Hè này, Hà được mẹ cho về quê, về nhà bà ngoại chơi. Năm nay là hè thứ hai mà cu Hà được về nhà bà ngoại, và nó chẳng thích chút nào.
Nhà cu Hà ở trên thành phố, bố mẹ bận đi làm, vậy nên chả có thời gian trông thằng nhỏ, đành gửi nó về nhà ngoại nhờ bà trông hộ, cũng là cho con "du lịch hè" tại quê nhà.
Hè năm ngoái, Hà học xong lớp 1, mẹ rủ nó về quê chơi với bà, với anh em bằng tuổi, với các bạn ở quê, sẽ được thả diều ngoài đồng, được bơi ở hồ, được bắt ve câu cá,.... làm nó thích thú lắm. Nhưng trong suốt kỳ nghỉ tại quê năm ấy, chính xác là 2 tuần, nó đã khóc lóc đòi mẹ cho lên thành phố. Nó cảm thấy bị vỡ mộng, khác hẳn với những gì mẹ kể, thấy nơi đây thật phiền hà, lại còn bẩn, nhiều muỗi và nhạt nhẽo.
Nhà bà không có mạng để nó xem những chương trình yêu thích khi ở nhà, bật tivi một tí đã bị bà nhắc nhở, rằng "xem ít thôi kẻo cận đấy cháu". Bạn bè bằng tuổi đứa nào đứa đấy đen nhẻm, đi chân đất, nghịch đất vầy cát, bêu nắng suốt buổi, bà không cho nó chơi mấy trò nghịch bẩn đó. Nó quanh quẩn cả ngày trong nhà, chẳng biết làm gì, đành lôi lại mấy cuốn truyện cũ ra đọc, cuốn truyện nó đã đọc đi đọc lại trên dưới chục lần. Nó cầm một ít đồ chơi đến nhà bà, bạn chạc tuổi quanh đấy thấy vậy cũng sang mượn chơi cùng, nhưng nó không thích. Một hôm, mấy đứa trẻ trong xóm sang chơi trộm đồ chơi của nó, rồi làm hỏng của nó một bộ ghép hình mà nó thích nhất. Nó khóc ầm lên bắt đền, chạy ra đánh bạn nó mấy cái, bạn nó cũng đánh trả, và bà nó phải ra can. Nó được mẹ cho về ngay hôm sau với vài vết xước ở tay và trên mặt.
Năm nay, nó chẳng vui vẻ gì khi mẹ nó lại kể về những trò chơi ở quê. Nó xị mặt xuống bảo mẹ:
"Các bạn ở quê chả biết chơi mấy trò chơi con hay chơi gì cả, mà bà cũng không cho con bêu nắng, nghịch đất như các bạn, chán òm. Nhà bà nhiều muỗi nữa, bà cũng nói nhiều. Con chẳng thích về quê tí nào cả, con không về bà nữa đâu.."
Mẹ nó nghe hết chứ, nhưng vẫn phải cho nó về ngoại chơi vì bận công việc, và cũng muốn để bà gặp cháu, để bà được chăm sóc cu cậu nhỏ.
Về quê và lại chuỗi ngày tẻ nhạt, cả ngày nó cũng chẳng biết làm gì, nó chẳng thích bà, và ghét các bạn nó ở đây. Nó nói trống không với bà những lúc nó không vui, ăn ít cơm, chê những món mà bà làm, hay thở dài mỗi khi bà nhắc nhở. Nó thấy đám trẻ trong làng này quê mùa quá, chẳng biết gì cả, chẳng thể chơi cùng được.
