Thơ văn yêu nước chống Pháp ở Nam Bộ cuối thế kỉ XIX phát triển mạnh mẽ. Trong dòng chủ lưu ấy, thơ ca trào phúng trở thành khuynh hướng sáng tác được nhiều tác giả Nam Bộ lúc bấy giờ lựa chọn. Cùng Triều Anh tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn về đối tượng của văn học trào phúng Nam Bộ cuối thế kỉ XIX.
Ảnh sưu tầm
Ảnh sưu tầm
Xem thêm
Sự hình thành và phát triển của thơ trào phúng Việt Nam thời trung đại
Hiểu về thơ trào phúng
Các công trình nghiên cứu văn học trào phúng cuối thế kỉ XIX
Cuối thế kỷ XIX nhân dân cả nước và nhân dân Nam Bộ bước vào cuộc chiến một mất một còn với bọn thực dân Pháp xâm lược. Trong giai đoạn này, điều mọi người quan tâm nhiều nhất là tìm cách đưa nước nhà thoát khỏi cảnh ngoại xâm. Tất nhiên, tầng lớp nhà nho cũng không ngoại lệ. Họ bằng nhiều cách khác nhau đã đứng hẳn về phía nhân dân mà chống giặc. Vì nhiều lí do, có người tham gia trực tiếp đánh Pháp cùng với nghĩa quân như Nguyễn Hữu Huân. Có người không trực tiếp cầm vũ khí chiến đấu nhưng cũng tham gia vào việc nghị bàn cách đánh giặc như Nguyễn Đình Chiểu, Bùi Hữu Nghĩa, Phan Văn Trị,...Người thì ẩn nhẫn chờ thời. Nhìn chung, các nhà nho yêu nước dù có hành động như thế nào trước thời cuộc thì qua thơ văn họ đều thể hiện thái độ bất hợp tác, chống đối ra mặt với bọn thực dân cướp nước. Vì vậy, giai đoạn này, thơ trào phúng Nam Bộ phát triển mạnh mẽ. Hầu hết các bài thơ đã phản ánh tình hình chính sự lúc bấy giờ. Những âm mưu chính trị, những trò hề cải cách dân chủ của bọn thực dân nham hiểm được các nhà thơ trào phúng kịp thời phản ánh. Điều đó, đã kịp vạch trần bản chất bịp bợm, phi chính nghĩa của thực dân Pháp đối với nước ta.
Một trong những nhà thơ sớm vạch rõ bộ mặt bọn thực dân Pháp phải kể đến Bùi Hữu Nghĩa. Nhà thơ đã không thể chịu đựng được thảm cảnh nước mất nhà tan, người người oán than, ly hận, ông viết:
Một trong những nhà thơ sớm vạch rõ bộ mặt bọn thực dân Pháp phải kể đến Bùi Hữu Nghĩa. Nhà thơ đã không thể chịu đựng được thảm cảnh nước mất nhà tan, người người oán than, ly hận, ông viết:
Ai khiến thằng Tây tới vậy cà?
Đất bằng bỗng chốc nổi phong ba
(...) Nam Kỳ chi thiếu người trung nghĩa
Báo quốc cần vương dễ một ta?
(Ai xui Tây đến, Bùi Hữu Nghĩa)
Đất bằng bỗng chốc nổi phong ba
(...) Nam Kỳ chi thiếu người trung nghĩa
Báo quốc cần vương dễ một ta?
