp mà tác phẩm nghệ thuật đem lại, người đọc sẽ có hành động phù hợp như kế thừa, phát huy, noi theo những điều tốt đẹp, đấu tranh, phê phán cái xấu xa, lỗi thời, hèn kém...
Chứng minh nhận định qua văn bản “lặng lẽ Sa Pa”:
- Lặng lẽ Sa pa giúp cho người đọc thấy nghị lực phi thường và những phẩm chất cao đẹp của các nhân vật trong truyện mà tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên đã giúp người đọc thấy rõ những phẩm chất cao đẹp của người lao động mới trong thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền nam mà thêm trân trọng yêu mến những con người đó:
+ Một con người có nghị lực phi thường: trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống anh vẫn vượt lên để hoàn thành tốt nhiệm vụ (D/C + PT)
+ Anh có lí tưởng đúng đắn : “Mình sinh ra ở đâu, mình vì ai mà làm việc”...
+ Anh biết tìm niềm vui trong công việc nhàm chán của mình với suy nghĩ “Mình với công việc là đôi ai bào là một mình được”....
+ Anh ham học hỏi, nghiên cứu khoa học (D/C + PT)
+ Anh là người có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc “Một giờ sáng vẫn thức dậy đi ốp” mặc dù thời tiết ở Sa Pa rất lạnh giá...
+ Anh còn biết cải thiện cuộc sống, đã trồng rau, trồng hoa, nuôi gà....
+ Anh còn là người rất khiêm tốn, khi người họa sĩ muốn vẽ anh, anh đã giới thiệu những người khác đáng vẽ hơn (D/C + PT)
Vẻ đẹp anh thanh niên đã có sức lan tỏa đến cô kĩ sư, ông họa sĩ (D/C + PT)
Các nhân vật khác như: cô kĩ sư, ông họa sĩ, bác lái xe, ông kĩ sư nông học, anh cán bộ sét, anh cán bộ khí tượng ở đỉnh cao hơn bốn ngàn mét. đều say mê cống hiến cho đất nước.
Qua nhân vật anh thanh niên người đọc thấy rõ vẻ đẹp tâm hồn của anh anh niên, thấy được ý thức công dân của mình trong cuộc sống.
Người đọc khâm phục những đức tính cao đẹp của anh thanh niên để từ đó học tập noi gương, có hành động đúng trong công cuộc xây dựng đất nước ngày nay...
Khẳng định nhận định: đánh giá thành công của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”
Truyện đã góp phần cổ vũ, động viện nhân dân ta trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đồng thời cũng là bức thông điệp gửi đề mọi người ý thức công dân trong xây dựng và bảo vệ đất nước. Thổi bùng trong ta lòng yêu đất nước và ý thức cống hiến những gì tốt đẹp nhất cho đất nước.
Ý kiến của Nguyễn Đình Thi là hoàn toàn đúng đắn có ý nghĩa khẳng định sức mạnh của nghệ thuật nói chung, của văn chương nói riêng.
(Lưu ý: Học sinh có thể viết đan xen giữa các yếu tố biểu cảm trong bài song phải có lập luận chặt chẽ để làm sáng tỏ nhận định).
Cách cho điểm:
Điểm 11 - 12: Đảm bảo đủ các ý cơ bản, trình bày sạch đẹp, lập luận chặt chẽ, câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc. Không mắc lỗi chính tả, lỗi câu.
Điểm 9 – 10,75: Đảm bảo tương đối đủ các ý cơ bản, bố cục bài rõ ràng, đầy đủ, lập luận chặt chẽ trình bày bài sạch, đẹp, câu văn giàu cảm xúc. Có thể mắc một hoặc hai lỗi chính tả.
Điểm 7 – 8,75: Về cơ bản bài viết đủ ý, bố cục bài viết rõ ràng, lập luận chặt chẽ, câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc. Có thể mắc vài ba lỗi chính tả, 1-2 lỗi dùng từ.
Điểm 4 – 6,75: Bài viết chưa đủ ý, trình bày sơ sài, lập luận chưa được chặt chẽ còn mắc 2-3,75 lỗi chính tả, 1 lỗi câu, 1-2 lỗi dùng từ.
Điểm 2 – 3,75: Bài viết thiếu ý nhiều, chưa biết cách lập luận, mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi câu
Điểm 0,5 – 1,75: Bài viêt thiếu ý nhiều, có vẻ chưa hiểu đề, mắc nhiều lỗi dùng từ, đặt
câu.
Điểm 0: Không hiểu đề, viết linh tinh hoặc để giấy trắng.
* Lưu ý: Trên đây chỉ là gợi ý, các giám khảo cần vận dụng linh hoạt khi cho điểm. Sau khi chấm điểm từng câu, giám khảo cân nhắc để cho điểm toàn bài một cách hợp lý, đảm bảo đánh giá đúng trình độ học sinh, cần khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo. Điểm toàn bài cho lẻ đến 0,25 điểm.
Cho văn bản
Điều gì là quan trọng?
sinh:
Chuyện xảy ra tại một trường trung học.
Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vệt đen dài và đặt câu hỏi với học
Các em có thấy gì không?
Cả phòng học vang lên câu trả lời:
Đó là một vệt đen.
Thầy giáo nhận xét:
Các em trả lời không sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư? Và thầy kết luận:
Có người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi
những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với những mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời.
(Theo nguồn Internet)
Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện trên.
2- Câu 2 (12,0 điểm):
Trong văn bản “Tiếng nói văn nghệ”, Nguyễn Đình thi có viết: “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy”.
Qua văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên./.
---------------------Hết-----------------------
Họ và tên thí sinh:………………………………….SBD:………….
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh:………………………………….SBD:………….
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO ĐOAN HÙNG
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2016 – 2017
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN
(Gồm có 04 trang)
1 - Câu 1 (8,0 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng:
- HS có kĩ năng làm bài nghị luận xã hội, biết kết hợp các phép lập luận như giải thích, phân tích, chứng minh...
Hiểu đúng và hướng trúng vào vấn đề mà đề bài yêu cầu: lối ứng xử đẹp, giàu lòng vị tha, khoan dung khi đánh giá về người khác; đồng thời phải biết trân trọng những phẩm chất, những phần tốt đẹp của họ.
Biết lựa chọn dẫn chứng, phân tích dẫn chứng để làm sáng rõ vấn đề.
Biết mở rộng liên hệ để trình bày vấn đề một cách thấu đáo, toàn diện.
Lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, trôi chảy; biết dùng từ, đặt câu chuẩn xác, gợi cảm.
Bố cục bài phải hoàn chỉnh, chặt chẽ, hợp lí.
Yêu cầu về nội dung:
* Giải thích ý nghĩa câu chuyện
“vệt đen dài" tượng trưng cho những khuyết điểm, những lỗi lầm của con người.
“Tờ giấy trắng” tượng trưng cho phẩm chất, cho những điều tốt đẹp của con người.
“Đừng quá chú trọng vào vết đen”: đừng cố chấp, định kiến trước lỗi lầm, hạn chế của người khác
“Hãy nhìn ra tờ giấy trắng với những mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích …cho đời”: biết trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của mỗi cá nhân
-> Câu chuyện cho ta bài học về cách ứng xử, nhìn nhận đánh giá con người: Điều quan trọng trong cuộc sống chính là lối ứng xử đẹp, giàu lòng vị tha, khoan dung khi đánh giá về người khác, đồng thời phải biết trân trọng những phẩm chất, những phần tốt đẹp của họ.
Suy nghĩ về vấn đề
Đừng quá chú trọng vào “vết đen” đừng cố chấp, định kiến trước lỗi lầm, hạn chế của người khác vì:
+ Con người không ai hoàn hảo cả.
+ Sự vị tha, khoan dung mang lại niềm vui, thanh thản cho người mắc lỗi, tạo điều kiện cho họ nhận ra sai trái, sửa chữa lỗi lầm. Đồng thời, nó mang lại niềm vui cho bản thân ta (dẫn chứng).
“Hãy nhìn ra …cho đời”: biết trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của mỗi cá nhân
+ Biết trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của mỗi cá nhân để giúp cá nhân phát huy được sức mạnh vốn có. Đó cũng là cách chúng ta góp phần làm cho cuộc sống đẹp hơn (dẫn chứng).
Khẳng định ý nghĩa của lối sống ứng xử đẹp: vừa vị tha, độ lượng trước lỗi lầm của người khác vừa đồng thời trân trọng phẩm chất tốt đẹp ở họ. Điều đó làm cho mối quan hệ của con người trở nên tốt đẹp, tránh những hiểu lầm đáng tiếc (dẫn chứng).
