Mùa thu là đề tài được rất nhiều thi sĩ chọn để viết lên tác phẩm của mình. Trong đó không thể không kể đến tác phẩm "Thu hứng"của Đỗ Phủ. Để hiểu hơn về tác phẩm này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Thu hứng (Đỗ Phủ)Tóm tắt
Thu hứng là bức tranh mùa thu hiu hắt, thể hiện nỗi lo của tác giả khi ông chứng kiến cảnh đất nước kiệt quệ vì sự tàn phá của chiến tranh. Bài thơ cũng là nỗi lòng của kẻ xa quê, là nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận của kẻ tha hương lưu lạc.
Không chỉ là bức tranh về mùa thu, bài thơ còn thể hiện nỗi buồn riêng thấm thía và tâm sự chứa chan lòng yêu nước thương đời của tác giả.
Bố cục
Bố cục bài thơ gồm 2 phần:
- Phần 1 (4 câu đầu): Khung cảnh mùa thu.
- Phần 2 (4 câu sau): Nỗi niềm thi nhân.
Nội dung chính
Thu hứng là bức tranh mùa thu hiu hắt, thể hiện nỗi lo của tác giả khi ông chứng kiến cảnh đất nước kiệt quệ vì sự tàn phá của chiến tranh. Bài thơ cũng là
Trước khi đọc
Câu 1 (trang 47, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Bạn đã được làm quen với một số bài thơ Đường luật trong sách giáo khoa Ngữ văn cấp Trung học cơ sở. Hãy chia sẻ ấn tượng của bạn về đặc điểm hình thức cũng như nội dung của những bài thơ thuộc thể loại này.
Phương pháp giải:
- Nhớ lại một số bài thơ Đường luật đã học ở Trung học cơ sở.
- Dựa vào kiến thức về những bài thơ đã học để nêu ấn tượng về đặc điểm hình thức và nội dung của những bài thơ đó.
Lời giải chi tiết:
Ấn tượng về đặc điểm hình thức và nội dung của những bài thơ Đường luật đã học:
- Về đặc điểm hình thức: những bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt hoặc thể thất ngôn bát cú Đường luật (đề - thực – luận – kết). Hai thể thơ đều có quy luật vô cùng nghiêm khắc về luật, niêm và vần (theo bằng trắc) và có bố cục rõ ràng.
- Về nội dung: Có bốn phần là: Đề, Thực, Luận và Kết.
Câu 2 (trang 47, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Bạn đã bao giờ xa gia đình và thấy nhớ nhà? Nếu có thể, hãy chia sẻ trái nghiệm ấy của bạn.
Phương pháp giải:
Nhớ lại và chia sẻ trải nghiệm khi xa nhà của bạn (nếu có).
Lời giải chi tiết
Tôi đã từng xa nhà trong khoảng thời gian tham gia chuyến tình nguyện vào mùa hè năm ngoái. Chuyến đi đã để lại trong tôi nhiều kỉ niệm cũng như cho tôi nhiều trải nghiệm thú vị. Trong thời gian 1 tháng đó, tôi đã cảm thấy khá nhớ gia đình, vì vậy tôi đã thường xuyên gọi điện về nhà hỏi thăm người thân. Điều đó đã giúp tôi phần nào cảm thấy đỡ nhớ gia đình hơn. Sau chuyến đi xa ấy, tôi thêm yêu quý và trân trọng những phút giây được ở bên cạnh những người thân của mình.
Trong khi đọc
Câu 1 (trang 48, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Khung cảnh mùa thu được tái hiện trong bài thơ (màu sắc, không khí, trạng thái vận động của sự vật).
Phương pháp giải:
- Đọc bản dịch thơ 1 trang 48.
- Chú ý các câu thơ miêu tả khung cảnh mùa thu qua màu sắc, không khí, trạng thái vận động của sự vật.
Lời giải chi tiết:
Khung cảnh mùa thu được tái hiện trong bài thơ:
- Qua màu sắc: màu trắng của sương trời, xanh thẳm của lòng sông, màu bạc của mây. Những gam màu gợi cảm giác lạnh lẽo
- Qua không khí: Không khí u ám, heo hút, u buồn, ảm đạm và thê lương. Không khí núi non rộng lớn, lòng sông sâu thăm thẳm, mây mù tận núi xa
- Qua trạng thái vận động của sự vật: Sự vật được vận động theo trạng thái mạnh mẽ, như nén không gian lại, khiến trời đất đảo lộn
→ Mùa thu buồn và ảm đạm, được nhìn từ xa, rộng và bao quát, gợi nỗi sầu buồn, trầm uất.
Câu 2 (trang 48, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Hãy nhận diện phép đối trong cả nguyên tác và bản dịch nghĩa trong các cặp câu thơ 3-4 và 5-6.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ nguyên tác và bản dịch thơ 1.
- Chú ý cặp câu thơ 3-4 và 5-6 và chỉ ra phép đối trong cả nguyên tác và bản dịch thơ.
Lời giải chi tiết:
Phép đối trong cặp câu thơ 3-4: sóng – vọt lên tận trời (thấp – cao), mây – sa sầm xuống mặt đất (cao – thấp), qua đó không gian được mở rộng ra nhiều chiều:
- Chiều cao: sóng vọt lên lưng trời, mây sa sầm xuống mặt đất.
- Chiều sâu: sâu thẳm.
- Chiều xa: cửa ải.
→ Không gian hoành tráng, mĩ lệ.
- Cặp câu thơ 5 – 6: Đối tùng cúc >< Cô chu; lưỡng khai >< nhất hệ ; tha nhật lệ >< cố viên tâm. Đối khóm cúc và con thuyền; “hai lần” với “lẻ loi”; “rơi nước mắt” và “nhớ về vườn cũ”
→ Đối cân chỉnh thể hiện tâm trạng của nhà thơ.
Câu 3 (trang 48, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Âm thanh của tiếng dao thước may áo, tiếng chày đập vải gợi ra không khí gì?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bản dịch thơ 2.
- Chú ý vào hình ảnh dao thước và chày đập vải ở 2 câu thơ cuối để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Âm thanh tiếng chày đập vải, tiếng dao thước để may áo rét gửi kẻ tha hương làm chạnh lòng tác giả (cũng là một kẻ tha hương, lưu lạc, nghèo khổ), khơi lên nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận của ông. Âm thanh ấy gợi không khí đau thương, nỗi buồn nhớ quê hương của tác giả.
Trên đây là bài soạn "Thu hứng". Hi vọng bài viết sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập.
Thu hứng (Đỗ Phủ)
Thu hứng là bức tranh mùa thu hiu hắt, thể hiện nỗi lo của tác giả khi ông chứng kiến cảnh đất nước kiệt quệ vì sự tàn phá của chiến tranh. Bài thơ cũng là nỗi lòng của kẻ xa quê, là nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận của kẻ tha hương lưu lạc.
Không chỉ là bức tranh về mùa thu, bài thơ còn thể hiện nỗi buồn riêng thấm thía và tâm sự chứa chan lòng yêu nước thương đời của tác giả.
Bố cục
Bố cục bài thơ gồm 2 phần:
- Phần 1 (4 câu đầu): Khung cảnh mùa thu.
- Phần 2 (4 câu sau): Nỗi niềm thi nhân.
Nội dung chính
Thu hứng là bức tranh mùa thu hiu hắt, thể hiện nỗi lo của tác giả khi ông chứng kiến cảnh đất nước kiệt quệ vì sự tàn phá của chiến tranh. Bài thơ cũng là
Trước khi đọc
Câu 1 (trang 47, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Bạn đã được làm quen với một số bài thơ Đường luật trong sách giáo khoa Ngữ văn cấp Trung học cơ sở. Hãy chia sẻ ấn tượng của bạn về đặc điểm hình thức cũng như nội dung của những bài thơ thuộc thể loại này.
Phương pháp giải:
- Nhớ lại một số bài thơ Đường luật đã học ở Trung học cơ sở.
- Dựa vào kiến thức về những bài thơ đã học để nêu ấn tượng về đặc điểm hình thức và nội dung của những bài thơ đó.
Lời giải chi tiết:
Ấn tượng về đặc điểm hình thức và nội dung của những bài thơ Đường luật đã học:
- Về đặc điểm hình thức: những bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt hoặc thể thất ngôn bát cú Đường luật (đề - thực – luận – kết). Hai thể thơ đều có quy luật vô cùng nghiêm khắc về luật, niêm và vần (theo bằng trắc) và có bố cục rõ ràng.
- Về nội dung: Có bốn phần là: Đề, Thực, Luận và Kết.
Câu 2 (trang 47, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Bạn đã bao giờ xa gia đình và thấy nhớ nhà? Nếu có thể, hãy chia sẻ trái nghiệm ấy của bạn.
Phương pháp giải:
Nhớ lại và chia sẻ trải nghiệm khi xa nhà của bạn (nếu có).
Lời giải chi tiết
Tôi đã từng xa nhà trong khoảng thời gian tham gia chuyến tình nguyện vào mùa hè năm ngoái. Chuyến đi đã để lại trong tôi nhiều kỉ niệm cũng như cho tôi nhiều trải nghiệm thú vị. Trong thời gian 1 tháng đó, tôi đã cảm thấy khá nhớ gia đình, vì vậy tôi đã thường xuyên gọi điện về nhà hỏi thăm người thân. Điều đó đã giúp tôi phần nào cảm thấy đỡ nhớ gia đình hơn. Sau chuyến đi xa ấy, tôi thêm yêu quý và trân trọng những phút giây được ở bên cạnh những người thân của mình.
Trong khi đọc
Câu 1 (trang 48, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Khung cảnh mùa thu được tái hiện trong bài thơ (màu sắc, không khí, trạng thái vận động của sự vật).
Phương pháp giải:
- Đọc bản dịch thơ 1 trang 48.
- Chú ý các câu thơ miêu tả khung cảnh mùa thu qua màu sắc, không khí, trạng thái vận động của sự vật.
Lời giải chi tiết:
Khung cảnh mùa thu được tái hiện trong bài thơ:
- Qua màu sắc: màu trắng của sương trời, xanh thẳm của lòng sông, màu bạc của mây. Những gam màu gợi cảm giác lạnh lẽo
- Qua không khí: Không khí u ám, heo hút, u buồn, ảm đạm và thê lương. Không khí núi non rộng lớn, lòng sông sâu thăm thẳm, mây mù tận núi xa
- Qua trạng thái vận động của sự vật: Sự vật được vận động theo trạng thái mạnh mẽ, như nén không gian lại, khiến trời đất đảo lộn
→ Mùa thu buồn và ảm đạm, được nhìn từ xa, rộng và bao quát, gợi nỗi sầu buồn, trầm uất.
Câu 2 (trang 48, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Hãy nhận diện phép đối trong cả nguyên tác và bản dịch nghĩa trong các cặp câu thơ 3-4 và 5-6.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ nguyên tác và bản dịch thơ 1.
- Chú ý cặp câu thơ 3-4 và 5-6 và chỉ ra phép đối trong cả nguyên tác và bản dịch thơ.
Lời giải chi tiết:
Phép đối trong cặp câu thơ 3-4: sóng – vọt lên tận trời (thấp – cao), mây – sa sầm xuống mặt đất (cao – thấp), qua đó không gian được mở rộng ra nhiều chiều:
- Chiều cao: sóng vọt lên lưng trời, mây sa sầm xuống mặt đất.
- Chiều sâu: sâu thẳm.
- Chiều xa: cửa ải.
→ Không gian hoành tráng, mĩ lệ.
- Cặp câu thơ 5 – 6: Đối tùng cúc >< Cô chu; lưỡng khai >< nhất hệ ; tha nhật lệ >< cố viên tâm. Đối khóm cúc và con thuyền; “hai lần” với “lẻ loi”; “rơi nước mắt” và “nhớ về vườn cũ”
→ Đối cân chỉnh thể hiện tâm trạng của nhà thơ.
Câu 3 (trang 48, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Âm thanh của tiếng dao thước may áo, tiếng chày đập vải gợi ra không khí gì?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bản dịch thơ 2.
- Chú ý vào hình ảnh dao thước và chày đập vải ở 2 câu thơ cuối để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Âm thanh tiếng chày đập vải, tiếng dao thước để may áo rét gửi kẻ tha hương làm chạnh lòng tác giả (cũng là một kẻ tha hương, lưu lạc, nghèo khổ), khơi lên nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận của ông. Âm thanh ấy gợi không khí đau thương, nỗi buồn nhớ quê hương của tác giả.
Trên đây là bài soạn "Thu hứng". Hi vọng bài viết sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập.
_Chúc các bạn học tốt!_