Trưa hôm đấy, buổi trưa với nắng vàng rực lửa cháy khắp làng, trên đường vắng bóng người đi, cu Hà mượn xe của bà đi ra quán tạp hóa mua bimbim, đang đi thì vấp phải hòn đá, tự ngã lăn xuống cái ao trong làng. Nó vùng vẫy kêu cứu, đạp chân đạp tay hết sức có thể, miệng ú ớ không nghe rõ lời. Thằng Kiên đi sau thấy vậy lao nhanh xe đến, vất uỵch xe sang một bên rồi nhảy xuống cứu cu Hà một mạng. Kiên túm lấy tóc Hà, lôi về phía bờ, mặc kệ cu Hà đập chân đập tay. Kéo lên đến bờ, thấy cu Hà không còn cử động, Kiên hoảng hốt tát cho cu Hà mấy cái nhưng vẫn không thấy Hà mở mắt, nó run người. Nó nhớ lại cách sơ cứu người bị đuối nước mà ở trường nó có được dạy, mang máng làm theo các bước nhớ được: bịt mũi, thổi hơi vào miệng, ấn ngực,... May sao, vừa làm lần 2, cu Hà đã động đậy, ho sặc sụa rồi nôn hết bữa trưa của nó ra ngoài. Vừa lúc đó có một người phụ nữ đi xe máy qua ao làng, thấy hai đứa trẻ như vậy liền nhanh chóng xuống xem tình hình, rồi chở nhanh Hà đến trạm y tế xã. Hà vừa khóc vừa run, thằng Kiên ngồi sau ôm chặt lấy Hà, luôn miệng an ủi...
Bà được biết tin vội vã vất bỏ thúng rau đang hái xuống, toan chạy bộ đến trạm y tế xã mà chẳng còn tâm trí đâu để khóa cửa nhà. Cô hàng xóm thấy vậy lái xe nhanh lại chỗ bà, mời bà lên xe. Đến trạm xá, bà chạy vội đến bên giường bệnh, nơi Kiên đang cầm chắc lấy tay Hà, bà hỏi vội:
"Sao rồi cháu, Hà có sao không cháu?"
Cu Hà nhìn thấy bà, mếu máo khóc, nói lí nhí: "Bà ơi...xe..."
"Không sao, cháu bà không sao là bà mừng lắm rồi. Cám ơn Kiên đã giúp bà nhé..." bà chạy đến vỗ vễ đưa cháu đang hoảng sợ.
Sau lần ngã xe đó, cu Hà muốn kết thân với Kiên. Hà hay bám theo Kiên để đi chơi, dần dần thân hơn với các đứa trẻ trong làng. Nó học được cách bắn bi, các chơi ném lon, chơi ù, ô ăn quan, nó được Kiên dạy bơi, được Kiên cầm tay dạy thả diều. Nó trốn bà đi bêu nắng với đám bạn vào buổi trưa, trốn bà đi nghịch đất. Bà cu Hà thấy đứa cháu nhỏ của mình năng động, vui vẻ như vậy nên cũng dần thả lỏng, không còn cấm cảm, nhắc nhở, sợ sệt rằng đứa cháu của mình sẽ bị bẩn, bị ốm hay bị bắt nạt. Nó yêu bà nó hơn, biết giúp bà quét nhà, giúp bà nhổ tóc sâu, nói chuyện nhiều hơn với bà và ôm bà mỗi khi ngủ. Nó cảm ơn bà vì không trách nó làm mất xe, cảm ơn bà vì lo lắng cho nó, nó đã có cái nhìn khác về người bà khó tính lúc đầu.
Hè năm nay, nó thấy cơm bà nấu thật ngon, thấy bà thật hiền hậu và dễ tính, thấy nắng, đen da cũng chẳng có j đáng lo ngại, nghịch đất, nghịch cát không ngờ lại vui đến như vậy. Nó thấy các bạn ở đây thật hài hước, giỏi giang vì dạy nó rất nhiều điều mà trên thành phố nó chưa bao giờ được trải nghiệm. Nó thấy Kiên thật mạnh mẽ, thật dũng cảm khi cứu nó, thật nhiệt tình, dễ gần khi rủ nó đi chơi, thật giỏi và đa tài khi dạy nó đủ các thứ trên đời. Nó ngưỡng mộ và muốn học tập từ Kiên, tất cả những gì có thể. Nó muốn ở lại chơi với Kiên lâu nhất có thể.
Dẫu sao thì hè cũng chỉ có 1 tháng đối với một đứa trẻ trên phố, nó lại phải lên trường để học thêm, để chuẩn bị những kiến thức mới bước năm học tiếp theo. Nó nài nỉ, xin xỏ mẹ cho ở thêm một tuần nữa, nốt một tuần nữa thôi, và mẹ nó miễn cưỡng đồng ý.
Ngày đi lên thành phố, nó đã khóc nhè khi phải rời xa nhà bà, rất tiếc nuối khi phải xa Kiên và các bạn. Kiên ôm lấy cu Hà, rồi thơm vào má nó một cái, ngoắc tay hứa hẹn năm sau sẽ gặp lại: "Vẫn chỗ này, năm sau gặp nhé, ai không đến sẽ là con cún, kêu ba tiếng." Kiên nói.
"Haha, được, ba tiếng cún con". Hà đang xị mặt bỗng bật cười khi nghe Kiên nói. Nó gật đầu, mạnh mẽ đáp lại.
Hôm đó, ve hòa khúc nhạc kỷ niệm, tái hiện lại những ngày sống vui vẻ ở quê lên trước mắt Hà.
Về thành phố, Hà rắn rỏi hơn, da ngăm hơn, không còn khóc nhè hay làm nũng bố mẹ nữa. Nó kể với mẹ bằng giọng điệu vô cùng hào hứng, rằng ở quê nó đã được chơi những gì, ở quê thú vị ra sao sau khi bà không cấm nó đi chơi với tụi bạn. Nó hay nói với mẹ rằng, nó nhớ ngoại, nó nhớ Kiên - người hùng của nó.
Đôi khi cho trẻ con được tự do một chút, có lẽ chúng sẽ trưởng thành hơn. Cho chúng va chạm với mọi thứ, để chúng nghịch ngợm trong giới hạn, trẻ con có thể phát triển nhiều hơn những gì người lớn có thể nghĩ tới được, có khi nó lại tốt cho cả trẻ và gia đình...
Nhà cu Hà ở trên thành phố, bố mẹ bận đi làm, vậy nên chả có thời gian trông thằng nhỏ, đành gửi nó về nhà ngoại nhờ bà trông hộ, cũng là cho con "du lịch hè" tại quê nhà.
Hè năm ngoái, Hà học xong lớp 1, mẹ rủ nó về quê chơi với bà, với anh em bằng tuổi, với các bạn ở quê, sẽ được thả diều ngoài đồng, được bơi ở hồ, được bắt ve câu cá,.... làm nó thích thú lắm. Nhưng trong suốt kỳ nghỉ tại quê năm ấy, chính xác là 2 tuần, nó đã khóc lóc đòi mẹ cho lên thành phố. Nó cảm thấy bị vỡ mộng, khác hẳn với những gì mẹ kể, thấy nơi đây thật phiền hà, lại còn bẩn, nhiều muỗi và nhạt nhẽo.
Nhà bà không có mạng để nó xem những chương trình yêu thích khi ở nhà, bật tivi một tí đã bị bà nhắc nhở, rằng "xem ít thôi kẻo cận đấy cháu". Bạn bè bằng tuổi đứa nào đứa đấy đen nhẻm, đi chân đất, nghịch đất vầy cát, bêu nắng suốt buổi, bà không cho nó chơi mấy trò nghịch bẩn đó. Nó quanh quẩn cả ngày trong nhà, chẳng biết làm gì, đành lôi lại mấy cuốn truyện cũ ra đọc, cuốn truyện nó đã đọc đi đọc lại trên dưới chục lần. Nó cầm một ít đồ chơi đến nhà bà, bạn chạc tuổi quanh đấy thấy vậy cũng sang mượn chơi cùng, nhưng nó không thích. Một hôm, mấy đứa trẻ trong xóm sang chơi trộm đồ chơi của nó, rồi làm hỏng của nó một bộ ghép hình mà nó thích nhất. Nó khóc ầm lên bắt đền, chạy ra đánh bạn nó mấy cái, bạn nó cũng đánh trả, và bà nó phải ra can. Nó được mẹ cho về ngay hôm sau với vài vết xước ở tay và trên mặt.