(Ai xui Tây đến, Bùi Hữu Nghĩa)
Bằng câu hỏi quen thuộc hay dùng của người Nam Bộ Ai khiến thằng Tây tới vậy cà?, Bùi Hữu Nghĩa đã gang thép gọi thẳng thực dân Pháp là “thằng Tây”. Trong phương ngữ Nam Bộ, những đối tượng bị gọi là “thằng” bao gồm: thằng nhỏ, thằng hèn, thằng ăn cắp, thằng ngu, thằng quỷ...Bất kỳ danh từ nào được kết hợp với từ “thằng” thì theo cách hiểu của người Nam Bộ đều là hạng người không có vị thế hoặc thấp hèn không ra gì hoặc là kẻ ác, kẻ xấu. Hiểu thế mới thấy rằng, một vị thủ khoa nổi tiếng hay chữ, suốt đời tận tụy đền ơn vua trả nợ nước, bất bình trước tội ác của giặc Pháp mà dùng cả từ “thằng” trong thơ. Thế nhưng, nhờ sử dụng từ “thằng” đúng vị trí, câu thơ trở nên đẹp hơn bao giờ hết. Nó thể hiện rõ khí tiết, thái độ căm ghét và miệt thị của Bùi Hữu Nghĩa đối với bọn Tây. Chẳng những thế, bài thơ còn thể hiện khá rõ quyết tâm chống Pháp của thủ khoa Nghĩa bằng một lời đe dọa đanh thép: Không riêng gì ta, đất Nam Kỳ có biết bao người trung nghĩa sẽ đứng lên “báo quốc cần vương”, hãy đợi mà xem kết cuộc. Tương truyền, vì thấy bài thơ thể hiện rõ thái độ chống đối, mỉa mai của nhân dân Nam Bộ đối với giặc Pháp nên đã có người dịch từ chữ Nôm sang tiếng Pháp. Bài thơ đã làm cho kẻ thù phải e dè trước thái độ quyết tâm chống giặc của nhân dân ta.
Không thua gì thái độ của Bùi Hữu Nghĩa đối với giặc Pháp, Phan Văn Trị cũng đã phản ánh thực trạng nước ta bị thực dân Pháp chiếm đóng. Chúng làm ra bộ mặt “từ bi” bằng giọng điệu xảo quyệt muốn khai sáng dân trí nước Việt. Thế nhưng bọn thực dân Pháp nhanh chóng lộ rõ nguyên hình là những kẻ cướp nước, tàn bạo thẳng tay đàn áp đồng bào ta. Bất bình trước hành động gây tội ác của thực dân Pháp, Phan Văn Trị viết:
Không thua gì thái độ của Bùi Hữu Nghĩa đối với giặc Pháp, Phan Văn Trị cũng đã phản ánh thực trạng nước ta bị thực dân Pháp chiếm đóng. Chúng làm ra bộ mặt “từ bi” bằng giọng điệu xảo quyệt muốn khai sáng dân trí nước Việt. Thế nhưng bọn thực dân Pháp nhanh chóng lộ rõ nguyên hình là những kẻ cướp nước, tàn bạo thẳng tay đàn áp đồng bào ta. Bất bình trước hành động gây tội ác của thực dân Pháp, Phan Văn Trị viết:
Nêu danh lăm dựng giữa hồng hoang
Chỉ sợ thằng Tây việc dấy càn
Lấn đất tội kia đà khó thứ
Trái trời án nọ chẳng còn oan
(Họa bài Tự thuật 4 của Tôn Thọ Tường)
Chỉ sợ thằng Tây việc dấy càn
Lấn đất tội kia đà khó thứ
Trái trời án nọ chẳng còn oan
(Họa bài Tự thuật 4 của Tôn Thọ Tường)
Giống như Bùi Hữu Nghĩa, Phan Văn Trị cũng cho thực dân Pháp thấy lá gan to của mình khi gọi chúng là “thằng Tây”. Đối với thực dân Pháp, Phan Văn Trị chẳng biết sợ là gì. Ông thẳng thắn phê phán việc “thằng Tây” cướp đất là một việc làm càn, không thuận theo ý trời lòng dân. Vì xưa nay, việc xâm chiếm đất đai vương thổ là việc làm bất chính, phi nghĩa. Đó là hành động của kẻ mọi rợ, gian tà. Vì thế, việc thực dân Pháp sang xâm lược nước ta, gieo rắc bao đau thương mất mát trên quê hương xứ xở của ta là việc làm “khó thứ”. Với tội danh cướp nước, làm trái với đạo trời, chúng cần phải bị nghiêm trị. Đọc hai câu thơ, người đọc mường tượng hình ảnh của cụ Phan đang oai nghiêm, dõng dạc hô to bản án tử hình. Phía dưới công đường chính là hình ảnh của bọn thực dân Pháp và bè lũ tay sai đang khúm núm run sợ. Chưa dừng lại ở đó, bài thơ còn thể hiện rõ tấm lòng địch khái của Phan Văn Trị đối với sự nghiệp cứu nước của dân tộc: Tấm lòng địch khái thề sông núi/ Tấc dạ cần vương hẹn đá vàng.
