Hồ Xuân Hương sinh ra vào cuối triều Lê (1592-1788), một thời kì đầy những biến loạn xã hội và tai biến. Gần 900 năm đã trôi qua từ khi Ngô Quyền đánh đuổi người Tầu để lập lại nền độc lập cho Việt Nam, dẫu sao đi nữa, trật tự xã hội vẫn theo khuôn mẫu triều đình Trung Hoa và hệ thống quan lại của nó. Đến cuối thời Lê, trật tự xã hội theo Khổng Tử đã thoái hoá và bở vụn. Ở miền Bắc, phe cánh đầy uy quyền của chúa Trịnh đã khống chế vua Lê và triều đình thời đó tại Thăng Long, đồng thời chúa Trịnh tiến hành chiến tranh với nhà Nguyễn, vốn có triều đình tại phía Nam Huế và được hỗ trợ bởi vũ khí Bồ đào nha và quân Pháp do các nhà truyền giáo thuộc địa tuyển mộ. Cuối cùng, sau vài thập kỉ hỗn loạn tàn bạo, vào năm 1771, ba anh em, được biết tới với cái tên Tây Sơn, bắt đầu cuộc nổi dậy nông dân đánh bại chúa Trịnh, vua Lê và nhà Nguyễn, chiếm lấy Thăng Long (Hà Nội), Huế và Sài Gòn, và xây dựng nên một triều đại ngắn ngủi của mình (1788-1802) rồi cũng sớm bị mất vào tay nhà Nguyễn.
Thời kì sụp đổ xã hội và điêu tàn chiến tranh này, có lẽ không đáng ngạc nhiên, lại cũng là điểm cao trong truyền thống lâu dài về thi ca của Việt Nam. Như Dante nói trong cuốn De vulgari eloquentia, "Các chủ đề chính của thơ ca là tình yêu, đức hạnh và chiến tranh." Tác phẩm thơ vĩ đại của thời kì này - Truyện Kiều nổi tiếng của Nguyễn Du -- đều tràn ngập với niềm khao khát cá nhân, với sự thông cảm cho "số mệnh bạc bẽo," và với việc tìm kiếm cái gì đó vĩnh hằng. Chiến tranh, đói khát và tham nhũng đã không đánh bại được các nhà thơ như Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương, mà lại còn làm sâu sắc hơn công trình của họ.
Điều lập tức gây ngạc nhiên về văn phong của Hồ Xuân Hương là ở chỗ bà viết về tất cả -- hơn nữa, ở chỗ bà đã nhận được sự hoan nghênh liên tục và ngay lập tức. Sau hết, bà là một người phụ nữ làm thơ theo truyền thống Khổng Tử, đàn ông. Trong khi phụ nữ bao giờ cũng giữ vị trí cao trong xã hội Việt Nam --đôi khi thống lĩnh quân đội, thường thì làm cố vấn cho vua chúa, và bao giờ cũng tham dự vào việc quản lí tài sản -- vài người được tôn làm nhà thơ, có lẽ bởi vì một số người đã được dạy dỗ trong học hành văn chương nghiêm ngặt, điều thường được dạy cho các thanh niên để chuẩn bị cho các kì thi đình với mong ước kiếm được vị trí trong hệ thống quan lại vẫn cai trị tại Việt Nam từ năm 939 sau công nguyên cho mãi tới thế kỉ hai mươi
Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nôm nổi tiếng của văn học Việt Nam thời trung đại, bà được mệnh danh là "Bà chúa thơ nôm". Cho đến nay, chưa có một tài liệu nào ghi chép chính xác thân thế, lai lịch của bà. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu nhất trí rằng có thể bà sinh năm 1772 tại làng Quỳnh Đôi, thuộc tỉnh Nghệ An và mất năm 1822 tại Thăng Long, Hà Nội.
Tác phẩm của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương là những bài thơ viết bằng chữ nôm, theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật (tám câu bảy chữ) và thất ngôn tứ tuyệt (bốn câu bảy chữ). Một số tác phẩm thơ nôm của bà: Bà Lang Khóc Chồng, Bạch Đằng Giang Tạm Biệt, Bài Ca Theo Điệu Xuân Đình Lan, Bánh Trôi Nước, Bọn Đồ Dốt, Cái Quạt, Cảnh Làm Lẽ, Cái Quạt Giấy 1, Cái Quạt Giấy 2... Thơ của Hồ Xuân Hương vừa thanh vừa tục, chủ yếu viết về đề tài người phụ nữ Việt Nam, về thói hư tật xấu của nhà sư, thầy đồ thời phong kiến. Bà cũng có một số bài thơ viết bằng chữ Hán. Đến nay, tác phẩm thơ chữ Hán của bà chỉ còn lại rất ít bài, trong đó có 5 bài thơ đã ông Trần văn Giáp công bố năm 1962 gồm: Hải ốc trù, Nhãn phóng thanh, Độ Hoa Phong, Trạo ca thanh, Thuỷ vân hương.
Nguồn: sưu tầm
Thời kì sụp đổ xã hội và điêu tàn chiến tranh này, có lẽ không đáng ngạc nhiên, lại cũng là điểm cao trong truyền thống lâu dài về thi ca của Việt Nam. Như Dante nói trong cuốn De vulgari eloquentia, "Các chủ đề chính của thơ ca là tình yêu, đức hạnh và chiến tranh." Tác phẩm thơ vĩ đại của thời kì này - Truyện Kiều nổi tiếng của Nguyễn Du -- đều tràn ngập với niềm khao khát cá nhân, với sự thông cảm cho "số mệnh bạc bẽo," và với việc tìm kiếm cái gì đó vĩnh hằng. Chiến tranh, đói khát và tham nhũng đã không đánh bại được các nhà thơ như Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương, mà lại còn làm sâu sắc hơn công trình của họ.
Điều lập tức gây ngạc nhiên về văn phong của Hồ Xuân Hương là ở chỗ bà viết về tất cả -- hơn nữa, ở chỗ bà đã nhận được sự hoan nghênh liên tục và ngay lập tức. Sau hết, bà là một người phụ nữ làm thơ theo truyền thống Khổng Tử, đàn ông. Trong khi phụ nữ bao giờ cũng giữ vị trí cao trong xã hội Việt Nam --đôi khi thống lĩnh quân đội, thường thì làm cố vấn cho vua chúa, và bao giờ cũng tham dự vào việc quản lí tài sản -- vài người được tôn làm nhà thơ, có lẽ bởi vì một số người đã được dạy dỗ trong học hành văn chương nghiêm ngặt, điều thường được dạy cho các thanh niên để chuẩn bị cho các kì thi đình với mong ước kiếm được vị trí trong hệ thống quan lại vẫn cai trị tại Việt Nam từ năm 939 sau công nguyên cho mãi tới thế kỉ hai mươi
Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nôm nổi tiếng của văn học Việt Nam thời trung đại, bà được mệnh danh là "Bà chúa thơ nôm". Cho đến nay, chưa có một tài liệu nào ghi chép chính xác thân thế, lai lịch của bà. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu nhất trí rằng có thể bà sinh năm 1772 tại làng Quỳnh Đôi, thuộc tỉnh Nghệ An và mất năm 1822 tại Thăng Long, Hà Nội.
Tác phẩm của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương là những bài thơ viết bằng chữ nôm, theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật (tám câu bảy chữ) và thất ngôn tứ tuyệt (bốn câu bảy chữ). Một số tác phẩm thơ nôm của bà: Bà Lang Khóc Chồng, Bạch Đằng Giang Tạm Biệt, Bài Ca Theo Điệu Xuân Đình Lan, Bánh Trôi Nước, Bọn Đồ Dốt, Cái Quạt, Cảnh Làm Lẽ, Cái Quạt Giấy 1, Cái Quạt Giấy 2... Thơ của Hồ Xuân Hương vừa thanh vừa tục, chủ yếu viết về đề tài người phụ nữ Việt Nam, về thói hư tật xấu của nhà sư, thầy đồ thời phong kiến. Bà cũng có một số bài thơ viết bằng chữ Hán. Đến nay, tác phẩm thơ chữ Hán của bà chỉ còn lại rất ít bài, trong đó có 5 bài thơ đã ông Trần văn Giáp công bố năm 1962 gồm: Hải ốc trù, Nhãn phóng thanh, Độ Hoa Phong, Trạo ca thanh, Thuỷ vân hương.
Nguồn: sưu tầm
Sửa lần cuối: