Nêu suy nghĩ của em về câu nói của thiền sư Thích Nhất Hạnh "Thầy cô hạnh phúc sẽ làm thay đổi cả thế giới"
Bài làm
Trong một cuốn sách tôi yêu thích, bậc thầy tâm linh người Ấn Độ từng bộc bạch “ “Bạn không cần thiết thay đổi toàn bộ thế giới ; chỉ thay đổi chính bạn và bạn đã bắt đầu thay đổi toàn bộ thế giới, bởi vì bạn là một phần của thế giới” Chúng ta là những hạt nhân nhỏ bé trong xã hội rộng lớn. Tại đó, mỗi người luôn sống với một thiên chức khác nhau “người vá trời lấp bể / kẻ đắp lũy xây thành” nhưng vẫn có người sở hữu thiên chức cao quý hơn cả đó là nhà giáo - nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Họ là những người có thiên chức cao cả nhất thay đổi nhận thức và nhân cách một con người. Phải chăng nếu thầy cô hạnh phúc sẽ làm thay đổi thế giới?
Thầy cô- danh từ chỉ một nghề nghiệp của những người “yêu trẻ gõ đầu trò” nhưng mang sứ mệnh cao quý. Họ là những người dạy cho ta biết chữ, biết cách ứng xử khéo ở đời, biết yêu thương trân trọng cái tình người cao đẹp trong cuộc sống. Đối với những học sinh còn cắp sách đến trường, thấy cô chính là những người cha, người mẹ thứ hai của mình. Hạnh phúc là giấc mơ của nhân loại hướng tới. Hạnh phúc chính là từ để chỉ một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng nhưng lại được gắn với hai chữ thầy cô. “ Thầy cô hạnh phúc sẽ làm thay đổi thế giới” như lời khẳng định vai trò của thầy cô là một thiên sứ đến để cứu rỗi niềm đau, bất hạnh của thế giới. Trong họ luôn mang hạt giống hạnh phúc mới gieo trồng được nên những mầm cây hạnh phúc dâng tặng cho thế giới.
Trong Toán học, phép chia luôn cho ra kết quả nhỏ hơn so với kết quả ban đầu nhưng phép chia hạnh phúc lại mang tính chất của phép nhân cứ được chia sẻ nó sẽ nhân lên gấp bội lần. Tôi cho rằng những nhà giáo - người vun đắp lên rường cột của nước nhà là những người cần hạnh phúc nhất. Họ không chỉ truyền đạt kiến thức tới học trò của mình còn là một người truyền giáo mang đến sự thức tỉnh, thấu đạt đạo đức đến làm cho lòng người thêm trong sạch. Không phải tự nhiên chúng ta tôn vinh “nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Bởi trách nghiệm và thiên chức của nó làm thay đổi nhận thức của một người, một thế hệ và cả một thế giới. Chúng ta có thể mang lại hạnh phúc cho người khác ngay khi chúng ta đang tuyệt vọng đau khổ nhất không? Tất nhiên điều đó là không thể. Đối với thầy cô họ cần hạnh phúc cho họ sức mạnh lan tỏa ra thế giới. “Gieo niềm tin gặt phép màu “, nếu thầy cô gieo lên những luống cây hạnh phúc trong tâm hồn người . Người mang ngọn lửa tích cực truyền đến với học sinh là người có cái tâm của nghề dẫn dắt cả một thế hệ đi trên con đường đúng đắn. Những học trò nhỏ - cánh chim chưa đủ chắc chập chững bước vào đời với suy nghĩ non nớt, thơ ngây. Chưa một lần nếm trải vị cay muối mặn cuộc đời khi đối diện với khó khăn rất dễ tổn thương. Liệu nếu không có thầy cô - những người lái đò đã chắc tay chèo băng qua bao bão giông cuộc đời luôn giữ vững tay lái để thì có bao thế hệ học sinh trưởng thành và học cách đối mặt khi vấp ngã. Nếu một nhà giáo chưa từng có niềm tin vào cuộc sống hay món quà hạnh phúc được thượng đế ban tặng đến với thế hệ học trò thì đâu có sự xuất hiện của lớp trẻ với nhiệt huyết dào dạt niềm tin vào phép màu yêu thương luôn tồn tại. Chính vì vậy tôi cho rằng nếu có ngoại lệ trên cuộc đời này thì những nhà giáo phải là những người hạnh phúc nhất để trồng nên những luống hoa tươi đẹp nhất cho Tổ quốc.
Nhưng tôi không phủ nhận rằng những nhà giáo từng trải qua những bất hạnh hay không hạnh phúc sẽ không thể thay đổi thế giới. Họ vẫn có thể làm điều đó theo cách của riêng họ. Họ là hiện thân những vĩ nhân mang thiên chức cứu rỗi những trái tim bị tổn thương khỏi nỗi sợ hãi mắc cảm. Tôi rất tâm đắc một câu nói “Những người dịu dàng nhất tôi từng biết sống trong một thế giới chẳng hề dịu dàng với họ. Những người tuyệt vời nhất tôi từng biết đã trải qua rất nhiều vụn vỡ, và họ vẫn yêu say đắm, vẫn quan tâm đến người khác. Đôi khi, chính những người chịu nhiều thương tổn nhất lại từ chối chai lì với thế giới này, vì họ không bao giờ muốn người khác phải trải qua những gì họ từng trải. Thật khó để không thán phục họ."( Tôi vỡ tan để ánh sáng ngập tràn, Bianca Sparacino). Câu nói thật đúng khi nói về giáo viên đáng kính Anne Sullian - nhà giáo dành cả đời cho người học trò đặc biệt Hellen Keller.Quãng đời thơ ấu vất vả đã khiến Anne trở nên khác biệt so với những học sinh khác tại Perkins. 14 tuổi nhưng Anne không thể đọc và viết tên của chính mình. Anne cũng không có quần áo ngủ hay bàn chải đánh răng. Phần lớn các nữ sinh khác đều sinh ra trong các gia đình giàu có, nhiều người còn chế giễu sự ngốc nghếch của Anne. Nhưng không vì thế mà Anne chùn bước hay thất vọng, ngược lại còn thổi bùng lên khao khát, sự quyết tâm trong học tập của nhà giáo vĩ đại ấy. Có lẽ từ sự bất hạnh khi bị mất gần như toàn bộ thị lực của mình, Anne đã nung nấu ước mơ giúp đỡ những học sinh mang một phần khiếm khuyết của cơ thể. Và người học trò bị khiếm thính cũng như khiếm thị của cô Hellen Killer trở thành một diễn giả nổi tiếng có tầm ảnh hưởng tới mọi thời đại. Anne đã đồng hành cùng Helen từ khi dạy cô bé những khái niệm đầu tiên cho đến khi bà qua đời. Hai người đã tạo nên một câu chuyện cảm động đặc biệt trong lịch sử ngành giáo dục. Từ câu chuyện ấy gieo vào lòng tôi những suy nghĩ : phải chăng hạnh phúc chỉ là một điều kiện “cần” nhưng không thể là thước đo đánh giá họ có thể cống hiến như thế nào cho xã hội hay họ sẽ làm thay đổi thế giới một cách tiêu cực hay không? Tất cả đều tùy thuộc vào “cái tâm của nhà giáo”- nó quyết định cách người thầy, cô họ có thể thay đổi thế giới hay không.
Thầy cô hạnh phúc sẽ thay đổi hạnh phúc? Nhưng hạnh phúc sẽ đến từ đâu? Một phần đến từ đời sống tâm hồn của mỗi người nhưng học trò - chúng ta là một phần hạnh phúc của mỗi nhà giáo. Thành tựu mà học sinh đạt được chính là huy chương quý giá nhất gửi tặng cho thầy cô - người gắn bó với chúng ta trong cả một phần đời. Trưởng thành không đo đếm bằng tuổi tác mà bằng những trải nghiệm. Tuy chưa dày dặn song tôi hiểu rằng khi chúng ta còn là học sinh hãy làm trọn trách nghiệm nghĩa vụ của một “học sinh” nên làm bằng cách cố gắng tốt hơn chúng ta ngày hôm qua. Đừng làm tổn thương tới những người thương yêu chúng ta như cha mẹ như thầy cô, sống như những kẻ vô ơn trên sự dìu dắt của họ.
Bài làm
Trong một cuốn sách tôi yêu thích, bậc thầy tâm linh người Ấn Độ từng bộc bạch “ “Bạn không cần thiết thay đổi toàn bộ thế giới ; chỉ thay đổi chính bạn và bạn đã bắt đầu thay đổi toàn bộ thế giới, bởi vì bạn là một phần của thế giới” Chúng ta là những hạt nhân nhỏ bé trong xã hội rộng lớn. Tại đó, mỗi người luôn sống với một thiên chức khác nhau “người vá trời lấp bể / kẻ đắp lũy xây thành” nhưng vẫn có người sở hữu thiên chức cao quý hơn cả đó là nhà giáo - nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Họ là những người có thiên chức cao cả nhất thay đổi nhận thức và nhân cách một con người. Phải chăng nếu thầy cô hạnh phúc sẽ làm thay đổi thế giới?
Thầy cô- danh từ chỉ một nghề nghiệp của những người “yêu trẻ gõ đầu trò” nhưng mang sứ mệnh cao quý. Họ là những người dạy cho ta biết chữ, biết cách ứng xử khéo ở đời, biết yêu thương trân trọng cái tình người cao đẹp trong cuộc sống. Đối với những học sinh còn cắp sách đến trường, thấy cô chính là những người cha, người mẹ thứ hai của mình. Hạnh phúc là giấc mơ của nhân loại hướng tới. Hạnh phúc chính là từ để chỉ một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng nhưng lại được gắn với hai chữ thầy cô. “ Thầy cô hạnh phúc sẽ làm thay đổi thế giới” như lời khẳng định vai trò của thầy cô là một thiên sứ đến để cứu rỗi niềm đau, bất hạnh của thế giới. Trong họ luôn mang hạt giống hạnh phúc mới gieo trồng được nên những mầm cây hạnh phúc dâng tặng cho thế giới.
Trong Toán học, phép chia luôn cho ra kết quả nhỏ hơn so với kết quả ban đầu nhưng phép chia hạnh phúc lại mang tính chất của phép nhân cứ được chia sẻ nó sẽ nhân lên gấp bội lần. Tôi cho rằng những nhà giáo - người vun đắp lên rường cột của nước nhà là những người cần hạnh phúc nhất. Họ không chỉ truyền đạt kiến thức tới học trò của mình còn là một người truyền giáo mang đến sự thức tỉnh, thấu đạt đạo đức đến làm cho lòng người thêm trong sạch. Không phải tự nhiên chúng ta tôn vinh “nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Bởi trách nghiệm và thiên chức của nó làm thay đổi nhận thức của một người, một thế hệ và cả một thế giới. Chúng ta có thể mang lại hạnh phúc cho người khác ngay khi chúng ta đang tuyệt vọng đau khổ nhất không? Tất nhiên điều đó là không thể. Đối với thầy cô họ cần hạnh phúc cho họ sức mạnh lan tỏa ra thế giới. “Gieo niềm tin gặt phép màu “, nếu thầy cô gieo lên những luống cây hạnh phúc trong tâm hồn người . Người mang ngọn lửa tích cực truyền đến với học sinh là người có cái tâm của nghề dẫn dắt cả một thế hệ đi trên con đường đúng đắn. Những học trò nhỏ - cánh chim chưa đủ chắc chập chững bước vào đời với suy nghĩ non nớt, thơ ngây. Chưa một lần nếm trải vị cay muối mặn cuộc đời khi đối diện với khó khăn rất dễ tổn thương. Liệu nếu không có thầy cô - những người lái đò đã chắc tay chèo băng qua bao bão giông cuộc đời luôn giữ vững tay lái để thì có bao thế hệ học sinh trưởng thành và học cách đối mặt khi vấp ngã. Nếu một nhà giáo chưa từng có niềm tin vào cuộc sống hay món quà hạnh phúc được thượng đế ban tặng đến với thế hệ học trò thì đâu có sự xuất hiện của lớp trẻ với nhiệt huyết dào dạt niềm tin vào phép màu yêu thương luôn tồn tại. Chính vì vậy tôi cho rằng nếu có ngoại lệ trên cuộc đời này thì những nhà giáo phải là những người hạnh phúc nhất để trồng nên những luống hoa tươi đẹp nhất cho Tổ quốc.
Nhưng tôi không phủ nhận rằng những nhà giáo từng trải qua những bất hạnh hay không hạnh phúc sẽ không thể thay đổi thế giới. Họ vẫn có thể làm điều đó theo cách của riêng họ. Họ là hiện thân những vĩ nhân mang thiên chức cứu rỗi những trái tim bị tổn thương khỏi nỗi sợ hãi mắc cảm. Tôi rất tâm đắc một câu nói “Những người dịu dàng nhất tôi từng biết sống trong một thế giới chẳng hề dịu dàng với họ. Những người tuyệt vời nhất tôi từng biết đã trải qua rất nhiều vụn vỡ, và họ vẫn yêu say đắm, vẫn quan tâm đến người khác. Đôi khi, chính những người chịu nhiều thương tổn nhất lại từ chối chai lì với thế giới này, vì họ không bao giờ muốn người khác phải trải qua những gì họ từng trải. Thật khó để không thán phục họ."( Tôi vỡ tan để ánh sáng ngập tràn, Bianca Sparacino). Câu nói thật đúng khi nói về giáo viên đáng kính Anne Sullian - nhà giáo dành cả đời cho người học trò đặc biệt Hellen Keller.Quãng đời thơ ấu vất vả đã khiến Anne trở nên khác biệt so với những học sinh khác tại Perkins. 14 tuổi nhưng Anne không thể đọc và viết tên của chính mình. Anne cũng không có quần áo ngủ hay bàn chải đánh răng. Phần lớn các nữ sinh khác đều sinh ra trong các gia đình giàu có, nhiều người còn chế giễu sự ngốc nghếch của Anne. Nhưng không vì thế mà Anne chùn bước hay thất vọng, ngược lại còn thổi bùng lên khao khát, sự quyết tâm trong học tập của nhà giáo vĩ đại ấy. Có lẽ từ sự bất hạnh khi bị mất gần như toàn bộ thị lực của mình, Anne đã nung nấu ước mơ giúp đỡ những học sinh mang một phần khiếm khuyết của cơ thể. Và người học trò bị khiếm thính cũng như khiếm thị của cô Hellen Killer trở thành một diễn giả nổi tiếng có tầm ảnh hưởng tới mọi thời đại. Anne đã đồng hành cùng Helen từ khi dạy cô bé những khái niệm đầu tiên cho đến khi bà qua đời. Hai người đã tạo nên một câu chuyện cảm động đặc biệt trong lịch sử ngành giáo dục. Từ câu chuyện ấy gieo vào lòng tôi những suy nghĩ : phải chăng hạnh phúc chỉ là một điều kiện “cần” nhưng không thể là thước đo đánh giá họ có thể cống hiến như thế nào cho xã hội hay họ sẽ làm thay đổi thế giới một cách tiêu cực hay không? Tất cả đều tùy thuộc vào “cái tâm của nhà giáo”- nó quyết định cách người thầy, cô họ có thể thay đổi thế giới hay không.
Thầy cô hạnh phúc sẽ thay đổi hạnh phúc? Nhưng hạnh phúc sẽ đến từ đâu? Một phần đến từ đời sống tâm hồn của mỗi người nhưng học trò - chúng ta là một phần hạnh phúc của mỗi nhà giáo. Thành tựu mà học sinh đạt được chính là huy chương quý giá nhất gửi tặng cho thầy cô - người gắn bó với chúng ta trong cả một phần đời. Trưởng thành không đo đếm bằng tuổi tác mà bằng những trải nghiệm. Tuy chưa dày dặn song tôi hiểu rằng khi chúng ta còn là học sinh hãy làm trọn trách nghiệm nghĩa vụ của một “học sinh” nên làm bằng cách cố gắng tốt hơn chúng ta ngày hôm qua. Đừng làm tổn thương tới những người thương yêu chúng ta như cha mẹ như thầy cô, sống như những kẻ vô ơn trên sự dìu dắt của họ.
- Từ khóa
- bài văn nlxh thầy cô giáo