Câu 1 (4.0 điểm):
Đọc kỹ câu chuyện sau rồi trả lời câu hỏi:
Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng, ông quyết định: con lừa đã già, dù sao cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả.
Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất đổ vào giếng. Ngay từ đầu lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.
(Theo nguồn Internet)
Nhân vật con lừa trong câu chuyện bị rơi vào hoàn cảnh như thế nào?
Theo em, điều bất ngờ nào đã diễn ra?
Từ câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì trong cuộc sống?
Câu 2 (8.0 điểm):
Có ý kiến cho rằng: Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.
Suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Câu 3 (8.0 điểm):
Cảm nhận của em về nhân vật Lục Vân Tiên trong văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Ngữ văn 9, tập 1).
......................................... hết ..............................................................
Họ và tên thí sinh: …………………………………….. SBD: ………
- Giám khảo vận dụng Hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, ngoài việc kiểm tra kiến thức cơ bản, giám khảo cần phát hiện và trân trọng những bài làm thể hiện được tố chất của một học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, có năng lực cảm thụ sâu sắc, tinh tế, kỹ năng làm bài tốt, diễn đạt có cảm xúc, có giọng điệu riêng...); đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách.
Giám khảo cần đánh giá bài làm của học sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài nhằm đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng.
Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý chính và các thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó, giám khảo có thể thống nhất để định ra các ý chi tiết và các thang điểm cụ thể hơn.
Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lý, có sức thuyết phục giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để đánh giá, cho điểm.
- Điểm toàn bài là 20,0 chiết đến 0,25.
B. Yêu cầu cụ thể Câu 1 (4.0 điểm):
Nhân vật con lừa trong câu chuyện bị rơi vào hoàn cảnh: éo le, đầy nguy hiểm, phải đối mặt với các chết…=> 1.0 điểm.
Điều bất ngờ đã diễn ra: Con lừa đã thoát khỏi nguy hiểm, éo le bằng chính sự bình tĩnh, thông minh trong xử lí của mình…=> 1.0 điểm.
Bài học rút ra từ câu chuyện: Cuộc sống không bằng phẳng mà chứa nhiều bất trắc cùng những thử thách bất ngờ nhưng không phải chỉ là bóng tối và bế tắc. Trước mọi tình huống, cần bình tĩnh, chủ động, sáng suốt nhìn thẳng vào gian khó, thử thách để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất…=> 2.0 điểm
Đó là một ý kiến đúng đắn về quan hệ ứng xử, về lối sống, cách sống của con người.
Ý kiến đó đã khẳng định ý nghĩa của việc sẻ chia, trao ban; mối quan hệ giữa trao ban và nhận lại: Sẻ chia, trao ban là nghĩa cử có sức lan tỏa lớn trong cộng đồng và trong lòng người; nghĩa cử ấy làm vui cuộc đời, làm vui lòng người. Cuộc sống của cộng đồng và của mỗi con người có ý nghĩa hơn khi biết trao ban, chia sẻ...
Bàn luận, mở rộng vấn đề …
Định hướng cho bản thân…
Biết kết hợp các thao tác nghị luận trong quá trình làm bài: phân tích, chứng minh, bình luận …
Biết kết hợp một cách linh hoạt phương thức nghị luận với các phương thức biểu đạt khác như: tự sự, biểu cảm ...
Không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.
Bảo đảm các yêu cầu về kiến thức nhưng còn có hạn chế về kỹ năng => 6.0
Bài viết còn hời hợt, sơ sài => 2.0 điểm.
Các thang điểm khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định.
Lưu ý: Giám khảo cần cẩn trọng khi đánh giá bài làm của thí sinh trong
tính chỉnh thể, phát hiện, trân trọng những bài có suy nghĩ và giọng điệu riêng. Thí sinh có thể có những luận điểm, luận cứ khác nhau (kể cả không có trong hướng dẫn chấm) miễn là hợp lý và có sức thuyết phục.
