Ở đây, tôi đề cập đến hoạt động “Đọc” văn bản của cá nhân người học. Học sinh có cơ hội được tiết xúc trực tiếp với văn bản, trực tiếp cảm nhận được từ ngữ, hình ảnh, chi tiết, biện pháp tu từ, nhân vật, cách ngắt câu ngắt nhịp, cách tác giả tổ chức tác phẩm của mình như thế nào đề từ đó có cơ sở ban đầu đó người đọc hiểu được vẻ đẹp, giá trị nghệ thuật, nôi dung của tác phẩm, hiểu được thông điệp, giá trị mà nhân sinh mà nhà văn, nhà thơ gửi gắm trong đó.
Trước đây, hoạt động đọc được tổ chức trên lớp: giáo viên dành một lượng thời gian nhất định trong tiết đầu để tổ chức cho các con đọc lần lượt (2-3 học sinh) trên lớp. Giáo viên nhận xét cách đọc: âm lượng, tốc độ, khả năng đọc diễn cảm tác phẩm.
Trong chương trình GDPT 2018, việc tổ chức hoạt động “ đọc tác phẩm” cho người học cần được GV nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của nó trong việc đọc -hiểu tìm ra ý nghĩa của tác phẩm. Giáo viên cần đầu tư thời gian tâm sức để tổ chức việc “đọc” tác phẩm cho học sinh một cách hiệu quả.. Vì sao lại như vậy? bởi vì việc “ tự đọc” tác phẩm sẽ là tiền đề, là cơ sở, là cái nền móng để học sinh tự cảm nhận, hiểu sâu nội dung, ý nghĩa, thông điệp trong tác phẩm một cách chủ động mà không phụ thuộc vào cách hiểu của giáo viên.
Mỗi thể loại văn học có những kỹ thuật đọc phù hợp . Do vậy, giáo viên cần nắm chắc đặc điểm, đặc trưng của từng thể loại để từ đó lựa chọn một số kỹ thuật đọc phù hợp với thể loại của văn bản để vạch ra một chiến lược đọc hiệu quả khi dạy từng văn bản.
Ví dụ: dạy văn bản thơ, truyện, truyện khoa học viễn tưởng:
+Kỹ thuật đọc suy luận
+Kỹ thuật đọc hình dung tưởng tượng
Với văn bản thông tin, văn bản nghị luận:
+Kỹ thuật đọc theo dõi
+Kỹ thuật đọc suy luận
Các kỹ thuật đọc là phương tiện để đi sâu, xâm nhập vào thế giới bên trong của tác phẩm. Giáo viên cần “TRANG BỊ” cho học sinh các KỸ THUẬT ĐỌC để các con tự mình đi khám phá vẻ đẹp về hình thức và nội dung của tác phẩm.
MỘT SỐ KỸ THUẬT ĐỌC CƠ BẢN THƯỜNG SỬ DỤNG
*Đọc lướt: đọc nhanh qua một số trang để bước đầu nắm bắt thông tin chính của văn bản
*Đọc quét: đọc kỹ một vài chỗ để tìm lại những từ, cụm từ, thông tin quan trong , cụ thể trong văn bản. Tác dụng để nhanh chóng tìm ra thông tin muốn tìm.
*Đọc tưởng tượng: hình dung trong đầu về những gì đang đọc (sự kiện, nhân vật, bối cảnh…). Tác dụng: hiểu, nhớ và cảm nhận rõ hơn về thế giới hình ảnh trong văn bản, giú văn bản trở nên sống động, hấp dẫn và thú vị hơn
*Đọc Suy luận: Rút ra những kết luận hợp lý dựa trên việc kết hợp những từ ngữ, hình ảnh, chi tiết…được trình bày trực tiếp trong văn bản với hiểu biết của bản thân. Từ đó hiểu hơn được thông điệp mà tác giả không thể hiện trực tiếp ở văn bản; hiểu sâu hơn về cuộc sống của bản thân; phát triển tư duy logic.
*Đọc rút ra kết luận: kết nối các thông tin và chi tiết trong văn bản với kiến thức nền của người học, từ đó rút ra một kết luận có tình khái quát. Hoạt động này giống như ghép các mảnh thành một bức tranh hoàn chỉnh
*Đọc đánh giá: nhận xét về những gì đã đọc: nhân vật, câu chuyện, ý tưởng, chi tiết, cách tác giả thể hiện nội dung và hình thức của văn bản, dựa trên những bằng chứng cụ thể (chi tiết, sự kiện…). Để từ đó nhìn nhận mặt đúng, sai, hay, dở, tốt, xấu của những gì đã đọc, từ đó rút ra các bài học hữu ích từ văn bản
….
Giáo viên cần có KẾ HOẠCH rõ ràng cụ thể để trang bị lần lượt tất cả các kĩ thuật đọc cho học sinh qua các bài theo lộ trình nhất định, đảm bảo các con làm chủ các kĩ thuật đọc đề không chỉ biết đọc đọc hiểu sâu các văn bản văn học mà trên hết là phát triển năng lực đọc tài liệu, đọc các văn bản thông tin khác tron các tình huống thực tế để phục vụ việc học tập, phục vụ cuộc sống hàng ngày.
CÁCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐỌC VĂN BẢN
Đọc văn bản là quá trình bản thân học sinh được làm việc trực tiếp với văn bản khác với việc dạy văn trước đây học sinh chỉ tiếp xúc “gián tiếp” với văn bản qua sự cảm nhận, phân tích của giáo viên
*Cách 1: (áp dụng cho việc dạy văn bản 1 để trang bị kỹ thuật đọc)
Bước 1: Giáo viên lựa chon kỹ thuật đọc và đọc mẫu –
Bước 2: Hướng dẫn đọc
Bước 3: Gọi 1 vài học sinh thực hành đọc
*Cách 2: (áp dụng cho việc dạy văn bản 2,3, 4 cho học sinh thực hành các kỹ thuật đọc ở nhà)
-Bước 1: Đọc diễn cảm -> thu âm trong audio hoặc quay video ở nhà
Bước 2: Nộp audio hoặc vi deo cho giáo viên
Bước 3: Trên lớp kiểm tra kết quả đọc ở nhà của học sinh, cho xem video, nghe audio
Bước 4: Đánh giá, nhận xét
*Cách 3:
Bước 1:Giáo viên chiếu văn bản + phát nhạc nền + hình nền minh hoạ
Bước 2: Cho học sinh đọc trên nền nhạc
Bước 3: Nhận xét, đánh giá việc đọc
Chúc các thầy cô có thêm một ý tưởng cho việc tổ chức hoạt động ĐỌC VĂN BẢN trong giờ đọc hiểu văn bản khi thực hiện chương trình GDPT mới 2018
Trước đây, hoạt động đọc được tổ chức trên lớp: giáo viên dành một lượng thời gian nhất định trong tiết đầu để tổ chức cho các con đọc lần lượt (2-3 học sinh) trên lớp. Giáo viên nhận xét cách đọc: âm lượng, tốc độ, khả năng đọc diễn cảm tác phẩm.
Trong chương trình GDPT 2018, việc tổ chức hoạt động “ đọc tác phẩm” cho người học cần được GV nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của nó trong việc đọc -hiểu tìm ra ý nghĩa của tác phẩm. Giáo viên cần đầu tư thời gian tâm sức để tổ chức việc “đọc” tác phẩm cho học sinh một cách hiệu quả.. Vì sao lại như vậy? bởi vì việc “ tự đọc” tác phẩm sẽ là tiền đề, là cơ sở, là cái nền móng để học sinh tự cảm nhận, hiểu sâu nội dung, ý nghĩa, thông điệp trong tác phẩm một cách chủ động mà không phụ thuộc vào cách hiểu của giáo viên.
Mỗi thể loại văn học có những kỹ thuật đọc phù hợp . Do vậy, giáo viên cần nắm chắc đặc điểm, đặc trưng của từng thể loại để từ đó lựa chọn một số kỹ thuật đọc phù hợp với thể loại của văn bản để vạch ra một chiến lược đọc hiệu quả khi dạy từng văn bản.
Ví dụ: dạy văn bản thơ, truyện, truyện khoa học viễn tưởng:
+Kỹ thuật đọc suy luận
+Kỹ thuật đọc hình dung tưởng tượng
Với văn bản thông tin, văn bản nghị luận:
+Kỹ thuật đọc theo dõi
+Kỹ thuật đọc suy luận
Các kỹ thuật đọc là phương tiện để đi sâu, xâm nhập vào thế giới bên trong của tác phẩm. Giáo viên cần “TRANG BỊ” cho học sinh các KỸ THUẬT ĐỌC để các con tự mình đi khám phá vẻ đẹp về hình thức và nội dung của tác phẩm.
