Câu 1 (8 điểm) :
Nhà thơ Robert Frost(1874-1963) viết: “Trong rừng có nhiều lối đi, và tôi chọn lối đi không có dấu chân người”.
Nhà văn Lỗ Tấn(1881-1936) lại nói: “Kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”.
Nêu suy nghĩ của em về hai cách chọn đường trên. Câu 2 (12 điểm) :
“Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp”.
Hãy khám phá “xứ sở của cái đẹp” qua văn bản Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận, Ngữ văn 9, tập 1.
PHÒNG GD&ĐT THANH BA
Nhà thơ Robert Frost(1874-1963) viết: “Trong rừng có nhiều lối đi, và tôi chọn lối đi không có dấu chân người”.
Nhà văn Lỗ Tấn(1881-1936) lại nói: “Kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”.
Nêu suy nghĩ của em về hai cách chọn đường trên. Câu 2 (12 điểm) :
“Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp”.
Hãy khám phá “xứ sở của cái đẹp” qua văn bản Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận, Ngữ văn 9, tập 1.
PHÒNG GD&ĐT THANH BA
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ GIAO LƯU HSG CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2016-2017
Môn: Ngữ văn 9
Môn: Ngữ văn 9
Câu | Nội dung | Điể m |
1 | a.Yêu cầu kĩ năng : Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học (có suy nghĩ, đánh giá, cảm xúc...) Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; bố cục rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Hành văn lưu loát, trong sáng, có cảm xúc. | |
b.Yêu cầu về kiến thức: Mở bài : Giới thiệu vấn đề và trích dẫn hai ý kiến : Trong cuộc sống, có nhiều con đường dẫn tới thành công, nhưng quan niệm về con đường của mỗi người người lại khác nhau. Nếu nhà văn Lỗ Tấn từng khẳng định: “Kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi” thì nhà thơ Robert Frost lại viết: “Trong rừng có nhiều lối đi, và tôi chọn lối đi không có dấu chân người”. Vậy ta sẽ chọn cho riêng mình lối đã có dấu chân hay đường đã có sẵn để bước đi trong cuộc sống? Thân bài : Giải thích hai ý kiến: Lối đi đã được người ta đi mãi thành đường: lối đi cũ, cách làm cũ, dễ dàng, đã quen thuộc, đã nhiều người thực hiện, Lối đi chưa có dấu chân người: lối đi, cách làm sáng tạo, mạo hiểm, dũng cảm đối đầu với khó khăn Bằng cách nói hình ảnh, hai câu nói trên nêu lên những lựa chọn khác nhau để làm nên thành công trong hành trình cuộc sống của mỗi con người. Mỗi người có một lựa chọn riêng, mỗi lối đi đều có những thuận lợi và khó khăn riêng 2.2.Bàn bạc,đánh giá Mỗi lối đi đều có những thuận lợi và khó khăn riêng + Lối đi đã được người ta đi mãi thành đường: đây là lối đi an toàn, nhiều thuận lợi vì đã có người đi trước, mình có thể rút kinh nghiệm để thành công, đến đích sớm. Tuy nhiên con người sẽ không còn nhiều cơ hội để tìm ra cái mới, tìm cơ hội chinh phục và khám phá + Lối đi không có dấu chân người: đây là lối đi, cách thức nhiều trở ngại, nhiều khó khăn phải đối đầu, buộc con người phải dũng cảm, phải sáng tao, thậm chí mạo hiểm. Lối đi ấy có thể có rủi ro, nhưng con người phải biết chấp nhận để có được thành công cho lần sau. Nếu thành công, con người có niềm vui, niềm hạnh phúc của người tiên phong, người mở đầu. Hai ý kiến trên thực chất bổ sung cho nhau, con người sẽ có được thành công khi vừa biết kế thừa kinh nghiệm của người đi trước, tìm lối đi an toàn, lại vừa sáng tạo kiếm tìm cái mới như một sự khởi nghiệp. HS có thể lấy dẫn chứng để chứng minh Tuy nhiên, chọn lối đi người ta đi mãi thành đường không có nghĩa là bảo thủ, kì thị cái mới vùi dập tinh thần sáng tạo; chọn “lối đi chưa có dấu chân người” không có nghĩa là liều lĩnh, |
dại dột, mạo hiểm đến thất bại một cách vô nghĩa . Mở rộng vấn đề : phê phán những người sống bảo thủ, dựa dẫm, không có tinh thần sáng tạo. Phê phán những người liều lĩnh, mạo hiểm một cách mù quáng, không biết kế thừa kinh nghiệm , thành tựu của người đi trước, không chịu tiếp thu cái mới,… * Bài học nhận thức và hành động Nhận thức được tính đúng đắn trong từng quan niệm sống Biết tôi luyện và vận dụng các phẩm chất linh hoạt, sáng tạo, dũng cảm trong từng tình huống cụ thể của đời sống để có được thành công 3.Kết bài : khẳng định lại vấn đề | ||
2 | a. Yêu cầu về kĩ năng: Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học (có suy nghĩ, đánh giá, cảm xúc...) Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; bố cục rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Hành văn lưu loát, trong sáng, có cảm xúc. | 3.0 |
b. Yêu cầu về kiến thức: Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận Trích dẫn ý kiến Thân bài Giải thích khái quát vấn đề Nhà văn chân chính là nhà văn luôn đặt mục đích sáng tác vào con người và cuộc sống. Đem ngòi bút của mình phục vụ đời sống và có ích cho con người. Xứ sở của cái đẹp trong tác phẩm văn học được thể hiện ở hai phương diện nội dung và hình thức. + Vẻ đẹp nội dung là vẻ đẹp của tự nhiên và con người trong lao động, chiến đấu, các lĩnh vực khác… mà nhà văn mang tới cho người đọc. + Vẻ đẹp hình thức là khả năng xây dựng được những hình tượng nghệ thuật sinh động, độc đáo, hấp dẫn. Là khả năng kết cấu chặt chẽ, tình huống hợp lí và khả năng sử dụng ngôn từ điêu luyện... => Nội dung, hình thức đẹp không chỉ đem lại cho người đọc những rung cảm thẩm mĩ mà còn làm cho con người yêu cuộc sống, khao khát hướng tới những gì đẹp đẽ tốt lành cho cuộc đời. Để người đọc cảm nhận được xứ sở của cái đẹp đó thì nhà văn chân chính là người dẫn đường cho người đọc khám phá cảm nhận. Đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của nhà văn. | ||
2.2. Chứng minh qua văn bản Đoàn thuyền đánh cá của nhà văn Huy Cận a, Xứ sở của cái đẹp trong Đoàn thuyền đánh cá được thể hiện ở trước hết ở phương diện nội dung : a.1. Xứ sở của cái đẹp trong Đoàn thuyền đánh cá được thể hiện ở vẻ đẹp của thiên nhiên vùng biển Hạ Long : + Đó là cảnh thiên nhiên bao la, bát ngát, hùng vĩ khiến cảnh lao động thêm hùng tráng. + Thiên nhiên kì ảo, thơ mộng khiến cảnh lao động trở lên thi vị + Thiên nhiên đầy sức sống, ấm áp, gần gũi với con người + Thiên nhiên giàu có ban tặng bao loài các với vẻ đẹp lộng lẫy và rực rỡ làm nên kết quả tốt đẹp của người lao động, ... | 3.0 |
(Lấy được dẫn chứng, phân tích) ->Tất cả làm nên một bức tranh thiên nhiên đẹp kì lạ, hấp dẫn gợi ra cho ta bao liên tưởng và yêu mến. | ||
a.2. Xứ sở của cái đẹp trong Đoàn thuyền đánh cá còn được thể hiện ở vẻ đẹp hấp dẫn của con người: + Làm chủ cuộc đời, làm chủ biển trời quê hương, miệt mài, hăng say lao động, không quản ngày đêm làm giàu cho quê hương, đất nước. + Tâm hồn phơi phới lạc quan. + Lao động đạt kết quả tốt đẹp. + Hình ảnh họ được khắc họa trong sự hòa hợp với thiên nhiên, nổi bật ở vị trí trung tâm, gắn với đoàn thuyền đánh cá, trong lao động tập thể hào hùng, đầy niềm vui. Tầm vóc của họ được phóng to trên nền vũ trụ, mang kích thước vũ trụ. Vẻ đẹp của họ vừa thực, vừa lãng mạn. (Lấy được dẫn chứng, phân tích) ->Tất cả đã tạo nên xứ sở của cái đẹp: thiên nhiên đẹp, con người đẹp | 3.0 | |
b. Xứ sở của cái đẹp trong Đoàn thuyền đánh cá không chỉ đẹp về nội dung mà còn đẹp về nghệ thuật, được thể hiện: Cảm hứng vũ trụ và cảm hứng lãng mạn cách mạng đã tạo cho bài thơ có nhiều hình ảnh độc đáo, vừa thực, vừa ảo, vừa rộng lớn, tráng lệ, lung linh như những bức tranh sơn mài.. Bài thơ cũng là một khúc ca, khúc ca về lao động, về thiên nhiên đất nước giàu đẹp. Khúc ca ấy phơi phới, khỏe khoắn, mạnh mẽ, được tạo nên bởi âm hưởng, giọng điệu của bài thơ. Các yếu tố lời thơ, nhịp điệu, vần, ... góp phần làm nên âm hưởng ấy. Cách gieo vần có nhiều biến hóa, linh hoạt... Bút pháp phóng đại khoa trương đạt hiệu quả thẩm mĩ và tạo dấu ấn riêng cho bài thơ... Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ: liệt kê gợi sự giàu có của biển khơi, các hình ảnh ẩn dụ...nghệ thuật nhân hóa gợi một không gian sống động, lung linh, kì ảo mà gần gũi, ấm áp | 2,.0 | |
3. Kết bài: Cái đẹp trong tác phẩm văn học đa dạng, phong phú được khơi nguồn kết tinh từ cuộc sống. Đời sống tự nhiên ấy được khúc xạ qua ánh sáng, cảm quan, quá trình lao động cực nhọc, sáng tạo, mê say của nhà văn để có được sức hấp dẫn, những giá trị đẹp của con người, làm cho con người sống tốt hơn. Yêu cái đẹp của văn chương là chúng ta yêu tấm lòng của nhà văn. Họ là những kĩ sư tâm hồn đốt cháy mình để có được ánh sáng, niềm vui dẫn ta đến bến bờ xứ sở của cái đẹp trong cuộc sống. | 1 |