Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 95 tập 1

Hiểu được nghĩa của từ cũng như Dấu câu sẽ giúp chúng ta hiểu thấu đáo những ý văn ý thơ mà tác giả muốn truyền tải cũng như phục vụ giao tiếp hàng ngày. Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 95 SGK Ngữ văn 7 Tập 1 bộ Kết nối tri thức sẽ giúp các bạn có được hiểu biết về các khái niệm và thực hành câu hỏi trong SGK để các bạn tìm hiểu trước bài học chuẩn xác nhất.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 95 tập 1​

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 95 Tập 1.png

* Nghĩa của từ ngữ​

Từ, Nghĩa của từ là gì là gì?
Từ là đơn vị sẵn có trong ngôn ngữ. Từ được hiểu và mọi người thường giải thích đây là đơn vị nhỏ nhất, cấu tạo thành câu và mang cấu tạo ổn định với một nghĩa hoàn chỉnh, được dùng để cấu thành nên câu.
Nghĩa của từ là gì? Đó là nội dung, tính chất hoạt động, quan hệ… mà từ biểu thị”.
Có thể hiểu nghĩa của từ chính là nội dung mà từ biểu thị để giúp chúng ta có thể hiểu và nhận diện được nội dung từ đó.
Ví dụ:
  • Tập quán : thói quen của một cộng đồng (địa phương, dân tộc, v.v…) được hình thành từ lâu trong đời sống, được mọi người làm theo. -> Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
  • Xe đạp: chỉ một loại phương tiện đi lại -> Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
  • Lẫm liệt : hùng dũng, oai nghiêm. -> Giải thích đưa ra từ đồng nghĩa
  • Nao núng : lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa. -> Giải thích bằng cách vừa đưa ra từ đồng nghĩa vừa đưa ra từ trái nghĩa.
  • Trung thực: con người có tính thật thà, thắng thẳn. -> Giải thích bằng cách đưa ra từ đồng nghĩa.

Câu 1 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):​

- Từ “thở” trong Mái lá khoan thai thở làn khói nhẹ là từ “thở” mang nghĩa chuyển.
+ Mái lá “thở” nghĩa là tỏa ra làn khói nhẹ, những làn khói ấm áp, đậm đà hương quê
- Còn từ “thở” trong Em bé thở đều khi ngủ say là từ thở mang nghĩa gốc, chỉ hoạt động hô hấp của con người, là hành động hít không khí vào lồng ngực, vào cơ thể rồi đưa trở ra qua mũi, miệng.

Câu 2 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):​

- Các từ láy trong bài thơ: leng keng, đêm đêm, sớm sớm, chiều chiều, lao xao, véo von, lửng lơ, xao xuyến, ngọt ngào
- Từ láy “lửng lơ” chỉ trạng thái lưng chừng, nửa vời, không cao, không thấp. Từ láy này có tác dụng góp phần diễn tả sự mềm mại, duyên dáng của lá xanh bay nhẹ nhẹ, lửng lơ trong gió.

* Dấu câu:​

Lý thuyết về dấu câu:
Dấu câu là phương tiện ngữ pháp dùng trong chữ viết. Tác dụng của nó là làm rõ trên mặt chữ viết một cấu tạo ngữ pháp, bằng cách chỉ ranh giới giữa các câu, giữa các thành phần của câu đơn, giữa các vế của câu ghép, giữa các yếu tố của ngữ và của liên hợp. Nói chung, nó thể hiện ngữ điệu lên trên câu văn, câu thơ. Cho nên, có trường hợp nó không phải chỉ là một phương tiện ngữ pháp, mà còn là phương tiện để biểu thị những sắc thái tế nhị về nghĩa của câu, về tư tưởng, về cả tình cảm, thái độ của người viết.

Dấu câu dùng thích hợp thì bài viết được người đọc hiểu rõ hơn, nhanh hơn. Không dùng dấu câu, có thể gây ra hiểu lầm. Có trường hợp vì dùng sai dấu câu mà thành ra sai ngữ pháp, sai nghĩa.

Cho nên, quy tắc về dấu câu cần được vận dụng nghiêm túc.

Câu 3 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu ngoặc kép trong bài thơ “Gò me”
+ Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần giải thích (Tre thôi khúc khích, mây chìm lắng nghe)
+ Dấu ngoặc kép dùng để đưa ra trích dẫn về câu hò quê hương:
“- Hò ơ…Trai Biên Hòa lụy gái Gò Me
Không vì sắc lịch, mà chỉ vì mê giọng hò”

Câu 4 (trang 96 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

a. Biện pháp tu từ:

+ Nhân hóa: trăng tắm, mây bơi
+ So sánh: nước trong như nước mắt người tôi yêu
- Tác dụng:
+ Biện pháp tu từ nhân hóa khiến trăng và mây có hồn như con người: biết tắm, biết bơi, hòa mình với thiên nhiên
+ Biện pháp so sánh giúp câu thơ trở nên sinh động, gợi cảm hơn

b. Biện pháp tu từ:

+ Nhân hóa: tre thổi sáo
- Tác dụng:
+ Biện pháp tu từ nhân hóa khiến tre có hồn như con người: thổi sáo du dương

c. Biện pháp tu từ:

+ So sánh: me non so sánh với lưỡi liềm; lá xanh so sánh với dải lụa
- Tác dụng:
+ Biện pháp so sánh giúp câu thơ trở nên sinh động, gợi cảm hơn

d. Biện pháp tu từ:

+ Nhân hóa: tre thôi khúc khích, mây lắng nghe
- Tác dụng:
+ Biện pháp tu từ nhân hóa khiến tre và mây có hồn như con người: tre và mây như hai người bạn của nhau.
Các bài viết liên quan tới chủ đề: Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 95 tập 1:
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 92 Tập 1
Giai điệu đất nước
 
Từ khóa Từ khóa
biện pháp tu từ công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu ngoặc kép dấu câu nghĩa của từ là gì là gì ngữ văn 7 tập 1 bộ kết nối tri thức soạn bài thực hành tiếng việt trang 95 tập 1 từ là đơn vị sẵn có trong ngôn ngữ
569
0
0
Trả lời

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.