Tôi đi học – Thanh Tịnh

Tôi đi học – Thanh Tịnh

baivanhay
baivanhay
  • Thành viên BQT
  • Moderator
“Tôi đi học” – Thanh Tịnh là truyện ngắn mang màu sắc hoài niệm và đậm đà chất thơ của nhà văn Thanh Tịnh. Theo dòng hồi tường, tác giả kể về những kỉ niệm mơn man, êm đềm sâu sắc của tuổi thơ trong buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

Chúng ta cùng nhau tìm hiểu đôi nét về tác giả Thanh Tịnh và tác phẩm “Tôi đi học”. (Tác giả tác phẩm “Tôi đi học” nằm trong chương trình Ngữ Văn 8)

5782

"Tôi đi học" - Thanh Tịnh (Ngữ Văn 8)​


I. Đôi nét về tác giả Thanh Tịnh

1. Tiểu sử tác giả Thanh Tịnh

- Thanh Tịnh sinh năm (1911 – 1988)

- Tên khai sinh: Trần Văn Ninh

- Quê: xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế.

- Thuở nhỏ, ông theo học chữ Hán. Đến năm 11 tuổi thì theo học chữ Quốc ngữ tại trường Tiểu học Đông Ba và trường Trung học ở Huế.

- Từ năm 1933, ông đi làm ở các sở tư rồi vào nghề dạy học và bắt đầu viết văn, làm thơ.

2. Sự nghiệp sáng tác của tác giả Thanh Tịnh

- Sáng tác đầu tay của ông là truyện “Cha làm trâu, con làm ngựa” đăng trên Thần Kinh tạp chí (1933)

- Tác phẩm chính:

+ Hận chiến trường (tập thơ, 1937)

+ Quê mẹ (tập truyện ngắn, 1941)

+ Ngậm ngải tìm trầm (tập truyện ngắn, 1943)

+ Sức mồ hôi (ca dao, 1954)

+ Những giọt nước biển (tập truyện ngắn, 1956)

II. Kiến thức cơ bản “Tôi đi học”

1. Xuất xứ

Xuất xứ của tác phẩm “Tôi đi học”

- In trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941, thuộc thể loại hồi ký: ghi lại những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ trong buổi tựu trường.

2. Chủ đề

Chủ đề tác phẩm “Tôi đi học”: Những kỉ niệm mơn man, êm đềm sâu sắc của tuổi thơ trong buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

3. Phương thức biểu đạt chính

- Phương thức biểu đạt chính của tác phẩm “Tôi đi học”: miêu tả và biểu cảm

4. Bố cục:

Bố cục của tác phẩm “Tôi đi học”: 3 phần

- Phần 1 (từ đầu… “trên ngọn núi”): Tâm trạng nao nức về kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên.

- Phần 2 (tiếp… “tôi cũng lấy làm lạ”): Khung cảnh sân trường làng Mĩ Lí ngày khai trường.

- Phần 3 (phần còn lại) Cảm xúc nhân vật "tôi" khi vào lớp.

5. Tóm tắt tác phẩm “Tôi đi học”

“Tôi đi học” được bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi" về những kỉ niệm buổi tựu trường. Đó là cảm giác náo nức, hồi hộp, ngỡ ngàng với con đường, bộ quần áo, quyển vở mới, với sân trường, với các bạn; cảm giác vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi vật, vừa ngỡ ngàng vừa tự tin và vừa nghiêm trang vừa xúc động bước vào giờ học đầu tiên.

6. Nội dung và nghệ thuật tác phẩm “Tôi đi học”

a. Nội dung tác phẩm “Tôi đi học”


Tái hiện tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ, kỉ niệm trong sáng tuổi học trò của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên.

b. Nghệ thuật tác phẩm “Tôi đi học”

- Tình huống truyện độc đáo: ngày đầu tiên đi học.

- Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phương thức: tự sự, miêu tả và biểu cảm.

- Truyện cấu tạo theo dòng hồi tưởng: từ hiện tại nhớ về quá khứ.

- Hình ảnh được miêu tả đặc sắc, giàu sức gợi hình, gợi cảm.

- Giọng điệu trữ tình, trong sáng.

- Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo ghi lại dòng liên tưởng, hồi tưởng của nhân vật tôi.

“Tôi đi học” là dòng hồi ức về ngày tựu trường của tuổi ấu thơ, rất thơ và rất xúc động. Có lẽ không phải là Thanh Tịnh viết văn mà là những kỉ niệm của chính mình đã sống lại trong nhà văn, là một tiếng lòng bâng khuâng với những kỉ niệm của buổi tựu trường.
 
Từ khóa
bố cục của tác phẩm tôi đi học chủ đề tác phẩm tôi đi học kiến thức chung về tác phẩm tôi đi học nội dung tác phẩm tôi đi học nội dung và nghệ thuật tôi đi học tác giả tác phẩm tôi đi học tác giả thanh tịnh tôi đi học - thanh tịnh tóm tắt tôi đi học xuất xứ của tác phẩm tôi đi học
  • Like
Reactions: Trần Ngọc 2021
584
1
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top