cầm chiếc máy ảnh lê thê trên đường dài, anh nhìn thành phố đông đúc rộn ràng sau những ngày giãn cách chán ngán buồn tẻ mà lòng chợt vui lây. Chỉ là trong lòng vẫn còn nhiều nỗi phiền muộn mà chẳng thể nào nói rõ được. Ấy là tòa soạn mà anh đang làm yêu cầu anh nhanh chóng tìm bài mới, đề tài gia đình. Gia đình sau giãn cách thì vẫn ăn, vẫn đi chợ, vẫn đi làm và đưa đón con cái đi học bình thường, toàn là những chuyện thân thuộc như bao ngày nhưng anh muốn bứt phá, muốn tìm một điểm nhấn nổi bật để đăng cho tờ báo mới. Thế mà cả hôm nay vẫn chưa tìm được vấn đề nào hay nhất, đặc sắc nhất theo ý.
Minh lại đi, đi lạc lõng trên những con phố sầm uất nhất Hà Nội. Chợt thấy đám người xúm lại gần bàn tán, tiếng chửi nhau ồn ào lấn át cả tiếng xe cộ đi trên đường. Chà, với người đưa tin báo mạng như Minh mà nói, đấy chắc chắn là một vụ đáng để nghe ngóng.
Trong giữa vòng tròn người người vây quanh, Minh nhìn thấy một người phụ nữ ăn mặc hở hang, đầu bù tóc rối đang nằm lăn lội trên đất. Cô ta khóc rấm rức, tức tưởi như đang bị bắt nạt, thế mà xung quanh chỉ có tiếng người chỉ trỏ, tiếng mắng chửi, những tiếng thô tục chứ chẳng phải một lời thương xót cho “nạn nhân”. Còn kẻ “thủ phạm” đang gây án thì đầu tóc rũ rượi, cả người xanh lét, nước mắt trên mặt còn chưa kịp khô đã bị một kẻ đàn ông, người mà Minh đoán là chồng chửi mắng:
“Đúng là mất hết mặt mũi, cô còn đứng đấy mà đánh người à?”
Người phụ nữ kia cơ mặt nhăm nhúm, lời nói trong miệng không ra thành tiếng:
“Anh dám dùng xe chở cô ta, lại còn đòi bảo vệ cho cô ta, anh còn mặt mũi chửi tôi.”
Cuộc cãi vã nổ ra đỉnh điểm khi đứa con nằm trên mặt đất, thứ mà người ta gọi là bồ, con giáp thứ 13 bò dậy khóc hu hu. Thế là người vợ sôi máu lao vào, căm hận chửi:
“Đồ con đĩ, mày sống không yên đâu con, thứ đàn bà rác rưởi.”
Chẳng chần chừ, người chồng vội lao tới ôm người tình, đẩy người vợ - người phụ nữ đang kích động ra xa. Quá phẫn nộ và cũng mất đi điểm tựa, chị vợ ngã nhào xuống đất, đôi mắt ánh lên sự căm phẫn, tuyệt vọng nhìn hai người kia âu yếm đứng bên con xe.
Trong đám đông người cầm điện thoại quay, người lại bàn tán, người gọi dân phường, lại có người thương chị vợ đến đỡ người phụ nữ tội nghiệp ấy lên. Thế nhưng lá đã rụng khỏi cành, đâu có điểm tựa vững chắc nào nữa, chiếc lá rụng rơi mặc theo gió cuốn, chẳng biết về chốn nào. Nước mắt cũng đã dùng, phẫn uất cũng đã tỏ mà người chồng vẫn chẳng có chút nào thương xót. Chị vợ gằn giọng, chẳng nói đến chuyện tình cảm ơn nghĩa nữa:
“Đưa chìa khóa xe cho tao, xe là của tao, đừng hòng đứa nào đụng vào.”