MỘT SỐ KỸ THUẬT ĐỌC CƠ BẢN THƯỜNG SỬ DỤNG
*Đọc lướt: đọc nhanh qua một số trang để bước đầu nắm bắt thông tin chính của văn bản
*Đọc quét: đọc kỹ một vài chỗ để tìm lại những từ, cụm từ, thông tin quan trong , cụ thể trong văn bản. Tác dụng để nhanh chóng tìm ra thông tin muốn tìm.
*Đọc tưởng tượng: hình dung trong đầu về những gì đang đọc (sự kiện, nhân vật, bối cảnh…). Tác dụng: hiểu, nhớ và cảm nhận rõ hơn về thế giới hình ảnh trong văn bản, giú văn bản trở nên sống động, hấp dẫn và thú vị hơn
*Đọc Suy luận: Rút ra những kết luận hợp lý dựa trên việc kết hợp những từ ngữ, hình ảnh, chi tiết…được trình bày trực tiếp trong văn bản với hiểu biết của bản thân. Từ đó hiểu hơn được thông điệp mà tác giả không thể hiện trực tiếp ở văn bản; hiểu sâu hơn về cuộc sống của bản thân; phát triển tư duy logic.
*Đọc rút ra kết luận: kết nối các thông tin và chi tiết trong văn bản với kiến thức nền của người học, từ đó rút ra một kết luận có tình khái quát. Hoạt động này giống như ghép các mảnh thành một bức tranh hoàn chỉnh
*Đọc đánh giá: nhận xét về những gì đã đọc: nhân vật, câu chuyện, ý tưởng, chi tiết, cách tác giả thể hiện nội dung và hình thức của văn bản, dựa trên những bằng chứng cụ thể (chi tiết, sự kiện…). Để từ đó nhìn nhận mặt đúng, sai, hay, dở, tốt, xấu của những gì đã đọc, từ đó rút ra các bài học hữu ích từ văn bản
….
Giáo viên cần có KẾ HOẠCH rõ ràng cụ thể để trang bị lần lượt tất cả các kĩ thuật đọc cho học sinh qua các bài theo lộ trình nhất định, đảm bảo các con làm chủ các kĩ thuật đọc đề không chỉ biết đọc đọc hiểu sâu các văn bản văn học mà trên hết là phát triển năng lực đọc tài liệu, đọc các văn bản thông tin khác tron các tình huống thực tế để phục vụ việc học tập, phục vụ cuộc sống hàng ngày.
CÁCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐỌC VĂN BẢN
Đọc văn bản là quá trình bản thân học sinh được làm việc trực tiếp với văn bản khác với việc dạy văn trước đây học sinh chỉ tiếp xúc “gián tiếp” với văn bản qua sự cảm nhận, phân tích của giáo viên
*Cách 1: (áp dụng cho việc dạy văn bản 1 để trang bị kỹ thuật đọc)
Bước 1: Giáo viên lựa chon kỹ thuật đọc và đọc mẫu –
Bước 2: Hướng dẫn đọc
Bước 3: Gọi 1 vài học sinh thực hành đọc
*Cách 2: (áp dụng cho việc dạy văn bản 2,3, 4 cho học sinh thực hành các kỹ thuật đọc ở nhà)
-Bước 1: Đọc diễn cảm -> thu âm trong audio hoặc quay video ở nhà
Bước 2: Nộp audio hoặc vi deo cho giáo viên
Bước 3: Trên lớp kiểm tra kết quả đọc ở nhà của học sinh, cho xem video, nghe audio
Bước 4: Đánh giá, nhận xét
*Cách 3:
Bước 1:Giáo viên chiếu văn bản + phát nhạc nền + hình nền minh hoạ
Bước 2: Cho học sinh đọc trên nền nhạc
Bước 3: Nhận xét, đánh giá việc đọc
Chúc các thầy cô có thêm một ý tưởng cho việc tổ chức hoạt động ĐỌC VĂN BẢN trong giờ đọc hiểu văn bản khi thực hiện chương trình GDPT mới 2018
- Từ khóa
- đọc hiểu văn bản đọc văn bản