Việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh phải đảm bảo nguyên tắc, các biện pháp nghệ thuật góp phần làm nổi bật đặc điểm đang thuyết minh, không lấn át để biến thành bài văn nghệ thuật về đối tượng cần thuyết minh.
1. Khái niệm về văn bản thuyết minh
- Văn bản thuyết minh có tính chất khách quan, thực dụng, là loại văn bản có khả năng cung cấp tri thức xác thực, hữu ích cho con người.
-Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu giải thích.
Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
2. Các phương pháp thuyết minh thường dùng:
a. Phương pháp nêu định nghĩa
Ví dụ
- Tiến sĩ là người đỗ cao nhất trong kì thi Đình. Ngày trước, người đi học sau khoảng 10 năm đèn sách đủ vốn chữ để dự thi Hương, tức khoa thi tổ chức liên tỉnh, cứ ba năm mở một khoa...
- Giun đất là động vật có cơ thể phân đốt, gồm khoảng 2500 loài, chuyên sống ở vùng đất ẩm.
b. Phương pháp liệt kê là phương pháp kể ra lần lượt các đặc điểm, tính chất của sự vật theo một trật tự nào đó.
Ví dụ: Tại đây có một số hiện vật quý: bên trái có chuông Bích Ưng đại chung (chuông lớn của nhà Giám) do Nguyễn Nghiễm đúc năm 1768, bên phải có một tấm khánh đá, mặt trong có hai chữ Thọ Xương...
c. Nêu ví dụ cụ thể:
Phương pháp này giúp người đọc hiểu được sự lợi hại của một hiện tượng nào đó.
Ví dụ: Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi nuốt phải. Đặc biệt, bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-ni gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lông thải bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh...
(Thông tin về Trái Đất năm 2000)
d. Phương pháp dùng số liệu (con số).
Ví dụ: Trong số báo đầu tháng 9, tạp chí Forbes Mĩ đã thực hiện cuộc thông kê về công ăn việc làm với kết quả như sau:
Ba nghề được trả lương cao nhất ở Mĩ đều liên quan đến việc chữa trị cơ thể con người. Các bác sĩ và nhà phẫu thuật có thu nhập cao nhất. Tính trung bình năm 2001 họ kiếm được hơn 138.400 đôla mỗi người...
e. Phương pháp so sánh:
Phương pháp so sánh có tác dụng làm nổi bật bản chất của vấn đề cần được thuyết minh.
Ví dụ: Bút máy là loại bút được chế tạo bằng nhựa, kim loại xuất hiện ở phương Tây khoảng giữa thế kỉ XX. Ngòi bút là kim loại tổng hợp, không rỉ sét, có khi còn được mạ vàng. Trên ngòi bút là một ruột bút bằng chất dẻo, đàn hồi như piston để bơm một số lượng mực, có thể viết trong thời gian vài ngày.
f. Phương pháp phân loại, phân tích
Đối với những loại sự vật đa dạng, người ta chia ra từng loại để trình bày. Đối Với sự vật có nhiều mặt, người ta chia ra từng mặt để thuyết minh.
Ví dụ: Muốn thuyết minh về một thành phố, có thể chia thành từng mặt: 1. Vị trí địa lí - 2. Khí hậu - 3. Dân số - 4. Lịch sử - 5. Văn hoá và con người - 6. Địa danh và sản vật
Kết luận: Muốn bài thuyết minh sinh động, hấp dẫn thì bên cạnh các phương pháp thuyết minh thường dùng (như định nghĩa, giải thích, phân loại, so sánh, nêu số liệu và ví dụ, dùng biểu đồ...), người ta có thể vận dụng sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh để phụ trợ (như kể chuyện, tự thuật, đối thoại, dùng cách nói ẩn dụ, nhân hoá hoặc các hình thức thơ, vè ...).
1. Khái niệm về văn bản thuyết minh
- Văn bản thuyết minh có tính chất khách quan, thực dụng, là loại văn bản có khả năng cung cấp tri thức xác thực, hữu ích cho con người.
-Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu giải thích.
Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
2. Các phương pháp thuyết minh thường dùng:
a. Phương pháp nêu định nghĩa
Ví dụ
- Tiến sĩ là người đỗ cao nhất trong kì thi Đình. Ngày trước, người đi học sau khoảng 10 năm đèn sách đủ vốn chữ để dự thi Hương, tức khoa thi tổ chức liên tỉnh, cứ ba năm mở một khoa...
- Giun đất là động vật có cơ thể phân đốt, gồm khoảng 2500 loài, chuyên sống ở vùng đất ẩm.
b. Phương pháp liệt kê là phương pháp kể ra lần lượt các đặc điểm, tính chất của sự vật theo một trật tự nào đó.
Ví dụ: Tại đây có một số hiện vật quý: bên trái có chuông Bích Ưng đại chung (chuông lớn của nhà Giám) do Nguyễn Nghiễm đúc năm 1768, bên phải có một tấm khánh đá, mặt trong có hai chữ Thọ Xương...
c. Nêu ví dụ cụ thể:
Phương pháp này giúp người đọc hiểu được sự lợi hại của một hiện tượng nào đó.
Ví dụ: Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi nuốt phải. Đặc biệt, bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-ni gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lông thải bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh...
(Thông tin về Trái Đất năm 2000)
d. Phương pháp dùng số liệu (con số).
Ví dụ: Trong số báo đầu tháng 9, tạp chí Forbes Mĩ đã thực hiện cuộc thông kê về công ăn việc làm với kết quả như sau:
Thu nhập cao nhất | Bác sĩ phẫu thuật | Nha sĩ | Đầu bếp |
Thu nhập thấp nhất | Bồi bàn | Cưa xẻ gỗ | Thợ lợp nhà |
Nghề nguy hiểm nhất | Tài xế xe tải | Lính cứu hỏa | Ngư dân |
e. Phương pháp so sánh:
Phương pháp so sánh có tác dụng làm nổi bật bản chất của vấn đề cần được thuyết minh.
Ví dụ: Bút máy là loại bút được chế tạo bằng nhựa, kim loại xuất hiện ở phương Tây khoảng giữa thế kỉ XX. Ngòi bút là kim loại tổng hợp, không rỉ sét, có khi còn được mạ vàng. Trên ngòi bút là một ruột bút bằng chất dẻo, đàn hồi như piston để bơm một số lượng mực, có thể viết trong thời gian vài ngày.
f. Phương pháp phân loại, phân tích
Đối với những loại sự vật đa dạng, người ta chia ra từng loại để trình bày. Đối Với sự vật có nhiều mặt, người ta chia ra từng mặt để thuyết minh.
Ví dụ: Muốn thuyết minh về một thành phố, có thể chia thành từng mặt: 1. Vị trí địa lí - 2. Khí hậu - 3. Dân số - 4. Lịch sử - 5. Văn hoá và con người - 6. Địa danh và sản vật
Kết luận: Muốn bài thuyết minh sinh động, hấp dẫn thì bên cạnh các phương pháp thuyết minh thường dùng (như định nghĩa, giải thích, phân loại, so sánh, nêu số liệu và ví dụ, dùng biểu đồ...), người ta có thể vận dụng sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh để phụ trợ (như kể chuyện, tự thuật, đối thoại, dùng cách nói ẩn dụ, nhân hoá hoặc các hình thức thơ, vè ...).