Soạn bài: Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến)

Soạn bài: Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến)

S
Sơn Ca
  • Cộng tác viên 30 đến từ Vietnam
Bố cục

- Đoạn 1 (hai câu đầu): Giới thiệu về sự ra đi đột ngột của Dương Khuê
- Đoạn 2 (từ câu 3 đến câu 22): Nhớ lại những kỷ niệm giữa hai người và thể hiện tâm trạng thời cuộc của nhà thơ.
- Đoạn 3 (phần còn lại): Nỗi đau mất bạn và tâm sự cô đơn vì thiếu tri kỷ.
Câu 1 (trang 32 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Bài thơ có thể chia thành ba đoạn:
- Đoạn 1 (hai câu đầu): Giới thiệu về sự ra đi đột ngột của Dương Khuê
- Đoạn 2 (từ câu 3 đến câu 22): Nhớ lại những kỷ niệm giữa hai người và thể hiện tâm trạng thời cuộc của nhà thơ.
- Đoạn 3 (phần còn lại): Nỗi đau mất bạn và tâm sự cô đơn vì thiếu tri kỷ.

Câu 2 (trang 32 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): *Kỉ niệm của tác giả với người bạn của mình
- Cùng nhau thi đỗ làm quan
- Cùng nhau dong chơi khắp chốn non nước
- Cùng ngân nga hát ả đào
- Cùng nhau uống rượu và bình luận thơ văn
- Cùng nhau trải qua những buổi hoạn nạn, vật đổi sao rời
* Nỗi đau, trống vắng khi mất bạn
- Chân tay rụng rời khi nghe tin bạn mất
- Rượu ngon không có bạn hiền
- Câu thơ hay không có người bình luận

- Đàn kia gảy cũng không ai thấu hiểu
⇒ Cho thấy tình cảm thắm thiết giữa Nguyễn Khuyến và Dương Khuê. CÙng với tâm trạng lúc đột ngột, lúc ngậm ngùi, luyến tiếc, lúc lắng đọng thấm sâu chi phối tuổi già của tác giả. Hai câu kết là nỗi đau không nước mắt, nỗi đau như dồn vào lòng.
Câu 3 (trang 32 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
- Nghệ thuật nói giảm nói tránh “Bác Dương thôi đã thôi rồi”
- Nghệ thuật sử dụng các câu hỏi tu từ trong đoạn cuối bài thơ. Hàng loạt các câu thơ như: Làm sao bác vội về ngay; Vội vàng sao đã mải lên tiên, ... Để rồi lắng đọng trong những câu thơ hụt hẫng, chơi vơi
- Điệp từ không dùng rất hợp hoàn cảnh và đặc sắc. Chỉ một cặp lục bát mà chồng xếp 5 chữ không diễn tả thật đúng cái trống vắng khi mất bạn. Để rồi kết đọng trong tiếng khóc đáng thương của người bạn già tri kỉ. Câu thơ cuối buông nhẹ mà khơi gợi, xót đau, hờn tủi.
Nguồn TH
 
Từ khóa
dương khuê nghe thuat soạn văn tác giả điệp từ
1K
0
1

Sơn Ca

Cộng tác viên
26/9/19
536
45
27,999
30
Vietnam
forum.vanhoctre.com
Xu
0
Bố cục

Phần 1(hai câu thơ đầu): Nỗi đau khi nghe tin bạn mất.
Phần 2 (từ câu 3 đến câu 22): Những kỉ niệm về tình bạn qua dòng hồi tưởng của tác giả.
Phần 3 (đoạn còn lại): Sự đạu đớn, hụt hẫng khi quay trở lại đối diện với hiện thực.
Câu 1 (trang 32 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Bài thơ này có thể chia thành 3 đoạn:
Đoạn 1(hai câu thơ đầu): Nỗi đau khi nghe tin bạn mất.
Đoạn 2 (từ câu 3 đến câu 22): Những kỉ niệm về tình bạn qua dòng hồi tưởng của tác giả.

Đoạn 3 (đoạn còn lại): Sự đạu đớn, hụt hẫng khi quay trở lại đối diện với hiện thực.
Câu 2 (trang 32 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Tình bạn thắm thiết, thủy chung:
- Cách xưng hô: tôi – bác đầy thân mật, nghĩa tình.
- Nỗi đau đớn lúc nghe tin bạn qua đời: sử dụng điệp ngữ “thôi” với mức độ biểu cảm cao, sử dụng các từ láy “man mác”, “ngậm ngùi” diễn tả tâm trạng.
- Những kỉ niệm tình bạn đẹp đẽ:
+ Thưở đăng khoa, sớm hôm cùng nhau.
+ Kính yêu, khác đâu duyên trời.

+ Cùng nhau trải qua nhiều khoảng thời gian quý báu: lúc chơi nơi dặm khách, khi từng gác cheo leo, lúc rượu ngon cùng nhắp, khi bàn soạn câu văn.
+ Cùng nhau trải qua nhiều gian khó, biến cố cuộc đời: buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn, phận đẩu thăng chẳng dám tham trời.
- Nỗi trống vắng khi bạn mất:
+ Chân tay rụng rời: nỗi đau tinh thần chuyển hóa thành nỗi đau thể xác.
+ Rượu ngon không có bạn hiền, câu thơ nghĩ đắn đo không viết, viết đưa ai, ai biết mà đưa: không có người tri âm, tri kỉ, không có người thấu hiểu.
+ Giường kia treo cũng hững hờ, đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn: vật còn mà người đi vật, đồ vật trở nên vô tri.
Câu 3 (trang 32 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Biện pháp tu từ:
+ Phép điệp liên hoàn, điệp vòng tròn: Không mua không phải không tiền không mua; Viết đưa ai, ai biết mà đưa.
+ Thủ pháp đối lập giữa cái còn và cái mất, vật còn mà người đã đi xa: rượu ngon không có bạn hiền; Giường kia treo cũng hững hờ; Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn.
+ Sử dụng thể thơ song thất lục bát, thể thơ quen thuộc của ngâm khúc để bày tỏ cảm xúc da diết, quặn thắt.
Ý nghĩa
Bài thơ với những biện pháp nghệ thuật đặc sắc đã thể hiện được tình bạn chân thành, thủy chung, nỗi đau, niềm mong nhớ của tác giả đối với người bạn đã khuất của mình.
Nguồn TH
 

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top