Nguyễn Đình Chiểu, lá cờ đầu của phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Bộ lúc bấy giờ cũng đã khảng khái viết lên những vần thơ chính nghĩa:
Nguyễn Đình Chiểu, lá cờ đầu của phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Bộ lúc bấy giờ cũng đã khảng khái viết lên những vần thơ chính nghĩa:
(...) Bờ cõi mấy năm từng dọn vén
Râu rìa một lũ tới xông pha
Nằm cao dầu chẳng kiên thần miễu
Ăn bậy sao không sợ chủ nhà?
(Con dê)
Râu rìa một lũ tới xông pha
Nằm cao dầu chẳng kiên thần miễu
Ăn bậy sao không sợ chủ nhà?
(Con dê)
Bài thơ lấy đề tài vịnh vật. Con dê, con vật nuôi gần gũi với người nông dân Nam Bộ. Đây là loài vật nuôi hiền lành, không phá hoại mùa màn. Thế nhưng Nguyễn Đình Chiểu lại cố tình miêu tả con dê thật dị biệt. Từ hình dáng đến thói quen kiếm ăn đều khác xa với con dê của nông dân. Nhà thơ viết: Râu rìa một lũ tới xông pha. Đọc xong câu thơ, người đọc thấy dê mà lại có “râu rìa”. Một lũ dê, con nào cũng có “râu rìa” như thế thì rõ ràng Nguyễn Đình Chiểu đang mượn hình ảnh con dê để nói đến đối tượng khác - bọn thực dân Pháp. Bởi hình dáng của lũ người Tây khác biệt rất lớn với người Việt. Đặc điểm dễ nhận ra bọn thực dân Pháp đó là, kẻ nào người nấy đều có “râu rìa”. Vậy, tả dê mà dùng “Râu rìa một lũ tới xông pha” thì ai ai cũng biết cụ Đồ Chiểu đang chửi xéo bọn Tây. Ông xem việc Pháp đến chiếm đất đai của người Việt là hành động phá hoại, không khác gì loài thú chẳng có trí óc, chẳng biết nghĩ suy. Vì thế, Nguyễn Đình Chiểu lớn tiếng quát mắng lũ dê hoang là Ăn bậy sao không sợ chủ nhà?. Câu thơ còn là lời đe dọa lũ phá hoại dám xông pha vào vườn vào nhà người khác. Hành động không được phép này trước sau cũng bị đền tội dưới “lưỡi gươm người Hứa Chử”. Lúc đó xem các ngươi còn dám giẫm đạp lên vườn nhà người khác hay không.
Cập nhật ngay những chủ trương, chính sách của thực dân Pháp, Hồ Bửu Ngoạn cũng có lời đáp trả về lệnh treo cờ của bọn thực dân:
Cập nhật ngay những chủ trương, chính sách của thực dân Pháp, Hồ Bửu Ngoạn cũng có lời đáp trả về lệnh treo cờ của bọn thực dân:
Lịnh làng rao bảo dám làm ngơ
Xóm dưới đầu trên cắm rặt cờ
Mới tốt khoe màu xanh trắng đỏ
Cũ lâu xuống sắc lấm lem dơ...
(Lịnh treo cờ).
Xóm dưới đầu trên cắm rặt cờ
Mới tốt khoe màu xanh trắng đỏ
Cũ lâu xuống sắc lấm lem dơ...
(Lịnh treo cờ).