Mở rộng, liên hệ :
Phê phán những người không biết vị tha, khoan dung. Phê phán những kẻ ích kỷ, cực đoan, chỉ nhìn thấy những ưu điểm của mình mà xem thường năng lực của người khác.
Định hướng bài học: Câu chuyện giúp ta có thái độ sống tích cực và rèn luyện một lối ứng xử nhân ái, nhân văn.
Cách cho điểm:
Điểm 7- 8: Đảm bảo tất cả các yêu cầu trên, bài viết sâu sắc, có sự sáng tạo.
Điểm 5- 6: Cơ bản đảm bảo các yêu cầu trên. Viết bài hoàn chỉnh, đúng kiểu bài song còn mắc một vài lỗi nhở
Điểm 3- 4: Hiểu đề, đúng kiểu bài nhưng nội dung chưa đầy đủ, thuyết phục
Điểm 1- 2: Bài viết sơ sài, chưa xác định rõ yêu cầu bài viết hoặc viết sai kiểu bài
Điểm 0: Không làm bài
2 - Câu 2 (12,0 điểm):
Yêu cầu chung:
Về hình thức:
Thể loại: Thuộc kiểu bài chứng minh một vấn đề về văn học.
Bố cục: Cân đối, kết cấu chặt chẽ.
Diễn đạt: Văn viết phải lưu loát, đúng chính tả, đúng ngữ pháp; trình bày sạch đẹp, rõ ràng, có cảm xúc.
Phương pháp: Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận về một vấn đề văn chương thông qua việc phân tích một tác phẩm truyện để là rõ vấn đề (luận điểm rõ ràng, có sức thuyết phục, biết cách trích dẫn chứng và phân tích các dẫn chứng đã nêu, biết kết hợp yếu tổ biểu cảm trong nghị luận...).
Về nội dung: Đề văn nhằm đánh giá kiến thức thí sinh về một tác phẩm cụ thể đồng thời ở một mức độ nào đó, đánh giá sự hiểu biết của các em về góc độ lí luận văn học, đó là tác dụng của nghệ thuật, cái hay của thơ ca. Ở đề này cái chính là hiểu và lấy văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long để làm sáng tỏ quan niệm của Nguyễn Đình Thi về văn học nghệ thuật: “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy”.
Yêu cầu cụ thể:
Học sinh có thể viết bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo nắm được và làm toát lên những nội dung cơ bản sau:
Dẫn dắt giới thiệu vấn đề: Nhận định trên đã nói lên chức năng nhận thức, chức năng thẩm mĩ và chức năng giáo dục của nghệ thuật, của văn chương (tác dụng của nghệ thuật, văn chương.)
Giải thích một cách khái quát nhận định:
- Nghệ thuật là một loại hình độc đáo thể hiện cuộc sống qua các hình tượng, nét vẽ, màu sắc, hình khối, âm thanh. Nghệ thuật được tác giả nói ở đây nên hiểu là nghệ thuật văn chương.
Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta: nghệ thuật khác với những bài thuyết giảng đạo lí, mà các tác phẩm nghệ thuật là con đẻ của người nghệ sĩ, trong đó các nhà văn gửi gắm những suy tư, ước vọng của mình đến với độc giả. Tư tưởng trong tác phẩm nghệ thuật là thứ tư tưởng náu mình.
Nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta là: các tác phẩm văn chương tác động vào nhận thức, tâm tư, tình cảm của người đọc, giúp người đọc hiểu được hiện thực cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm và qua sự rung động mà tác phẩm đem lại người tiếp nhận sẽ nhận thức rõ cái đẹp, cái đúng, cái sai trong thực tế cuộc sống, từ đó có những tình cảm yêu cái tốt đẹp, ghét cái xấu xa sai trái...
Khiến chúng ta tự phải bước đi lên đường ấy: Từ những tình cảm tốt đẹp mà tác phẩm nghệ thuật đem lại, người đọc sẽ có hành động phù hợp như kế thừa, phát huy, noi theo những điều tốt đẹp, đấu tranh, phê phán cái xấu xa, lỗi thời, hèn kém...
Chứng minh nhận định qua văn bản “lặng lẽ Sa Pa”:
- Lặng lẽ Sa pa giúp cho người đọc thấy nghị lực phi thường và những phẩm chất cao đẹp của các nhân vật trong truyện mà tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên đã giúp người đọc thấy rõ những phẩm chất cao đẹp của người lao động mới trong thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền nam mà thêm trân trọng yêu mến những con người đó:
+ Một con người có nghị lực phi thường: trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống anh vẫn vượt lên để hoàn thành tốt nhiệm vụ (D/C + PT)
+ Anh có lí tưởng đúng đắn : “Mình sinh ra ở đâu, mình vì ai mà làm việc”...
+ Anh biết tìm niềm vui trong công việc nhàm chán của mình với suy nghĩ “Mình với công việc là đôi ai bào là một mình được”....
+ Anh ham học hỏi, nghiên cứu khoa học (D/C + PT)
+ Anh là người có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc “Một giờ sáng vẫn thức dậy đi ốp” mặc dù thời tiết ở Sa Pa rất lạnh giá...
+ Anh còn biết cải thiện cuộc sống, đã trồng rau, trồng hoa, nuôi gà....
+ Anh còn là người rất khiêm tốn, khi người họa sĩ muốn vẽ anh, anh đã giới thiệu những người khác đáng vẽ hơn (D/C + PT)
Vẻ đẹp anh thanh niên đã có sức lan tỏa đến cô kĩ sư, ông họa sĩ (D/C + PT)
Các nhân vật khác như: cô kĩ sư, ông họa sĩ, bác lái xe, ông kĩ sư nông học, anh cán bộ sét, anh cán bộ khí tượng ở đỉnh cao hơn bốn ngàn mét. đều say mê cống hiến cho đất nước.
Qua nhân vật anh thanh niên người đọc thấy rõ vẻ đẹp tâm hồn của anh anh niên, thấy được ý thức công dân của mình trong cuộc sống.
Người đọc khâm phục những đức tính cao đẹp của anh thanh niên để từ đó học tập noi gương, có hành động đúng trong công cuộc xây dựng đất nước ngày nay...
Khẳng định nhận định: đánh giá thành công của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”
Truyện đã góp phần cổ vũ, động viện nhân dân ta trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đồng thời cũng là bức thông điệp gửi đề mọi người ý thức công dân trong xây dựng và bảo vệ đất nước. Thổi bùng trong ta lòng yêu đất nước và ý thức cống hiến những gì tốt đẹp nhất cho đất nước.
Ý kiến của Nguyễn Đình Thi là hoàn toàn đúng đắn có ý nghĩa khẳng định sức mạnh của nghệ thuật nói chung, của văn chương nói riêng.
(Lưu ý: Học sinh có thể viết đan xen giữa các yếu tố biểu cảm trong bài song phải có lập luận chặt chẽ để làm sáng tỏ nhận định).
Cách cho điểm:
Điểm 11 - 12: Đảm bảo đủ các ý cơ bản, trình bày sạch đẹp, lập luận chặt chẽ, câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc. Không mắc lỗi chính tả, lỗi câu.
Điểm 9 – 10,75: Đảm bảo tương đối đủ các ý cơ bản, bố cục bài rõ ràng, đầy đủ, lập luận chặt chẽ trình bày bài sạch, đẹp, câu văn giàu cảm xúc. Có thể mắc một hoặc hai lỗi chính tả.
Điểm 7 – 8,75: Về cơ bản bài viết đủ ý, bố cục bài viết rõ ràng, lập luận chặt chẽ, câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc. Có thể mắc vài ba lỗi chính tả, 1-2 lỗi dùng từ.
Điểm 4 – 6,75: Bài viết chưa đủ ý, trình bày sơ sài, lập luận chưa được chặt chẽ còn mắc 2-3,75 lỗi chính tả, 1 lỗi câu, 1-2 lỗi dùng từ.
Điểm 2 – 3,75: Bài viết thiếu ý nhiều, chưa biết cách lập luận, mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi câu
Điểm 0,5 – 1,75: Bài viêt thiếu ý nhiều, có vẻ chưa hiểu đề, mắc nhiều lỗi dùng từ, đặt
câu.
Điểm 0: Không hiểu đề, viết linh tinh hoặc để giấy trắng.
* Lưu ý: Trên đây chỉ là gợi ý, các giám khảo cần vận dụng linh hoạt khi cho điểm. Sau khi chấm điểm từng câu, giám khảo cân nhắc để cho điểm toàn bài một cách hợp lý, đảm bảo đánh giá đúng trình độ học sinh, cần khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo. Điểm toàn bài cho lẻ đến 0,25 điểm.