Câu 3 (8.0 điểm):
Về kiến thức: Thí sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau, sau đây là một số gợi ý:
Lục Vân Tiên tiêu biểu cho vẻ đẹp của một con người sẵn sàng xả thân vì nghĩa, không so đo, tính toán…
Sức mạnh của Lục Vân Tiên là sức mạnh của nhân nghĩa, của lẽ phải, của lòng dũng cảm kiên cường. Đó là sức mạnh của một con người có tinh thần thượng võ, sẵn sàng cứu khốn phò nguy, dám bênh vực kẻ yếu, tiêu diệt mọi thế lực bạo tàn…
Lục Vân Tiên là một người có văn hóa trong ứng xử…
Thái độ, tấm lòng của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đối với nhân vật Lục Vân Tiên...
Đằng sau nhân vật Lục Vân Tiên là quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu và nhân dân về người anh hùng…
+ Có kỹ năng triển khai luận điểm, luận cứ, bố cục sáng rõ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.
+ Đạt được các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng => 8.0 điểm.
+ Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức nhưng kỹ năng làm bài còn hạn chế =>
6.0 điểm.
+ Trình bày được suy nghĩ, đưa ra được những đánh giá theo yêu cầu của đề nhưng văn viết thiếu cảm xúc và còn mắc nhiều lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả...=> 4.0 điểm.
+ Nội dung bài viết sơ sài => 2.0 điểm.
Lưu ý:
Các thang điểm chi tiết khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác
định.
Thí sinh có thể có những cảm nhận và có diễn đạt khác nhau miễn là hợp lý
Đọc kỹ câu chuyện sau rồi trả lời câu hỏi:
Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng, ông quyết định: con lừa đã già, dù sao cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả.
Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất đổ vào giếng. Ngay từ đầu lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.
(Theo nguồn Internet)
Nhân vật con lừa trong câu chuyện bị rơi vào hoàn cảnh như thế nào?
Theo em, điều bất ngờ nào đã diễn ra?
Từ câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì trong cuộc sống?
Câu 2 (8.0 điểm):
Có ý kiến cho rằng: Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.
Suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Câu 3 (8.0 điểm):
Cảm nhận của em về nhân vật Lục Vân Tiên trong văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Ngữ văn 9, tập 1).
......................................... hết ..............................................................
Họ và tên thí sinh: …………………………………….. SBD: ………
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 9
(Hướng dẫn gồm 02 trang)YÊU CẦU CHUNG:
- Giám khảo vận dụng Hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, ngoài việc kiểm tra kiến thức cơ bản, giám khảo cần phát hiện và trân trọng những bài làm thể hiện được tố chất của một học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, có năng lực cảm thụ sâu sắc, tinh tế, kỹ năng làm bài tốt, diễn đạt có cảm xúc, có giọng điệu riêng...); đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách.
Giám khảo cần đánh giá bài làm của học sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài nhằm đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng.
Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý chính và các thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó, giám khảo có thể thống nhất để định ra các ý chi tiết và các thang điểm cụ thể hơn.
Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lý, có sức thuyết phục giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để đánh giá, cho điểm.
- Điểm toàn bài là 20,0 chiết đến 0,25.
B. Yêu cầu cụ thể Câu 1 (4.0 điểm):
Nhân vật con lừa trong câu chuyện bị rơi vào hoàn cảnh: éo le, đầy nguy hiểm, phải đối mặt với các chết…=> 1.0 điểm.
Điều bất ngờ đã diễn ra: Con lừa đã thoát khỏi nguy hiểm, éo le bằng chính sự bình tĩnh, thông minh trong xử lí của mình…=> 1.0 điểm.
Bài học rút ra từ câu chuyện: Cuộc sống không bằng phẳng mà chứa nhiều bất trắc cùng những thử thách bất ngờ nhưng không phải chỉ là bóng tối và bế tắc. Trước mọi tình huống, cần bình tĩnh, chủ động, sáng suốt nhìn thẳng vào gian khó, thử thách để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất…=> 2.0 điểm
Thí sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau miễn là đảm bảo yêu cầu của đề bài.
Câu 2 (8.0 điểm):Đáp án:
Về kiến thức: Đây là một đề bài có tính chất mở, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau với nhiều thao tác nghị luận khác nhau miễn là đáp ứng được yêu cầu của đề bài. Sau đây là một số gợi ý:Đó là một ý kiến đúng đắn về quan hệ ứng xử, về lối sống, cách sống của con người.
Ý kiến đó đã khẳng định ý nghĩa của việc sẻ chia, trao ban; mối quan hệ giữa trao ban và nhận lại: Sẻ chia, trao ban là nghĩa cử có sức lan tỏa lớn trong cộng đồng và trong lòng người; nghĩa cử ấy làm vui cuộc đời, làm vui lòng người. Cuộc sống của cộng đồng và của mỗi con người có ý nghĩa hơn khi biết trao ban, chia sẻ...
Bàn luận, mở rộng vấn đề …
Định hướng cho bản thân…
Về kỹ năng:
Viết được bài văn nghị luận xã hội với bố cục hoàn chỉnh.Biết kết hợp các thao tác nghị luận trong quá trình làm bài: phân tích, chứng minh, bình luận …
Biết kết hợp một cách linh hoạt phương thức nghị luận với các phương thức biểu đạt khác như: tự sự, biểu cảm ...
Không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.
Biểu điểm:
Bảo đảm các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng => 8.0 điểm.Bảo đảm các yêu cầu về kiến thức nhưng còn có hạn chế về kỹ năng => 6.0
điểm.
Bài viết còn hời hợt, sơ sài => 2.0 điểm.
Các thang điểm khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định.
Lưu ý: Giám khảo cần cẩn trọng khi đánh giá bài làm của thí sinh trong
tính chỉnh thể, phát hiện, trân trọng những bài có suy nghĩ và giọng điệu riêng. Thí sinh có thể có những luận điểm, luận cứ khác nhau (kể cả không có trong hướng dẫn chấm) miễn là hợp lý và có sức thuyết phục.
Câu 3 (8.0 điểm):
Đáp án:
Cần bảo đảm những yêu cầu sau:Về kiến thức: Thí sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau, sau đây là một số gợi ý:
Lục Vân Tiên tiêu biểu cho vẻ đẹp của một con người sẵn sàng xả thân vì nghĩa, không so đo, tính toán…
Sức mạnh của Lục Vân Tiên là sức mạnh của nhân nghĩa, của lẽ phải, của lòng dũng cảm kiên cường. Đó là sức mạnh của một con người có tinh thần thượng võ, sẵn sàng cứu khốn phò nguy, dám bênh vực kẻ yếu, tiêu diệt mọi thế lực bạo tàn…
Lục Vân Tiên là một người có văn hóa trong ứng xử…
Thái độ, tấm lòng của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đối với nhân vật Lục Vân Tiên...
Đằng sau nhân vật Lục Vân Tiên là quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu và nhân dân về người anh hùng…
Về kỹ năng:
+ Có kỹ năng xác định yêu cầu của đề, biết làm một bài văn kiểu cảm nhận về nhân vật thông qua việc trình bày những suy nghĩ, đánh giá, bàn luận…+ Có kỹ năng triển khai luận điểm, luận cứ, bố cục sáng rõ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.
Biểu điểm:
+ Đạt được các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng => 8.0 điểm.
+ Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức nhưng kỹ năng làm bài còn hạn chế =>
6.0 điểm.
+ Trình bày được suy nghĩ, đưa ra được những đánh giá theo yêu cầu của đề nhưng văn viết thiếu cảm xúc và còn mắc nhiều lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả...=> 4.0 điểm.
+ Nội dung bài viết sơ sài => 2.0 điểm.
Lưu ý:
Các thang điểm chi tiết khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác
định.
Thí sinh có thể có những cảm nhận và có diễn đạt khác nhau miễn là hợp lý