Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu một số nội dung chính trong tác phẩm "Thu hứng" của Đỗ Phủ. Để hiển hơn về tác phẩm này, mời các bạn cùng tham khảo một số câu hỏi và câu trả lời dưới đây nhé!
Thu hứng _ Đỗ PhủI. Trả lời câu hỏi
Câu 1 (trang 49, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Mô tả một số đặc điểm cơ bản của thơ Đường luật (bố cục, cách gieo vần, luật bằng – trắc, phép đối) được thể hiện trong bài thơ Thu hứng.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bài thơ Thu hứng
- Từ những kiến thức đã học về đặc điểm thơ Đường luật để mô tả đặc điểm bài thơ.
Lời giải chi tiết:
- Bố cục có thể chia thành 4 phần: đề - thực – luận – kết.
- Cách gieo vần: vần bằng ở câu 1-2-4-6-8: lâm - sâm – âm – tâm – châm.
- Luật bằng – trắc: tiếng thứ 2 thanh bằng thì tiếng thứ 4 thanh trắc, tiếng thứ 6 thanh bằng và dòng tiếp theo ngược lại:
Câu 1: T T B B T T B (v)
Câu 2: B B T T T B B (v)
Câu 3: B B T T B B T
Câu 4: T T B B T T B (v)
Câu 5: T T B B B T T
Câu 6: B B T T T B B (v)
Câu 7: B B T T B B T
Câu 8: T T B B T T B (v)
Ví dụ: Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,
T B T
Câu 2 (trang 49, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Đối chiếu hai bản dịch thơ với nguyên văn (thông qua bản dịch nghĩa), từ đó, chỉ ra những chỗ hai bản dịch thơ có thể chưa diễn đạt hết sắc thái và ý nghĩa của nguyên văn.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bài thơ Thu hứng.
- Dựa vào phần dịch nghĩa để chỉ ra những chỗ chưa sát nghĩa của nguyên văn với hai bản dịch thơ.
Lời giải chi tiết:
+ So sánh bản dịch 1 với nguyên văn:
- Câu thơ đầu, từ “điêu thương”: đây là một tính từ đã được động từ hóa nhằm gợi sự tàn phá khắc nghiệt của sương móc đối với rừng phong. Nhưng trong bản dịch thơ thì hình ảnh này lại nhẹ nhàng hơn.
- Câu 2: bản dịch không dịch hai địa danh Vu sơn và Vu giáp. Từ “tiêu sâm” trong nguyên văn diễn tả sự tiêu điều, tê tái, thảm đạm của khí thu, cảnh thu; cụm từ “khí thu lòa” trong bản dịch chưa thể hiện hết ý này.
- Câu 3: từ “thẳm” làm cho âm hưởng thơ bị trầm xuống so với nguyên tác.
- Câu 5: bản dịch bỏ mất chữ “lưỡng khai” chỉ số lần, làm mất đi dụng ý mà nhà thơ muốn thể hiện trong nguyên tác.
- Câu 6: bản dịch bổ mất chữ “cô” chỉ sự lẻ loi, đơn độc, làm mất đi dụng ý mà nhà thơ muốn thể hiện trong nguyên tác.
+ So sánh bản dịch 2 với nguyên văn:
- Câu thơ đầu của bản dịch 2 cũng giống bản dịch 1 đều chưa làm rõ ý sự tác động của sương giá, đã tàn phá dữ dội rừng phong và rừng cây phong là đối tượng chịu tác động.
- Câu 2: Từ “tiêu sâm” trong nguyên văn diễn tả sự tiêu điều, tê tái, thảm đạm của khí thu, cảnh thu; cụm từ “khí thu dày” trong bản dịch chưa thể hiện hết ý này.
Câu 3 (trang 49, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Những hình ảnh và từ ngữ nào được dùng để gợi không khí cảnh thu trong bốn câu đầu của bài thơ? Khung cảnh mùa thu này có thể gợi cho bạn những ấn tượng gì?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bài thơ Thu hứng.
- Chú ý bốn câu thơ đầu để chỉ ra những hình ảnh và từ ngữ dùng để gợi không khí cảnh thu.
Lời giải chi tiết:
+ Những hình ảnh và từ ngữ được dùng để gợi không khí cảnh thu trong bốn câu đầu:
- “Rừng phong lác đác, hạt móc sa”: gợi vẻ xơ xác, tiêu điều.
- “Vu sơn, Vu giáp”: hẻm Vu hiểm trở, hùng vĩ dựng đứng nên ánh mặt trời khó lọt xuống lòng sông.
- “Khí tiêu sâm”: hơi thu hiu hắt, ảm đạm.
- Hình ảnh đối lập: sóng vọt lên tận lưng trời - mây sa sầm xuống mặt đất: chuyển động từ trên cao xuống thấp.
→ Bức tranh thu rộng lớn nhưng xơ xác, tiêu điều.
+ Khung cảnh mùa thu này gợi ấn tượng về một mùa thu xơ xác, thiên nhiên dữ dội, hoang dã cùng với tâm trạng buồn lo và sự bất an của nhà thơ trước hiện thực tiêu điều, âm u.
Câu 4 (trang 49, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Qua các từ ngữ và hình ảnh ở hai câu thơ 5-6, người đọc có thể nhận biết được điều gì về nhân vật trữ tình.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bài thơ Thu hứng.
- Chú ý hai câu thơ 5-6 và chỉ ra hình ảnh nhân vật trữ tình trong hai câu thơ.
Lời giải chi tiết:
Nhân vật trữ tình được thể hiện qua:
+ Hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng:
- Hoa cúc: hình ảnh ước lệ chỉ mùa thu.
- Khóm cúc đã hai lần nở hoa: Có hai cách hiểu khóm cúc nở ra làm rơi giọt nước mắt, khóm cúc nở ra giọt nước mắt.
- “Cô phàm”: là phương tiện đưa tác giả trở về “cố viên”, đồng thời gợi thân phận lẻ loi, cô đơn, trôi nổi của tác giả.
+ Cách sử dụng từ ngữ độc đáo, hàm súc, cô đọng:
- “Lưỡng khai”: Nỗi buồn lưu cữu trải dài từ quá khứ đến hiện tại.
- “Nhất hệ”: Dây buộc thuyền cũng là sợi dây buộc mối tình nhà của tác giả.
- “Cố viên tâm”: Tấm lòng hướng về quê cũ. Thân phận của kẻ tha hương, li hương luôn khiến lòng nhà thơ thắt lại vì nỗi nhớ quê.
Câu 5 (trang 49, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Việc mô tả khung cảnh sinh hoạt của con người ở hai câu thơ kết có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bài thơ Thu hứng.
- Chú ý khung cảnh sinh hoạt của con người được miêu tả ở hai câu thơ kết để nêu ý nghĩa của nó trong việc thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình.
Lời giải chi tiết:
Việc mô tả khung cảnh sinh hoạt của con người ở hai câu thơ kết có ý nghĩa trong việc thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình: Hai câu thơ cuối với âm thanh dồn dập của tiếng chày đập vải bên sông trong bóng hoàng hôn đã đen đến cho bức tranh sinh hoạt nơi đây một chút niềm vui về sự sống. Nhưng niềm vui ấy không làm cho tâm hồn thi sĩ vui vẻ, mà trái lại, nó lại làm thi sĩ nhớ nhà, nhớ quê hương da diết.
→ Việc mô tả khung cảnh này có ý nghĩa rất lớn trong việc thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình.
Câu 6 (trang 49, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Thu hứng được viết trong một hoàn cảnh đặc biệt của cuộc đời Đỗ Phủ. Phải chăng tác phẩm chỉ thể hiện nỗi niềm thân phận cá nhân của nhà thơ?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bài thơ Thu hứng.
- Dựa vào hoàn cảnh ra đời của bài thơ để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Thu hứng được viết trong một hoàn cảnh đặc biệt của cuộc đời Đỗ Phủ. Bài thơ được làm vào năm 766, khi ông đang đưa cả gia đình đi chạy loạn. Nhưng, bài thơ không chỉ thể hiện nỗi niềm, thân phận cá nhân của riêng nhà thơ. Bài thơ là tiếng lòng, là lời nói đầy tha thiết về nỗi buồn tủi của những con người xa quê, nhớ quê hương sâu sắc. Đỗ Phủ đã thay biết bao những con người, thốt lên nỗi lòng đau đớn.
Câu 7 (trang 49, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Có ý kiến cho rằng câu thơ nào trong bài thơ cũng thể hiện cảm xúc về mùa thu, nỗi niềm tâm sự của tác giả trong mùa thu. Bạn nghĩ gì về ý kiến này?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bài thơ Thu hứng.
- Dựa vào nội dung bài thơ để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Trong bài thơ, câu thơ nào trong bài thơ cũng thể hiện cảm xúc về mùa thu, nỗi niềm tâm sự của tác giả trong mùa thu là không chính xác. Ta có thể thấy, 4 câu thơ đầu tác giả miêu tả khung cảnh mùa thu, nhưng 4 câu sau, lại là những nỗi niềm tâm sự của thi nhân. Đó cũng là tâm sự, ước mơ của bao người nghèo khổ bởi cuộc sống loạn lạc phải rời quê xa xứ.
II. Kết nối đọc - viết
Những yếu tố làm nên đặc trưng và sức hấp dẫn của thơ Đường luật và thơ hai-cư có nhiều điểm gần gũi nhau. Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về những điểm tương đồng ấy.
Phương pháp giải:
- Đọc lại bài thơ Thu hứng và Chùm thơ hai-cư Nhật Bản.
- Dựa vào những kiến thức đã học về đặc điểm thơ hai-cư và thơ Đường luật để viết đoạn văn về những nét tương đồng giữa hai thể thơ.
Lời giải chi tiết:
Thơ hai-cư là thể thơ ngắn nhất thế giới và cũng là thể thơ truyền thống có vị trí quan trong trong văn chương Nhật Bản. Thơ Đường luật là thể thơ xuất phát từ Trung Quốc, thường có hai thể tiêu biểu là thơ thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú. Thơ hai-cư và thơ Đường luật đều là những thể thơ ngắn gọn và thường viết về những cảm xúc của con người trước hình ảnh thiên nhiên. Thơ hai-cư với những dòng thơ ngắn gọn chỉ từ ba đến bảy chữ tả cảnh thiên nhiên trong sáng, nhẹ nhàng và từ cảnh thiên nhiên gợi lên những rung động, cảm xúc của nhân vật trữ tình. Nhà thơ Ba-sô, một thi sĩ nổi tiếng của văn học Nhật Bản đã viết ra bài thơ hai-cư miêu tả hình ảnh cành cây khô hay con quạ đen vào mùa thu. Hình ảnh tuy giản dị nhưng lại mang theo mỗi niềm tâm trạng của nhà thơ trước cảnh đẹp thiên nhiên. Còn thơ Đường luật cũng là thể thơ ngắn gọn với mỗi câu chỉ bảy chữ như bài thơ Thu hứng (Cảm xúc mùa thu) của Đỗ Phủ tả cảnh mà chan chứa nỗi niềm tâm sự. Từ cảnh thiên nhiên núi non, bầu trời mùa thu cùng với cảnh sinh hoạt làng quê chuẩn bị đón đông đến, người đọc cũng cảm nhận được nỗi niềm tâm sự, nỗi mong nhớ được về thăm quê của tác giả. Hai thể thơ tuy đến từ hai đất nước khác nhau những điểm tương đồng của chúng đều là tả cảnh thiên nhiên để gợi nên nỗi niềm.
Trên đây là bài soạn "Thu hứng". Hi vọng bài viết sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập.
Thu hứng _ Đỗ Phủ
Câu 1 (trang 49, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Mô tả một số đặc điểm cơ bản của thơ Đường luật (bố cục, cách gieo vần, luật bằng – trắc, phép đối) được thể hiện trong bài thơ Thu hứng.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bài thơ Thu hứng
- Từ những kiến thức đã học về đặc điểm thơ Đường luật để mô tả đặc điểm bài thơ.
Lời giải chi tiết:
- Bố cục có thể chia thành 4 phần: đề - thực – luận – kết.
- Cách gieo vần: vần bằng ở câu 1-2-4-6-8: lâm - sâm – âm – tâm – châm.
- Luật bằng – trắc: tiếng thứ 2 thanh bằng thì tiếng thứ 4 thanh trắc, tiếng thứ 6 thanh bằng và dòng tiếp theo ngược lại:
Câu 1: T T B B T T B (v)
Câu 2: B B T T T B B (v)
Câu 3: B B T T B B T
Câu 4: T T B B T T B (v)
Câu 5: T T B B B T T
Câu 6: B B T T T B B (v)
Câu 7: B B T T B B T
Câu 8: T T B B T T B (v)
Ví dụ: Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,
T B T
Câu 2 (trang 49, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Đối chiếu hai bản dịch thơ với nguyên văn (thông qua bản dịch nghĩa), từ đó, chỉ ra những chỗ hai bản dịch thơ có thể chưa diễn đạt hết sắc thái và ý nghĩa của nguyên văn.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bài thơ Thu hứng.
- Dựa vào phần dịch nghĩa để chỉ ra những chỗ chưa sát nghĩa của nguyên văn với hai bản dịch thơ.
Lời giải chi tiết:
+ So sánh bản dịch 1 với nguyên văn:
- Câu thơ đầu, từ “điêu thương”: đây là một tính từ đã được động từ hóa nhằm gợi sự tàn phá khắc nghiệt của sương móc đối với rừng phong. Nhưng trong bản dịch thơ thì hình ảnh này lại nhẹ nhàng hơn.
- Câu 2: bản dịch không dịch hai địa danh Vu sơn và Vu giáp. Từ “tiêu sâm” trong nguyên văn diễn tả sự tiêu điều, tê tái, thảm đạm của khí thu, cảnh thu; cụm từ “khí thu lòa” trong bản dịch chưa thể hiện hết ý này.
- Câu 3: từ “thẳm” làm cho âm hưởng thơ bị trầm xuống so với nguyên tác.
- Câu 5: bản dịch bỏ mất chữ “lưỡng khai” chỉ số lần, làm mất đi dụng ý mà nhà thơ muốn thể hiện trong nguyên tác.
- Câu 6: bản dịch bổ mất chữ “cô” chỉ sự lẻ loi, đơn độc, làm mất đi dụng ý mà nhà thơ muốn thể hiện trong nguyên tác.
+ So sánh bản dịch 2 với nguyên văn:
- Câu thơ đầu của bản dịch 2 cũng giống bản dịch 1 đều chưa làm rõ ý sự tác động của sương giá, đã tàn phá dữ dội rừng phong và rừng cây phong là đối tượng chịu tác động.
- Câu 2: Từ “tiêu sâm” trong nguyên văn diễn tả sự tiêu điều, tê tái, thảm đạm của khí thu, cảnh thu; cụm từ “khí thu dày” trong bản dịch chưa thể hiện hết ý này.
Câu 3 (trang 49, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Những hình ảnh và từ ngữ nào được dùng để gợi không khí cảnh thu trong bốn câu đầu của bài thơ? Khung cảnh mùa thu này có thể gợi cho bạn những ấn tượng gì?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bài thơ Thu hứng.
- Chú ý bốn câu thơ đầu để chỉ ra những hình ảnh và từ ngữ dùng để gợi không khí cảnh thu.
Lời giải chi tiết:
+ Những hình ảnh và từ ngữ được dùng để gợi không khí cảnh thu trong bốn câu đầu:
- “Rừng phong lác đác, hạt móc sa”: gợi vẻ xơ xác, tiêu điều.
- “Vu sơn, Vu giáp”: hẻm Vu hiểm trở, hùng vĩ dựng đứng nên ánh mặt trời khó lọt xuống lòng sông.
- “Khí tiêu sâm”: hơi thu hiu hắt, ảm đạm.
- Hình ảnh đối lập: sóng vọt lên tận lưng trời - mây sa sầm xuống mặt đất: chuyển động từ trên cao xuống thấp.
→ Bức tranh thu rộng lớn nhưng xơ xác, tiêu điều.
+ Khung cảnh mùa thu này gợi ấn tượng về một mùa thu xơ xác, thiên nhiên dữ dội, hoang dã cùng với tâm trạng buồn lo và sự bất an của nhà thơ trước hiện thực tiêu điều, âm u.
Câu 4 (trang 49, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Qua các từ ngữ và hình ảnh ở hai câu thơ 5-6, người đọc có thể nhận biết được điều gì về nhân vật trữ tình.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bài thơ Thu hứng.
- Chú ý hai câu thơ 5-6 và chỉ ra hình ảnh nhân vật trữ tình trong hai câu thơ.
Lời giải chi tiết:
Nhân vật trữ tình được thể hiện qua:
+ Hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng:
- Hoa cúc: hình ảnh ước lệ chỉ mùa thu.
- Khóm cúc đã hai lần nở hoa: Có hai cách hiểu khóm cúc nở ra làm rơi giọt nước mắt, khóm cúc nở ra giọt nước mắt.
- “Cô phàm”: là phương tiện đưa tác giả trở về “cố viên”, đồng thời gợi thân phận lẻ loi, cô đơn, trôi nổi của tác giả.
+ Cách sử dụng từ ngữ độc đáo, hàm súc, cô đọng:
- “Lưỡng khai”: Nỗi buồn lưu cữu trải dài từ quá khứ đến hiện tại.
- “Nhất hệ”: Dây buộc thuyền cũng là sợi dây buộc mối tình nhà của tác giả.
- “Cố viên tâm”: Tấm lòng hướng về quê cũ. Thân phận của kẻ tha hương, li hương luôn khiến lòng nhà thơ thắt lại vì nỗi nhớ quê.
Câu 5 (trang 49, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Việc mô tả khung cảnh sinh hoạt của con người ở hai câu thơ kết có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bài thơ Thu hứng.
- Chú ý khung cảnh sinh hoạt của con người được miêu tả ở hai câu thơ kết để nêu ý nghĩa của nó trong việc thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình.
Lời giải chi tiết:
Việc mô tả khung cảnh sinh hoạt của con người ở hai câu thơ kết có ý nghĩa trong việc thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình: Hai câu thơ cuối với âm thanh dồn dập của tiếng chày đập vải bên sông trong bóng hoàng hôn đã đen đến cho bức tranh sinh hoạt nơi đây một chút niềm vui về sự sống. Nhưng niềm vui ấy không làm cho tâm hồn thi sĩ vui vẻ, mà trái lại, nó lại làm thi sĩ nhớ nhà, nhớ quê hương da diết.
→ Việc mô tả khung cảnh này có ý nghĩa rất lớn trong việc thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình.
Câu 6 (trang 49, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Thu hứng được viết trong một hoàn cảnh đặc biệt của cuộc đời Đỗ Phủ. Phải chăng tác phẩm chỉ thể hiện nỗi niềm thân phận cá nhân của nhà thơ?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bài thơ Thu hứng.
- Dựa vào hoàn cảnh ra đời của bài thơ để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Thu hứng được viết trong một hoàn cảnh đặc biệt của cuộc đời Đỗ Phủ. Bài thơ được làm vào năm 766, khi ông đang đưa cả gia đình đi chạy loạn. Nhưng, bài thơ không chỉ thể hiện nỗi niềm, thân phận cá nhân của riêng nhà thơ. Bài thơ là tiếng lòng, là lời nói đầy tha thiết về nỗi buồn tủi của những con người xa quê, nhớ quê hương sâu sắc. Đỗ Phủ đã thay biết bao những con người, thốt lên nỗi lòng đau đớn.
Câu 7 (trang 49, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Có ý kiến cho rằng câu thơ nào trong bài thơ cũng thể hiện cảm xúc về mùa thu, nỗi niềm tâm sự của tác giả trong mùa thu. Bạn nghĩ gì về ý kiến này?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bài thơ Thu hứng.
- Dựa vào nội dung bài thơ để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Trong bài thơ, câu thơ nào trong bài thơ cũng thể hiện cảm xúc về mùa thu, nỗi niềm tâm sự của tác giả trong mùa thu là không chính xác. Ta có thể thấy, 4 câu thơ đầu tác giả miêu tả khung cảnh mùa thu, nhưng 4 câu sau, lại là những nỗi niềm tâm sự của thi nhân. Đó cũng là tâm sự, ước mơ của bao người nghèo khổ bởi cuộc sống loạn lạc phải rời quê xa xứ.
II. Kết nối đọc - viết
Những yếu tố làm nên đặc trưng và sức hấp dẫn của thơ Đường luật và thơ hai-cư có nhiều điểm gần gũi nhau. Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về những điểm tương đồng ấy.
Phương pháp giải:
- Đọc lại bài thơ Thu hứng và Chùm thơ hai-cư Nhật Bản.
- Dựa vào những kiến thức đã học về đặc điểm thơ hai-cư và thơ Đường luật để viết đoạn văn về những nét tương đồng giữa hai thể thơ.
Lời giải chi tiết:
Thơ hai-cư là thể thơ ngắn nhất thế giới và cũng là thể thơ truyền thống có vị trí quan trong trong văn chương Nhật Bản. Thơ Đường luật là thể thơ xuất phát từ Trung Quốc, thường có hai thể tiêu biểu là thơ thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú. Thơ hai-cư và thơ Đường luật đều là những thể thơ ngắn gọn và thường viết về những cảm xúc của con người trước hình ảnh thiên nhiên. Thơ hai-cư với những dòng thơ ngắn gọn chỉ từ ba đến bảy chữ tả cảnh thiên nhiên trong sáng, nhẹ nhàng và từ cảnh thiên nhiên gợi lên những rung động, cảm xúc của nhân vật trữ tình. Nhà thơ Ba-sô, một thi sĩ nổi tiếng của văn học Nhật Bản đã viết ra bài thơ hai-cư miêu tả hình ảnh cành cây khô hay con quạ đen vào mùa thu. Hình ảnh tuy giản dị nhưng lại mang theo mỗi niềm tâm trạng của nhà thơ trước cảnh đẹp thiên nhiên. Còn thơ Đường luật cũng là thể thơ ngắn gọn với mỗi câu chỉ bảy chữ như bài thơ Thu hứng (Cảm xúc mùa thu) của Đỗ Phủ tả cảnh mà chan chứa nỗi niềm tâm sự. Từ cảnh thiên nhiên núi non, bầu trời mùa thu cùng với cảnh sinh hoạt làng quê chuẩn bị đón đông đến, người đọc cũng cảm nhận được nỗi niềm tâm sự, nỗi mong nhớ được về thăm quê của tác giả. Hai thể thơ tuy đến từ hai đất nước khác nhau những điểm tương đồng của chúng đều là tả cảnh thiên nhiên để gợi nên nỗi niềm.
Trên đây là bài soạn "Thu hứng". Hi vọng bài viết sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập.
_Chúc các bạn học tốt!_
- Từ khóa
- thơ đường luật thu hứng