Soạn bài Kiến thức ngữ văn lớp 7 trang 102 Tập 1

Soạn bài Kiến thức ngữ văn lớp 7 trang 102 Tập 1

Đây là những kiến thức, khái niệm về những bài học sắp tới đây sẽ học và dùng tới. Để hiểu những bài học sau được đúng đắn và hiểu sâu hơn thì những khái niệm này không thể bỏ qua. Bao gồm: Văn bản thông tin dùng để giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi; Mở rộng trạng ngữ là gì, tác dụng gì? Cùng Soạn bài Kiến thức ngữ văn lớp 7 trang 102 Tập 1 SGK Ngữ văn 7 bộ Cánh diều để tìm hiểu trước các thông tin và ví dụ để hiểu hơn bài học.

Soạn bài Kiến thức ngữ văn lớp 7 trang 102 Tập 1

Soạn bài Kiến thức ngữ văn lớp 7 trang 102 Tập 1.png

1. Văn bản thông tin: giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi​


- Văn bản giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi là là loại văn bản thông tin nêu lên các quy định về cách thức tiến hành một hoạt động trò chơi mà người tham gia cần tuân thủ và người xem cần biết.

Ví dụ: Quy định về cách thức tiến hành hoạt động ca Huế, hoạt động đấu vật hoặc quy định, luật lệ về hội thi nấu cơm,… Các quy định này hướng dẫn người tham gia thực hiện đúng, đồng thời giúp người xem thưởng thức, đánh giá được cái hay của hoạt động hoặc trò chơi và tài nghệ của những người biểu diễn thi đấu

- Thông tin trong văn bản giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi có thể được sắp xếp theo trật tự thời gian, mức độ quan trọng của thông tin hoặc các khía cạnh khác nhau.

2. Mở rộng trạng ngữ.​

Khái niệm trạng ngữ:
- Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính về nơi chốn, thời gian, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, điều kiện,...
- Xét về mặt cấu tạo, câu gồm hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ. Tuy vậy, không phải lúc nào câu cũng chỉ có hai thành phần chính mà câu còn có cả những thành phần phụ. Thành phần phụ quan trọng nhất của câu là trạng ngữ.
- Mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ giúp câu cung cấp thêm được nhiều thông tin hơn cho người đọc, người nghe.

Việc mở rộng trạng ngữ thường được thực hiện bằng một trong hai cách sau:​

- Dùng từ hoặc cụm từ chính phụ (cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) bổ sung cho từ làm trạng ngữ.

Ví dụ: “
Đêm, trời mưa như trút nước. -> Đêm hôm đó, trời mưa như trút nước.

- Dùng cụm chủ vị bổ sung cho từ làm trạng ngữ hoặc trực tiếp cấu tạo trạng ngữ.

Ví dụ: Chị Cốc đã thấy -> Chị Cốc đã thấy Dế Choắt đang loay hoay trước cửa hang


Xem thêm các bài viết liên quan tới chủ đề Soạn bài Kiến thức ngữ văn lớp 7 trang 102 Tập 1, Soạn văn lớp 7 bộ Cánh diều TẠI ĐÂY
 
Từ khóa
giới thiệu quy tắc khái niệm trạng ngữ luật lệ của một hoạt động hay trò chơi mở rộng trạng ngữ quy định về cách thức tiến hành hoạt động ca huế soạn bài kiến thức ngữ văn lớp 7 trang 102 tập 1 văn bản thông tin
277
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top