Sự nghiệp văn học của nhà văn Lê Anh Trà

Sự nghiệp văn học của nhà văn Lê Anh Trà

Có phải bạn đang muốn tìm hiểu thêm các thông tin về sự nghiệp văn học của nhà văn Lê Anh Trà hay không?
Trong phạm vi bài viết này, Vui Học Văn sẽ nêu lên một vài nét khái quát về nhà văn Lê Anh Trà cũng như sự nghiệp văn học của tác giả để các bạn tham khảo nhé!


6215

Sự nghiệp văn học của nhà văn Lê Anh Trà​

Khái quát chung về nhà văn Lê Anh Trà
  • Lê Anh Trà sinh ngày 02 tháng 4 năm 1927 và mất năm 1999;
  • Quê quán: Xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi;
  • Chức vụ từng đảm nhiệm:
    • Từ năm 1943 đến 1945: Giảng dạy tại trường Nguyễn Văn Khuê;
    • Năm 1945: Chủ tịch liên đoàn văn hóa cứu quốc Quảng Ngãi, kiêm chủ bút báo Tiến hóa;
    • Năm 1946: Ban biên tập báo Thép mới tại Liên khu 4;
    • Năm 1948: Về công tác tại Liên khu 5;
    • Từ năm 1949 đến 1952: Uỷ viên ban giám đốc Sở Thông tin Tuyên truyền Nam Trung Bộ;
    • Từ năm 1952 đến1953: Hiệu trưởng một trường trung học tại Quảng Ngãi;
    • Năm 1954: Ban liên hiệp đình chiến tại Quảng Ngãi;
    • Từ năm 1955 đến 1956: Cán bộ Ban liên hiệp đình chiến liên khu 5 - cán bộ Ban thống nhất Trung ương;
    • Từ năm 1956 đến 1959: Học Đại học Tổng hợp Hà Nội rồi giảng dạy tại trường;
    • Từ năm 1961 đến 1964: Nghiên cứu sinh tại trường Đại học Tổng hợp quốc gia Matxcơva;
    • Từ năm 1965 đến 1975: Tổng biên tập tạp chí Văn hoá Nghệ thuật;
    • Năm 1975: Thư kí khoa học kiêm Thường trực Viện Nghệ thuật;
    • Năm 1977: Phó Viện trưởng Viện Nghệ thuật;
    • Năm 1984: Viện trưởng Viện Văn hoá;
    • Từ năm 1988 đến 1991: Viện trưởng Viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam;
    • Từ năm 1988 đến 1993: Chủ tịch Hội đồng biên tập tạp chí Nghiên cứu Văn hoá Nghệ thuật.
Sự nghiệp văn học của nhà văn Lê Anh Trà

Nhà văn Lê Anh Trà vừa là một nhà văn hóa, nhà quân sự vừa là một nghệ sĩ sáng tác văn chương. Ông được biết đến như một trong những cây bút tiêu biểu của Văn học hiện đại Việt Nam.

Trong những sáng tác tiêu biểu để định hình và khẳng định tên tuổi của nhà văn, tác phẩm “Phong cách chủ tịch Hồ Chí Minh” được xem như là một kiệt tác. Tác phẩm thu hút người độc giả đương thời bằng việc hiểu thêm về lối sống giản dị cùng cách làm việc của Bác với những lời lẽ thuyết phục và lập luận chặt chẽ của tác giả.

Bên cạnh đó, Nhà văn Lê Anh Trà cũng đã cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị khác như:

  • Nguyễn Bỉnh Khiêm – nhà thơ triết lý năm 1952;
  • Giáo dục thẩm mỹ và xây dựng con người mới Việt Nam năm 1982;
  • Mấy đặc điểm văn hóa đồng bằng Sông Cửu Long năm 1984;
  • Thỏa mãn nhu cầu văn hóa và nâng cao thị hiếu thẩm mỹ năm 1986;
  • Đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1987;
  • Đường vào văn hóa năm 1993;
  • Hồ Chí Minh, tác gia, tác phẩm, nghệ thuật ngôn từ năm 1997.
Lê Anh Trà luôn giữ cho bản thân một ngòi bút sắc sảo để làm nên những tác phẩm nghị luận với ngôn từ hấp dẫn, lôi cuốn biết bao thế hệ độc giả. Ông cũng đã được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều giải thưởng danh giá như: Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, Huy hiệu Chiến sĩ Văn hóa, Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng nhì, Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất,… để ghi nhận sự cống hiến to lớn của nhà văn trên bước đường hoạt động cách mạng và sáng tạo nghệ thuật văn chương.

Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian để đọc bài viết này của chúng tôi. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các bài viết khác có liên quan thì có thể tham khảo:

Lê Anh Trà – Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác;
Lê Anh Trà là ai?
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa
khái quát về nhà văn lê anh trà lê anh trà nhà văn lê anh trà sự nghiệp văn học của nhà văn lê anh trà
592
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top