Nhắc đến gia sản, người chồng hơi ngưng lại ánh mắt. Gã ta dường như có chút đấu tranh, nếu bây giờ trở mặt hoàn toàn với vợ thì tài sản li tán, gia đình chia lìa. Nhưng bản tính sĩ diện của người đàn ông khi đứng trước cô bồ và cả bàn dân thiên hạ khiến gã chẳng muốn hạ mình gọi lại. Gã oán thầm, chị vợ rõ ràng là đang bôi tro trát trấu vào mặt gã, chẳng để cho gã chút mặt mũi nào, thế nên lão cũng chẳng mảy may chút thương tiếc. Chị vợ tức mình, tự vào trong xe rồi lái đi mất. Vụ việc chớm đến rồi chớm tàn, chỉ còn lại ánh mắt ngán ngẩm của người đi đường, những tiếng xì xào bàn tán tối nay lại có chuyện ngồi kể trên bàn cơm và ánh mắt hậm hực của anh chồng dõi theo chiếc xe, ôm người tình đi xa rồi bắt taxi đi mất.
Chẳng ai biết diễn biến câu chuyện phía sau, thế mà tối hôm ấy, cư dân mạng còn bàn tán xéo xắt, chẳng tiếc những lời châm chọc, khinh bỉ cho người chồng và nhân tình đồng thời hết lòng ủng hộ chị vợ. Rồi dăm ba ngày, vụ việc lại rơi vào quên lãng, chẳng ai biết được chị vợ kia sẽ ly hôn hay sẽ tha thứ cho anh chồng, thế là lại một câu chuyện để các bà vợ được việc quản giáo nghiêm ngặt người đàn ông trong nhà.
Bẵng đi vài ngày, Minh phải chạy từ tòa soạn đến tòa án làm đôi ba việc trong công ty. Nhìn thấy bóng dáng cô vợ và anh chồng đến ngồi làm thủ tục. Bình thường với nghề báo phải quan sát nên anh nhớ rất kĩ, cộng thêm việc ngày hôm đó tiếng khóc nghẹn của chị vợ tắc trong cuống họng không nói lên lời khiến anh nhớ mãi đôi vợ chồng này, nên không khó để bây giờ anh nhận ra cả hai người.
Minh ngồi gần cạnh họ, chỉ cách hai hàng ghế nhưng nghe rõ mồn một câu chuyện còn đang dang dở:
“Sau này đừng có mà đến chỗ con tôi dạy hư cho nó.”
“Cô đừng có mà quá đáng, con là con chung chứ không phải mình cô.”
“Á à, thế anh muốn sau này con anh nhìn cô ả ăn bám kia à. Tôi chống mắt lên nhìn xem sau này anh khốn khổ thế nào?”
Dường như sau vài tháng, hai vợ chồng kia cũng chẳng còn tình cảm gì, một tờ giấy ly hôn, hai chữ kí, thế là chấm hết mọi quan hệ.
Người ta bắt đầu một mối quan hệ thiêng liêng từ nơi đây, thế mà cũng chấm dứt ngay tại khoảnh khắc này. Chẳng còn ai nhớ thuở xưa từng thề non hẹn biển, nắm tay nhau dắt đi tới bạc đầu, tất cả thế mà chỉ còn lại trong kí ức mà thôi.
Thủ tục đã xong, anh chồng phất tay về trước, cũng bởi Minh nhìn thấy từ ngoài cổng, một bóng hình ăn mặc lỗng lẫy đứng chờ ngoài cửa. À, chắc là cô nhân tình mà anh ta bao bọc chở che, nên chẳng còn hơi sức đâu mà lưu luyến tình cảm với người cũ một phút nào nữa.
Minh cứ ngồi đấy dõi theo họ, tưởng đâu chị vợ sẽ đi luôn. Thế mà chị dừng lại, nhìn qua bên kia, nơi có dòng chữ đỏ chót:
“Nơi đăng ký kết hôn.”
Trớ trêu thay, hôm nay lại là một ngày lành, ngày lành trong cuốn sổ âm lịch nói rằng rất tốt, rất đẹp để các con dựng vợ gả chồng. Từng người cầm tấm giấy màu đỏ chót mà lòng hân hoan, tay nắm chặt tay rảo bước trên đường đời. Chẳng ai muốn ngoái mặt lại chỗ ly hôn bên này, bởi lẽ nó đại diện cho những điều không may mắn. Thế nhưng họ có từng nghĩ, những người đứng ở bên đấy cũng chẳng mong rằng bản thân lại đứng ở đây, cô đơn một mình thế này đâu.
Chị vợ cuối cùng cũng rảo bước đi, Minh chỉ kịp nhìn thấy cái bóng lưng mệt mỏi lê từng bước ra ngoài, chẳng biết sau khuôn mặt bình tĩnh kia, người phụ nữ ấy nghĩ gì. Anh chỉ tự hỏi, không biết khi người phụ nữ ấy trở về, nhìn đứa con, nhìn gia đình chẳng còn bóng dáng người chồng là cảm giác thở dài buồn bực hay đau xót tiếc nuối? Còn người chống kia, gã sẽ hạnh phúc với nhân tình mới ư? Điều gì khiến gã ta nhẫn tâm từ bỏ vợ con để đi với một cô gái trẻ? Lẽ nào cảm giác trẻ trung mới lạ và sự ngây thơ hồn nhiên của cô nhân tình khiến gã ta ngán ngẩm "bà vợ" suốt ngày lèo nhèo, già cả, tính toán hay sao? Ô kìa sự đời, thật chẳng hiểu được sao lại ra đến bước đường này!
Tất cả những câu hỏi trên, Minh không biết, cũng không dám tới gần hỏi han, chỉ đành nhìn bóng dáng gầy yếu đi xa dần rồi xa mãi.
Cuốn tạp chí gia đình ra số, người ta háo hức xếp hàng đi mua chờ đợi ấn phẩm mới. Tưởng rằng sẽ gặp được hình ảnh đánh ghen hôm trước bên phố xá sầm uất, thế mà người đưa tin chỉ chăm chăm một điều.
“Gia đình là gì?”
Ô hay, gia đình chẳng phải là nơi có bố, mẹ, con cái hay sao? Người ta lẩm bẩm, thế mà người viết báo bắt đầu lú lẫn rồi đấy phỏng? Nhưng điều bất ngờ đằng sau, thế mà người viết ấy lại cứ nằng nặc khẳng định:
“Gia đình là nơi hạnh phúc, chẳng phải đơn giản để điền một tờ đơn kết tóc mà vội vã ruồng bỏ nhau sau bàn ly hôn.”
Và một câu hỏi đến buồn cười:
“Lúc nào là lúc bạn muốn kết hôn? Khi đã đủ tuổi, khi gia đình thúc giục, khi cảm thấy một mình buồn quá, kết hôn? Hay khi ưng ý được người bạn đời, muốn cùng người ta gắn bó đến trọn đời? Tất cả đều không phải!
Mà là...
Khi nào bạn hiểu được cảm giác của người phụ nữ khi đứng một mình bên tờ giấy ly hôn nhìn về nơi đăng ký kết hôn của các cặp đôi trẻ. Khi đó hãy mới kết hôn nhé!”
Nguồn ảnh: Anhdep123.
Minh lại đi, đi lạc lõng trên những con phố sầm uất nhất Hà Nội. Chợt thấy đám người xúm lại gần bàn tán, tiếng chửi nhau ồn ào lấn át cả tiếng xe cộ đi trên đường. Chà, với người đưa tin báo mạng như Minh mà nói, đấy chắc chắn là một vụ đáng để nghe ngóng.
Trong giữa vòng tròn người người vây quanh, Minh nhìn thấy một người phụ nữ ăn mặc hở hang, đầu bù tóc rối đang nằm lăn lội trên đất. Cô ta khóc rấm rức, tức tưởi như đang bị bắt nạt, thế mà xung quanh chỉ có tiếng người chỉ trỏ, tiếng mắng chửi, những tiếng thô tục chứ chẳng phải một lời thương xót cho “nạn nhân”. Còn kẻ “thủ phạm” đang gây án thì đầu tóc rũ rượi, cả người xanh lét, nước mắt trên mặt còn chưa kịp khô đã bị một kẻ đàn ông, người mà Minh đoán là chồng chửi mắng:
“Đúng là mất hết mặt mũi, cô còn đứng đấy mà đánh người à?”
Người phụ nữ kia cơ mặt nhăm nhúm, lời nói trong miệng không ra thành tiếng:
“Anh dám dùng xe chở cô ta, lại còn đòi bảo vệ cho cô ta, anh còn mặt mũi chửi tôi.”
Cuộc cãi vã nổ ra đỉnh điểm khi đứa con nằm trên mặt đất, thứ mà người ta gọi là bồ, con giáp thứ 13 bò dậy khóc hu hu. Thế là người vợ sôi máu lao vào, căm hận chửi:
“Đồ con đĩ, mày sống không yên đâu con, thứ đàn bà rác rưởi.”
Chẳng chần chừ, người chồng vội lao tới ôm người tình, đẩy người vợ - người phụ nữ đang kích động ra xa. Quá phẫn nộ và cũng mất đi điểm tựa, chị vợ ngã nhào xuống đất, đôi mắt ánh lên sự căm phẫn, tuyệt vọng nhìn hai người kia âu yếm đứng bên con xe.
Trong đám đông người cầm điện thoại quay, người lại bàn tán, người gọi dân phường, lại có người thương chị vợ đến đỡ người phụ nữ tội nghiệp ấy lên. Thế nhưng lá đã rụng khỏi cành, đâu có điểm tựa vững chắc nào nữa, chiếc lá rụng rơi mặc theo gió cuốn, chẳng biết về chốn nào. Nước mắt cũng đã dùng, phẫn uất cũng đã tỏ mà người chồng vẫn chẳng có chút nào thương xót. Chị vợ gằn giọng, chẳng nói đến chuyện tình cảm ơn nghĩa nữa:
“Đưa chìa khóa xe cho tao, xe là của tao, đừng hòng đứa nào đụng vào.”
Nhắc đến gia sản, người chồng hơi ngưng lại ánh mắt. Gã ta dường như có chút đấu tranh, nếu bây giờ trở mặt hoàn toàn với vợ thì tài sản li tán, gia đình chia lìa. Nhưng bản tính sĩ diện của người đàn ông khi đứng trước cô bồ và cả bàn dân thiên hạ khiến gã chẳng muốn hạ mình gọi lại. Gã oán thầm, chị vợ rõ ràng là đang bôi tro trát trấu vào mặt gã, chẳng để cho gã chút mặt mũi nào, thế nên lão cũng chẳng mảy may chút thương tiếc. Chị vợ tức mình, tự vào trong xe rồi lái đi mất. Vụ việc chớm đến rồi chớm tàn, chỉ còn lại ánh mắt ngán ngẩm của người đi đường, những tiếng xì xào bàn tán tối nay lại có chuyện ngồi kể trên bàn cơm và ánh mắt hậm hực của anh chồng dõi theo chiếc xe, ôm người tình đi xa rồi bắt taxi đi mất.
Chẳng ai biết diễn biến câu chuyện phía sau, thế mà tối hôm ấy, cư dân mạng còn bàn tán xéo xắt, chẳng tiếc những lời châm chọc, khinh bỉ cho người chồng và nhân tình đồng thời hết lòng ủng hộ chị vợ. Rồi dăm ba ngày, vụ việc lại rơi vào quên lãng, chẳng ai biết được chị vợ kia sẽ ly hôn hay sẽ tha thứ cho anh chồng, thế là lại một câu chuyện để các bà vợ được việc quản giáo nghiêm ngặt người đàn ông trong nhà.
Bẵng đi vài ngày, Minh phải chạy từ tòa soạn đến tòa án làm đôi ba việc trong công ty. Nhìn thấy bóng dáng cô vợ và anh chồng đến ngồi làm thủ tục. Bình thường với nghề báo phải quan sát nên anh nhớ rất kĩ, cộng thêm việc ngày hôm đó tiếng khóc nghẹn của chị vợ tắc trong cuống họng không nói lên lời khiến anh nhớ mãi đôi vợ chồng này, nên không khó để bây giờ anh nhận ra cả hai người.
Minh ngồi gần cạnh họ, chỉ cách hai hàng ghế nhưng nghe rõ mồn một câu chuyện còn đang dang dở:
“Sau này đừng có mà đến chỗ con tôi dạy hư cho nó.”
“Cô đừng có mà quá đáng, con là con chung chứ không phải mình cô.”
“Á à, thế anh muốn sau này con anh nhìn cô ả ăn bám kia à. Tôi chống mắt lên nhìn xem sau này anh khốn khổ thế nào?”
Dường như sau vài tháng, hai vợ chồng kia cũng chẳng còn tình cảm gì, một tờ giấy ly hôn, hai chữ kí, thế là chấm hết mọi quan hệ.
Người ta bắt đầu một mối quan hệ thiêng liêng từ nơi đây, thế mà cũng chấm dứt ngay tại khoảnh khắc này. Chẳng còn ai nhớ thuở xưa từng thề non hẹn biển, nắm tay nhau dắt đi tới bạc đầu, tất cả thế mà chỉ còn lại trong kí ức mà thôi.
Thủ tục đã xong, anh chồng phất tay về trước, cũng bởi Minh nhìn thấy từ ngoài cổng, một bóng hình ăn mặc lỗng lẫy đứng chờ ngoài cửa. À, chắc là cô nhân tình mà anh ta bao bọc chở che, nên chẳng còn hơi sức đâu mà lưu luyến tình cảm với người cũ một phút nào nữa.
Minh cứ ngồi đấy dõi theo họ, tưởng đâu chị vợ sẽ đi luôn. Thế mà chị dừng lại, nhìn qua bên kia, nơi có dòng chữ đỏ chót:
“Nơi đăng ký kết hôn.”
Trớ trêu thay, hôm nay lại là một ngày lành, ngày lành trong cuốn sổ âm lịch nói rằng rất tốt, rất đẹp để các con dựng vợ gả chồng. Từng người cầm tấm giấy màu đỏ chót mà lòng hân hoan, tay nắm chặt tay rảo bước trên đường đời. Chẳng ai muốn ngoái mặt lại chỗ ly hôn bên này, bởi lẽ nó đại diện cho những điều không may mắn. Thế nhưng họ có từng nghĩ, những người đứng ở bên đấy cũng chẳng mong rằng bản thân lại đứng ở đây, cô đơn một mình thế này đâu.
Chị vợ cuối cùng cũng rảo bước đi, Minh chỉ kịp nhìn thấy cái bóng lưng mệt mỏi lê từng bước ra ngoài, chẳng biết sau khuôn mặt bình tĩnh kia, người phụ nữ ấy nghĩ gì. Anh chỉ tự hỏi, không biết khi người phụ nữ ấy trở về, nhìn đứa con, nhìn gia đình chẳng còn bóng dáng người chồng là cảm giác thở dài buồn bực hay đau xót tiếc nuối? Còn người chống kia, gã sẽ hạnh phúc với nhân tình mới ư? Điều gì khiến gã ta nhẫn tâm từ bỏ vợ con để đi với một cô gái trẻ? Lẽ nào cảm giác trẻ trung mới lạ và sự ngây thơ hồn nhiên của cô nhân tình khiến gã ta ngán ngẩm "bà vợ" suốt ngày lèo nhèo, già cả, tính toán hay sao? Ô kìa sự đời, thật chẳng hiểu được sao lại ra đến bước đường này!
Tất cả những câu hỏi trên, Minh không biết, cũng không dám tới gần hỏi han, chỉ đành nhìn bóng dáng gầy yếu đi xa dần rồi xa mãi.
Cuốn tạp chí gia đình ra số, người ta háo hức xếp hàng đi mua chờ đợi ấn phẩm mới. Tưởng rằng sẽ gặp được hình ảnh đánh ghen hôm trước bên phố xá sầm uất, thế mà người đưa tin chỉ chăm chăm một điều.
“Gia đình là gì?”
Ô hay, gia đình chẳng phải là nơi có bố, mẹ, con cái hay sao? Người ta lẩm bẩm, thế mà người viết báo bắt đầu lú lẫn rồi đấy phỏng? Nhưng điều bất ngờ đằng sau, thế mà người viết ấy lại cứ nằng nặc khẳng định:
“Gia đình là nơi hạnh phúc, chẳng phải đơn giản để điền một tờ đơn kết tóc mà vội vã ruồng bỏ nhau sau bàn ly hôn.”
Và một câu hỏi đến buồn cười:
“Lúc nào là lúc bạn muốn kết hôn? Khi đã đủ tuổi, khi gia đình thúc giục, khi cảm thấy một mình buồn quá, kết hôn? Hay khi ưng ý được người bạn đời, muốn cùng người ta gắn bó đến trọn đời? Tất cả đều không phải!
Mà là...
Khi nào bạn hiểu được cảm giác của người phụ nữ khi đứng một mình bên tờ giấy ly hôn nhìn về nơi đăng ký kết hôn của các cặp đôi trẻ. Khi đó hãy mới kết hôn nhé!”
Nguồn ảnh: Anhdep123.
Sửa lần cuối:
- Từ khóa
- nhà trong phố