Theo chủ trương của Pháp, chúng bắt mỗi nhà trong làng đều phải treo cờ Pháp quốc. Vì vậy, không ai dám làm trái lệnh truyền. Hồ Bửu Ngoạn đã nói về lệnh treo cờ vô cớ ấy bằng một giọng mỉa mai. Cách kể Xóm dưới đầu trên cắm rặt cờ tưởng chỉ là câu kể bình thường về việc hưởng ứng treo cờ. Vậy nhưng, bằng cách chơi chữ của người Nam Bộ, Hồ Bửu Ngoạn không dùng “rợp cờ” mà dùng phương ngữ để tả là “rặt cờ”. Cách nói này đã tạo ra một tràn cười vui tươi khi hiểu ra ý lái. Cũng từ việc dùng “rặt cờ” thay cho “rợp cờ”, tác giả mở đầu cho cuộc đấu trí với đầy đủ những lí lẽ thuyết phục, mục đích là hạ bệ việc treo cờ, hạ bệ chủ trương của Pháp, hạ bệ thực dân Pháp ngay trên sắc lệnh mà chúng ban ra. Hơn thế, câu thơ cuối những tưởng là lời nhiệt thành của tác giả lo lắng cho cờ bị bẩn khi treo lâu ngày. Thế nhưng lại ẩn chứa lời châm biếm mỉa mai về một sắc lệnh kì quặc, vô cớ, không có mục đích rõ ràng, giống như một trò lố của thực dân Pháp. Vì vậy, có thể nói rằng, bài thơ là lời châm biếm nhắn gửi xa xôi, tác giả trút hết nỗi căm phẫn chất chứa trong lòng vì nỗi phải “treo cờ”.
Và đây là toàn cảnh Nam Kỳ khi thực dân Pháp sang xâm lược:
Và đây là toàn cảnh Nam Kỳ khi thực dân Pháp sang xâm lược:
Từ Bến Thành trải qua Chợ Sỏi, mùi tinh chiên loạn xị biết bao nhiêu
Nơi Chợ Lớn trải đến Cầu Thương, quân mọi rợ lẫy lừng nên quá lắm!
Cầu Bà Nghè cùng nơi Chợ Quán, quỷ tham tàn đắc ý vinh râu
Chùa Cẩm Thảo trải tới Cây Mai, Phật Bồ Tát chịu nghèo ôm bụng
Nơi nơi nổi xóm mới nhà Tây Chốn chốn lập đồn canh, ụ súng
Ngậm ngùi thay ba bốn làng Gò Vấp, cây cỏ khô, thân thể đều khô
Bát ngát nhẽ mười tám thôn Vườn Trầu, hoa trái rụng người đời cũng rụng
Mấy dặm Gò Đen, Rạch Kiến, ngọn lửa thiêu sự nghiệp sạch không
Đòi nơi Rạch Lá, Gò Công, trận gió quét cửa nhà trống rỗng
Tiếng kêu oan, oan này bởi nước, hồn nghĩa dân biết dựa vào đâu
Thân liều thác, thác vậy cùng vua, xương nghĩa sĩ chất đà đầy đống.
Nơi Chợ Lớn trải đến Cầu Thương, quân mọi rợ lẫy lừng nên quá lắm!
Cầu Bà Nghè cùng nơi Chợ Quán, quỷ tham tàn đắc ý vinh râu
Chùa Cẩm Thảo trải tới Cây Mai, Phật Bồ Tát chịu nghèo ôm bụng
Nơi nơi nổi xóm mới nhà Tây Chốn chốn lập đồn canh, ụ súng
Ngậm ngùi thay ba bốn làng Gò Vấp, cây cỏ khô, thân thể đều khô
Bát ngát nhẽ mười tám thôn Vườn Trầu, hoa trái rụng người đời cũng rụng
Mấy dặm Gò Đen, Rạch Kiến, ngọn lửa thiêu sự nghiệp sạch không
Đòi nơi Rạch Lá, Gò Công, trận gió quét cửa nhà trống rỗng
Tiếng kêu oan, oan này bởi nước, hồn nghĩa dân biết dựa vào đâu
Thân liều thác, thác vậy cùng vua, xương nghĩa sĩ chất đà đầy đống.
Dù không phải thơ thất ngôn, nhưng chúng tôi cũng xin trích một đoạn ngắn trong bài Gia Định thất thủ phú bởi giá trị tố cáo của tác phẩm rất cao. Phan Văn Trị đã căm phẫn đến tím ruột bầm gan mà gọi thẳng thực dân Pháp là “loài tinh chiên”, “quân mọi rợ”, “quỷ hung tàn đắc ý vinh râu”. Dù thơ Phan Văn Trị dùng ít mỹ từ, nhưng ở Gia Định thất thủ phú, nhà thơ đã cố tình đem hết những từ ngữ khó nghe nhất để nói về quân cướp nước. Cách nói ấy đã vạch rõ bản chất tàn bạo, xấu xa của bọn thực dân xâm lược. Sau khi thực dân Pháp chiếm đóng Gia Định và các tỉnh Nam Kỳ, ngoài việc xây dựng “xóm mới nhà Tây” và “lập đồn canh, ụ súng” thì chúng còn gây ra biết bao tan thương cho nhân dân Nam Bộ. Phan Văn Trị thẳng thắn và lớn tiếng tố cáo tội ác của bọn thực dân bằng các cụm từ giàu hình ảnh như: “cỏ khô thân thể đều khô”, “hoa trái rụng người đời cũng rụng”, “ngọn lửa thiêu sự nghiệp sạch không”, “trận gió quét cửa nhà trống rỗng”. Khắp các tỉnh ở Nam Kỳ, từ Bến Thành, chợ Sỏi, chợ Lớn, chợ Quán, chùa Cẩm Thảo, chùa Cây Mai, làng Gò Vấp, thôn Vườn Trầu, Gò Đen, Rạch Kiến, Rạch Lá, Gò Công đâu đâu cũng đầy tiếng kêu oán thán. Với hình ảnh “xương nghĩa sĩ chất đầy nên đống”, Phan Văn Trị chẳng những vạch trần tội ác của thực dân trong việc càn quét giết chết những người yêu nước thương nòi của ta mà còn thể hiện rõ quyết tâm chống giặc đến cùng của nhân dân Nam Bộ.
Có thể nói, nhằm làm lung lạc tinh thần và ý chí đấu tranh chống giặc của nhân dân Nam Bộ, thực dân Pháp trơ tráo thực hiện nhiều cải cách, những chính sách hà khắc và vô lí, ép dân ta vào bước đường cùng. Chẳng những thế, lũ cướp nước đã biến bọn tay sai hám danh hám lợi và bọn quan lại triều đình phong kiến nhu nhược yếu hèn thành những con rối phục vụ đắc lực cho bọn chúng. Tất cả những hành động gian manh, xảo quyệt của bọn Pháp đều không qua được con mắt tinh đời của các nhà thơ trào phúng Nam Bộ. Bằng tác phẩm thơ của mình, họ đã dùng tiếng cười châm biếm đả kích vạch trần dã tâm tàn độc, hung ác, mưu mô, gian xảo của bọn thực dân. Hành động cướp nước và hành động giết chết nhiều người dân vô tội của giặc Pháp đã trở thành tiêu điểm cho các nhà nho yêu nước Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà (Nguyễn Đình Chiểu) một cách mạnh mẽ. Nói cách khác, cùng với thơ văn yêu nước, thơ trào phúng ở Nam Bộ nửa cuối thế kỷ XIX đã làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình trong việc đả kích không khoan nhượng lũ giặc ngoại xâm.
Có thể nói, nhằm làm lung lạc tinh thần và ý chí đấu tranh chống giặc của nhân dân Nam Bộ, thực dân Pháp trơ tráo thực hiện nhiều cải cách, những chính sách hà khắc và vô lí, ép dân ta vào bước đường cùng. Chẳng những thế, lũ cướp nước đã biến bọn tay sai hám danh hám lợi và bọn quan lại triều đình phong kiến nhu nhược yếu hèn thành những con rối phục vụ đắc lực cho bọn chúng. Tất cả những hành động gian manh, xảo quyệt của bọn Pháp đều không qua được con mắt tinh đời của các nhà thơ trào phúng Nam Bộ. Bằng tác phẩm thơ của mình, họ đã dùng tiếng cười châm biếm đả kích vạch trần dã tâm tàn độc, hung ác, mưu mô, gian xảo của bọn thực dân. Hành động cướp nước và hành động giết chết nhiều người dân vô tội của giặc Pháp đã trở thành tiêu điểm cho các nhà nho yêu nước Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà (Nguyễn Đình Chiểu) một cách mạnh mẽ. Nói cách khác, cùng với thơ văn yêu nước, thơ trào phúng ở Nam Bộ nửa cuối thế kỷ XIX đã làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình trong việc đả kích không khoan nhượng lũ giặc ngoại xâm.
.........................................
Triều Anh
Sửa lần cuối: