Tóm tắt Tổng quan văn học Việt Nam

Tóm tắt Tổng quan văn học Việt Nam

nauyeee
nauyeee
  • Thành Viên 20
Văn học thể hiện chân thực, sâu sắc tình cảm của con người Việt Nam. Tổng quan văn học là cách nhìn nhận, đánh giá bao quát về nền văn học. Văn học trải qua nhiều giai đoạn, thời kì gắn bó chặt chẽ với đời sống con người. Văn học thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết và độc giả.

I. Các bộ phận hợp thành văn học Việt Nam:

Gồm: VH dân gian và VH viết.

1. Văn học dân gian:

- Khái niệm: VHDG là những sáng tác tập thể, truyền miệng, phản ánh tư tưởng tình cảm của nhân dân lao động.

- Đặc trưng: tính truyền miệng, tính tập thể (tính dị bản là hệ quả của 2 đặc trưng trên), sự gắn bó với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

2. Văn học viết:

- Khái niệm: là sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết; là sáng tạo của cá nhân, tác phẩm văn học viết mang dấu ấn tác giả.

- Chữ viết: chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ.


II. Quá trình phát triển văn học viết:

1. Văn học trung đại (Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX)

- Hoàn cảnh ra đời và phát triển:

+ Về CTXH: chế độ phong kiến hình thành, phát triển và suy thoái; diễn ra công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc.
+ Về tư tưởng: chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, Phật giáo, tư tưởng Lão- Trang.
+ Văn hóa, văn học chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa Đông Nam Á, Đông Á, giao lưu mật thiết với văn hóa Trung Quốc.

- Văn tự: chữ Hán, chữ Nôm.

- Tác giả: chủ yếu là nhà nho.

- Thể loại: sáng tác theo hệ thống thể loại từ VHTQ và một số thể loại là sáng tạo của dân tộc.

- Đặc trưng thi pháp: tính ước lệ, tính sùng cổ, tính phi ngã

- Thành tựu tiêu biểu: thơ văn yêu nước Lí- Trần, thơ văn của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Tú Xương,…

2. Văn học hiện đại (đầu thế kỉ XX đến nay)

- Hoàn cảnh ra đời và phát triển:

+ Về LSXH: đất nước bị các nước phương Tây xâm lược, cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và sự nghiệp đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN.
+ Về tư tưởng: chịu ảnh hưởng lớn của các luồng tư tưởng, văn hóa phương Tây, đặc biệt là Pháp.

- Văn tự: chủ yếu là chữ quốc ngữ.

- Tác giả: xuất hiện đội ngũ nhà văn chuyên nghiệp, sáng tác văn chương trở thành một nghề.

- Thể loại: Thơ Mới, tiểu thuyết, kịch nói, phê bình văn học,…

- Thi pháp: lối viết hiện thực, đề cao cá tính sáng tạo, đề cao “cái tôi” cá nhân dần được khẳng định.

- Thành tựu tiêu biểu: Thơ Mới, Tự lực văn đoàn, Xuân Diệu, Hồ Chí Minh,…

III. Con người Việt Nam qua văn học:

1.Con người VN trong quan hệ với thế giới tự nhiên:

=> VH thể hiện tình yêu thiên nhiên của con người VN.

2.Con người VN trong quan hệ quốc gia, dân tộc:

=>Hình thành CN yêu nước trong VH.

3.Con người VN trong quan hệ với XH:- Văn học phản ánh khao khát vươn tới xã hội công bằng, tốt đẹp.

=> Hình thành chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo trong văn học.

4.Con người VN và ý thức về bản thân:

- Trong những hoàn cảnh lịch sử - xã hội khác nhau, con người trong văn học có cách xử lí mối quan hệ giữa ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng khác nhau.

- Đạo lí làm người mà văn học xây dựng: nhân ái, thủy chung, tình nghĩa, vị tha, dám hi sinh vì chính nghĩa, đấu tranh chống chủ nghĩa khắc kỉ của các tôn giáo và đề cao quyền sống của con người cá nhân nhưng không cực đoan.

Tổng hợp
 
Từ khóa
bộ phận con nguoi phat trien tom tat văn học việt nam
664
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top