Năm nay, nó chẳng vui vẻ gì khi mẹ nó lại kể về những trò chơi ở quê. Nó xị mặt xuống bảo mẹ:
"Các bạn ở quê chả biết chơi mấy trò chơi con hay chơi gì cả, mà bà cũng không cho con bêu nắng, nghịch đất như các bạn, chán òm. Nhà bà nhiều muỗi nữa, bà cũng nói nhiều. Con chẳng thích về quê tí nào cả, con không về bà nữa đâu.."
Mẹ nó nghe hết chứ, nhưng vẫn phải cho nó về ngoại chơi vì bận công việc, và cũng muốn để bà gặp cháu, để bà được chăm sóc cu cậu nhỏ.
Về quê và lại chuỗi ngày tẻ nhạt, cả ngày nó cũng chẳng biết làm gì, nó chẳng thích bà, và ghét các bạn nó ở đây. Nó nói trống không với bà những lúc nó không vui, ăn ít cơm, chê những món mà bà làm, hay thở dài mỗi khi bà nhắc nhở. Nó thấy đám trẻ trong làng này quê mùa quá, chẳng biết gì cả, chẳng thể chơi cùng được.
Trưa hôm đấy, buổi trưa với nắng vàng rực lửa cháy khắp làng, trên đường vắng bóng người đi, cu Hà mượn xe của bà đi ra quán tạp hóa mua bimbim, đang đi thì vấp phải hòn đá, tự ngã lăn xuống cái ao trong làng. Nó vùng vẫy kêu cứu, đạp chân đạp tay hết sức có thể, miệng ú ớ không nghe rõ lời. Thằng Kiên đi sau thấy vậy lao nhanh xe đến, vất uỵch xe sang một bên rồi nhảy xuống cứu cu Hà một mạng. Kiên túm lấy tóc Hà, lôi về phía bờ, mặc kệ cu Hà đập chân đập tay. Kéo lên đến bờ, thấy cu Hà không còn cử động, Kiên hoảng hốt tát cho cu Hà mấy cái nhưng vẫn không thấy Hà mở mắt, nó run người. Nó nhớ lại cách sơ cứu người bị đuối nước mà ở trường nó có được dạy, mang máng làm theo các bước nhớ được: bịt mũi, thổi hơi vào miệng, ấn ngực,... May sao, vừa làm lần 2, cu Hà đã động đậy, ho sặc sụa rồi nôn hết bữa trưa của nó ra ngoài. Vừa lúc đó có một người phụ nữ đi xe máy qua ao làng, thấy hai đứa trẻ như vậy liền nhanh chóng xuống xem tình hình, rồi chở nhanh Hà đến trạm y tế xã. Hà vừa khóc vừa run, thằng Kiên ngồi sau ôm chặt lấy Hà, luôn miệng an ủi...
Bà được biết tin vội vã vất bỏ thúng rau đang hái xuống, toan chạy bộ đến trạm y tế xã mà chẳng còn tâm trí đâu để khóa cửa nhà. Cô hàng xóm thấy vậy lái xe nhanh lại chỗ bà, mời bà lên xe. Đến trạm xá, bà chạy vội đến bên giường bệnh, nơi Kiên đang cầm chắc lấy tay Hà, bà hỏi vội:
"Sao rồi cháu, Hà có sao không cháu?"
Cu Hà nhìn thấy bà, mếu máo khóc, nói lí nhí: "Bà ơi...xe..."
"Không sao, cháu bà không sao là bà mừng lắm rồi. Cám ơn Kiên đã giúp bà nhé..." bà chạy đến vỗ vễ đưa cháu đang hoảng sợ.
Sau lần ngã xe đó, cu Hà muốn kết thân với Kiên. Hà hay bám theo Kiên để đi chơi, dần dần thân hơn với các đứa trẻ trong làng. Nó học được cách bắn bi, các chơi ném lon, chơi ù, ô ăn quan, nó được Kiên dạy bơi, được Kiên cầm tay dạy thả diều. Nó trốn bà đi bêu nắng với đám bạn vào buổi trưa, trốn bà đi nghịch đất. Bà cu Hà thấy đứa cháu nhỏ của mình năng động, vui vẻ như vậy nên cũng dần thả lỏng, không còn cấm cảm, nhắc nhở, sợ sệt rằng đứa cháu của mình sẽ bị bẩn, bị ốm hay bị bắt nạt. Nó yêu bà nó hơn, biết giúp bà quét nhà, giúp bà nhổ tóc sâu, nói chuyện nhiều hơn với bà và ôm bà mỗi khi ngủ. Nó cảm ơn bà vì không trách nó làm mất xe, cảm ơn bà vì lo lắng cho nó, nó đã có cái nhìn khác về người bà khó tính lúc đầu.
Hè năm nay, nó thấy cơm bà nấu thật ngon, thấy bà thật hiền hậu và dễ tính, thấy nắng, đen da cũng chẳng có j đáng lo ngại, nghịch đất, nghịch cát không ngờ lại vui đến như vậy. Nó thấy các bạn ở đây thật hài hước, giỏi giang vì dạy nó rất nhiều điều mà trên thành phố nó chưa bao giờ được trải nghiệm. Nó thấy Kiên thật mạnh mẽ, thật dũng cảm khi cứu nó, thật nhiệt tình, dễ gần khi rủ nó đi chơi, thật giỏi và đa tài khi dạy nó đủ các thứ trên đời. Nó ngưỡng mộ và muốn học tập từ Kiên, tất cả những gì có thể. Nó muốn ở lại chơi với Kiên lâu nhất có thể.
Dẫu sao thì hè cũng chỉ có 1 tháng đối với một đứa trẻ trên phố, nó lại phải lên trường để học thêm, để chuẩn bị những kiến thức mới bước năm học tiếp theo. Nó nài nỉ, xin xỏ mẹ cho ở thêm một tuần nữa, nốt một tuần nữa thôi, và mẹ nó miễn cưỡng đồng ý.
Ngày đi lên thành phố, nó đã khóc nhè khi phải rời xa nhà bà, rất tiếc nuối khi phải xa Kiên và các bạn. Kiên ôm lấy cu Hà, rồi thơm vào má nó một cái, ngoắc tay hứa hẹn năm sau sẽ gặp lại: "Vẫn chỗ này, năm sau gặp nhé, ai không đến sẽ là con cún, kêu ba tiếng." Kiên nói.
"Haha, được, ba tiếng cún con". Hà đang xị mặt bỗng bật cười khi nghe Kiên nói. Nó gật đầu, mạnh mẽ đáp lại.
Hôm đó, ve hòa khúc nhạc kỷ niệm, tái hiện lại những ngày sống vui vẻ ở quê lên trước mắt Hà.
Về thành phố, Hà rắn rỏi hơn, da ngăm hơn, không còn khóc nhè hay làm nũng bố mẹ nữa. Nó kể với mẹ bằng giọng điệu vô cùng hào hứng, rằng ở quê nó đã được chơi những gì, ở quê thú vị ra sao sau khi bà không cấm nó đi chơi với tụi bạn. Nó hay nói với mẹ rằng, nó nhớ ngoại, nó nhớ Kiên - người hùng của nó.
Đôi khi cho trẻ con được tự do một chút, có lẽ chúng sẽ trưởng thành hơn. Cho chúng va chạm với mọi thứ, để chúng nghịch ngợm trong giới hạn, trẻ con có thể phát triển nhiều hơn những gì người lớn có thể nghĩ tới được, có khi nó lại tốt cho cả trẻ và gia đình...
Sửa lần cuối: