Trong một văn bản tự sự, ngoài yếu tố tự sự là chính thì muốn tạo được văn bản hay thì người viết cần phải kết hợp yếu tố phụ như miêu tả và biểu cảm. Trong VB tự sự rất ít khi các tác giả chỉ thuần kể người, kể việc, mà khi kể thường đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm. Những yếu tố ấy sẽ góp phần làm cho văn bản thêm sinh động và giàu sức thuyết phục người đọc. Là những yếu tố phụ nhưng lại không thể thiếu trong văn bản. Muốn kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố phụ trong văn bản thì người viết cần phải tìm hiểu cuộc sống con người và có óc quan sát tinh tế. Như vậy, tác phẩm của họ mới có sức lay động tiếng lòng của độc giả và lâu bền với thời gian.
Yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
– Trong văn tự sự, thường không chỉ có tự sự mà luôn đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm. Các yếu tố này làm cho sự việc được cụ thể, tính cách nhân vật được khắc hoạ rõ nét, làm cho việc kể chuyện thêm sinh động và chủ đề được khắc sâu hơn.
– Người ta thường miêu tả cảnh vật liên quan đến sự việc đang kể; miêu tả ngoại hình, hoạt động, thái độ ,tâm lí nhân vật.
– Đôi khi người viết trực tiếp phát biểu cảm xúc khi thấy cần tô đậm ý nghĩa của sự việc, câu chuyện. Người ta thường biểu cảm khi kể sự việc quan trọng, nhất là khi kết thúc câu chuyện. Cũng có khi cảm xúc của người kể được kín đáo gửi gắm vào hành động, tâm trạng nhân vật hoặc vào lời văn miêu tả.
*Yếu tố miêu tả:
– Miêu tả nhân vật: Bao gồm miêu tả ngoại hình, các trạng thái hoạt động, trạng thái tình cảm và thế giới nội tâm… Chính các hình ảnh được miêu tả ấy sẽ góp phần khắc hoạ thành công chân dung nhân vật với những nét tính cách riêng.
– Miêu tả cảnh thiên nhiên tạo nền cho diễn biến sự việc trong cốt truyện tự sự.
– Miêu tả cảnh sinh hoạt với những hoạt động cụ thể của các nhân vật tham gia vào cốt truyện.
– Cần lưu ý là yếu tố tả thường được thể hiện qua các từ ngữ, hình ảnh có sức gợi lớn (từ láy tượng hình, tượng thanh, nghệ thuật so sánh, nhân hoá…). Việc dùng yếu tố miêu tả trong văn tự sự phải có chọn lọc, không được quá lạm đụngẫn tới lạc thể loại. Mục đích chính là qua các hình ảnh miêu tả để làm cho cốt truyện hay hơn, hấp dẫn hơn; nhân vật hiện lên cụ thể, sinh động và gây ấn tượng hơn.
*Yếu tố biểu cảm:
– Biểu cảm thông qua những ý nghĩ, cảm xúc của các nhân vật trong tác phẩm tự sự. Thông thường, trong những trường hợp này, nhà văn để cho nhân vật tự độc thoại để bày tỏ nội tâm của mình.
– Biểu cảm thông qua cảm xúc của chính nhà văn đối với nhân vật hoặc sự việc được đề cập trong tác phẩm. Đối với trường hợp ở ngôi kể thứ nhất, cảm xúc của nhà văn thường được lồng vào cảm xúc của nhân vật “ tôi”. Còn đối với những trường hợp dùng ngôi kể thứ ba, cảm xúc của nhà văn thường được thể hiện thông qua lời dẫn chuyện. Hoặc có khi tác giả hoá thân vào nhân vật, nói hộ cảm xúc của nhân vật.
– Về hình thức, yếu tố biểu cảm trong văn tự sự thường xuất hiện thông qua những câu cảm thán, những câu hỏi tu từ.
=> Trong VB tự sự rất ít khi các tác giả chỉ thuần kể người, kể việc, mà khi kể thường đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
=> Các yếu tố MT và BC làm cho thêm sinh động và sâu sắc hơn.
Yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
– Trong văn tự sự, thường không chỉ có tự sự mà luôn đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm. Các yếu tố này làm cho sự việc được cụ thể, tính cách nhân vật được khắc hoạ rõ nét, làm cho việc kể chuyện thêm sinh động và chủ đề được khắc sâu hơn.
– Người ta thường miêu tả cảnh vật liên quan đến sự việc đang kể; miêu tả ngoại hình, hoạt động, thái độ ,tâm lí nhân vật.
– Đôi khi người viết trực tiếp phát biểu cảm xúc khi thấy cần tô đậm ý nghĩa của sự việc, câu chuyện. Người ta thường biểu cảm khi kể sự việc quan trọng, nhất là khi kết thúc câu chuyện. Cũng có khi cảm xúc của người kể được kín đáo gửi gắm vào hành động, tâm trạng nhân vật hoặc vào lời văn miêu tả.
*Yếu tố miêu tả:
– Miêu tả nhân vật: Bao gồm miêu tả ngoại hình, các trạng thái hoạt động, trạng thái tình cảm và thế giới nội tâm… Chính các hình ảnh được miêu tả ấy sẽ góp phần khắc hoạ thành công chân dung nhân vật với những nét tính cách riêng.
– Miêu tả cảnh thiên nhiên tạo nền cho diễn biến sự việc trong cốt truyện tự sự.
– Miêu tả cảnh sinh hoạt với những hoạt động cụ thể của các nhân vật tham gia vào cốt truyện.
– Cần lưu ý là yếu tố tả thường được thể hiện qua các từ ngữ, hình ảnh có sức gợi lớn (từ láy tượng hình, tượng thanh, nghệ thuật so sánh, nhân hoá…). Việc dùng yếu tố miêu tả trong văn tự sự phải có chọn lọc, không được quá lạm đụngẫn tới lạc thể loại. Mục đích chính là qua các hình ảnh miêu tả để làm cho cốt truyện hay hơn, hấp dẫn hơn; nhân vật hiện lên cụ thể, sinh động và gây ấn tượng hơn.
*Yếu tố biểu cảm:
– Biểu cảm thông qua những ý nghĩ, cảm xúc của các nhân vật trong tác phẩm tự sự. Thông thường, trong những trường hợp này, nhà văn để cho nhân vật tự độc thoại để bày tỏ nội tâm của mình.
– Biểu cảm thông qua cảm xúc của chính nhà văn đối với nhân vật hoặc sự việc được đề cập trong tác phẩm. Đối với trường hợp ở ngôi kể thứ nhất, cảm xúc của nhà văn thường được lồng vào cảm xúc của nhân vật “ tôi”. Còn đối với những trường hợp dùng ngôi kể thứ ba, cảm xúc của nhà văn thường được thể hiện thông qua lời dẫn chuyện. Hoặc có khi tác giả hoá thân vào nhân vật, nói hộ cảm xúc của nhân vật.
– Về hình thức, yếu tố biểu cảm trong văn tự sự thường xuất hiện thông qua những câu cảm thán, những câu hỏi tu từ.
=> Trong VB tự sự rất ít khi các tác giả chỉ thuần kể người, kể việc, mà khi kể thường đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
=> Các yếu tố MT và BC làm cho thêm sinh động và sâu sắc hơn.
Sửa lần cuối: