Muốn văn bản thuyết minh được sinh động và hấp dẫn trong bài văn Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh như tự thuật, kể chuyện, nhân hóa, ẩn dụ…
Các biện pháp nghệ thuật cần được sử dụng một cách thích hợp góp phần làm nổi bật đối tượng cần thuyết minh. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng ta cùng nhau Soạn bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
Câu 1 (Trang 12, SGK, Ngữ Văn 9, tập 1): Văn bản thuyết minh có những tính chất gì? Nó được viết ra nhằm mục đích gì? Cho biết các phương pháp thuyết minh thường gặp?
Trả lời:
-Văn bản thuyết minh có tính chất khách quan, thực dụng, là loại văn bản có khả năng cung cấp tri thức xác thực, hữu ích cho con người.
- Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu giải thích.
- Các phương pháp thuyết minh thường dùng:
+ Phương pháp nêu định nghĩa
+ Phương pháp liệt kê là phương pháp kể ra lần lượt các đặc điểm, tính chất của sự vật theo một trật tự nào đó.
+ Nêu ví dụ cụ thể:
+ Phương pháp dùng số liệu (con số).
+ Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh có tác dụng làm nổi bật bản chất của vấn đề cần được thuyết minh.
+ Phương pháp phân loại, phân tích.
Đối với những loại sự vật đa dạng, người ta chia ra từng loại để trình bày. Đối Với sự vật có nhiều mặt, người ta chia ra từng mặt để thuyết minh.
Câu 2 (trang 12, SGK, Ngữ Văn 9, tập 1): Đọc văn bản Hạ Long - Đá và nước (Trang 12 SGK) và cho biết: Văn bản này thuyết minh đặc điểm của đối tượng nào? Văn bản có cung cấp được tri thức khách quan về đối tượng không? Văn bản đã vận dụng phương pháp thuyết minh nào là chủ yếu?
Trả lời:
Văn bản này thuyết minh đặc điểm của "đá" và "nước" ở vịnh Hạ Long.
Tác giả đã đưa ra các nhận xét ngắn gọn, chính xác "chính nước làm cho đá sống động, làm cho đá vốn bất động và vô tri bỗng trở nên linh hoạt, có thể động đến vô tận, Có trị giác, có tâm hồn". Các ý ở đoạn thứ hai, thứ ba, thứ tư của bài nhằm chứng minh cho nhận xét trên.
- Văn bản đã cung cấp cho ta những tri thức khách quan về “đá” và “nước”.
- Bài văn sử dụng phương pháp giải thích, phân loại và miêu tả là chính.
Bên cạnh đó, có lúc tác giả đưa vào các biện pháp tu từ nhân hoả: “và cái thập loại chúng sinh Đá chen chúc khắp vịnh Hạ Long kia, già đi, trẻ lại, trang nghiệm hơn hay bỗng nhiên nhí nhảnh, tinh nghịch hơn, buồn hơn hay vui hơn...", so sánh để tạo sự sinh động: “Con thuyền của ta mỏng như lá tre tự nó bập bênh lên xuống theo con triều...".
Qua phần Soạn bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh, chúng ta hiểu được Văn bản thuyết minh có tính chất gì? Các phương pháp thuyết minh thường gặp và cách trả lời các câu hỏi về việc Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
Các biện pháp nghệ thuật cần được sử dụng một cách thích hợp góp phần làm nổi bật đối tượng cần thuyết minh. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng ta cùng nhau Soạn bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
Câu 1 (Trang 12, SGK, Ngữ Văn 9, tập 1): Văn bản thuyết minh có những tính chất gì? Nó được viết ra nhằm mục đích gì? Cho biết các phương pháp thuyết minh thường gặp?
Trả lời:
-Văn bản thuyết minh có tính chất khách quan, thực dụng, là loại văn bản có khả năng cung cấp tri thức xác thực, hữu ích cho con người.
- Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu giải thích.
- Các phương pháp thuyết minh thường dùng:
+ Phương pháp nêu định nghĩa
+ Phương pháp liệt kê là phương pháp kể ra lần lượt các đặc điểm, tính chất của sự vật theo một trật tự nào đó.
+ Nêu ví dụ cụ thể:
+ Phương pháp dùng số liệu (con số).
+ Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh có tác dụng làm nổi bật bản chất của vấn đề cần được thuyết minh.
+ Phương pháp phân loại, phân tích.
Đối với những loại sự vật đa dạng, người ta chia ra từng loại để trình bày. Đối Với sự vật có nhiều mặt, người ta chia ra từng mặt để thuyết minh.
Câu 2 (trang 12, SGK, Ngữ Văn 9, tập 1): Đọc văn bản Hạ Long - Đá và nước (Trang 12 SGK) và cho biết: Văn bản này thuyết minh đặc điểm của đối tượng nào? Văn bản có cung cấp được tri thức khách quan về đối tượng không? Văn bản đã vận dụng phương pháp thuyết minh nào là chủ yếu?
Trả lời:
Văn bản này thuyết minh đặc điểm của "đá" và "nước" ở vịnh Hạ Long.
Tác giả đã đưa ra các nhận xét ngắn gọn, chính xác "chính nước làm cho đá sống động, làm cho đá vốn bất động và vô tri bỗng trở nên linh hoạt, có thể động đến vô tận, Có trị giác, có tâm hồn". Các ý ở đoạn thứ hai, thứ ba, thứ tư của bài nhằm chứng minh cho nhận xét trên.
- Văn bản đã cung cấp cho ta những tri thức khách quan về “đá” và “nước”.
- Bài văn sử dụng phương pháp giải thích, phân loại và miêu tả là chính.
Bên cạnh đó, có lúc tác giả đưa vào các biện pháp tu từ nhân hoả: “và cái thập loại chúng sinh Đá chen chúc khắp vịnh Hạ Long kia, già đi, trẻ lại, trang nghiệm hơn hay bỗng nhiên nhí nhảnh, tinh nghịch hơn, buồn hơn hay vui hơn...", so sánh để tạo sự sinh động: “Con thuyền của ta mỏng như lá tre tự nó bập bênh lên xuống theo con triều...".
Qua phần Soạn bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh, chúng ta hiểu được Văn bản thuyết minh có tính chất gì? Các phương pháp thuyết minh thường gặp và cách trả lời các câu hỏi về việc Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.