Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới kể những câu chuyện về các vị thần sáng tạo thế giới cũng như các vị thần gắn với hiện tượng tự nhiên, phản ánh khát vọng về một xã hội công bằng và cuộc sống con người được bảo vệ bởi thần linh (thần Sét thi hành luật pháp ở trần gian, thần Sét làm sai cũng bị trừng phạt, Ngọc Hoàng trừng phạt con của thần Gió).
I. Tìm hiểu chung
1. Thể loại thần thoại
a. Khái niệm về thể loại thần thoại
Thần thoại là thể loại truyện kể ra đời sớm nhất về thế giới thần linh, thể hiện quan niệm của người xưa về vũ trụ và nhân sinh của loài người.
b. Cốt truyện
Thần thoại thường có cốt truyện đơn giản: cốt truyện đơn tuyến, tập trung vào một nhân vật hoặc một tổ hợp nhiều cốt truyện đơn.
c. Thần thoại Việt Nam
Thần thoại Việt Nam gồm có hai nhóm:
- Thần thoại suy nguyên:
+ Có cách hình dung, lí giải về sự hình thành thế giới tự nhiên, nguồn gốc con người và vạn vật rất gần gũi với các hệ thống thần thoại
+ Nhân vật chính là các vị thần sáng tạo thế giới: trời đất, mặt trời, mặt trăng, sông biển, mưa gió, sấm, sét, muôn loài.
-Thần thoại sáng tạo:
+ Nhân vật chính là các anh hùng thần thoại, anh hùng văn hóa
+ Kì tích của họ phản ánh vẻ đẹp riêng của cuộc sống lao động, tín ngưỡng và văn hóa của từng cộng đồng.
2. Vài nét về chùm văn bản
- Thể loại: thần thoại (suy nguyên): kể về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài.
- Nhân vật: thần Trụ Trời, thần Sét, thần Gió.
- Không gian: vũ trụ.
- Thời gian:
+ Truyện Thần Trụ Trời: hỗn mang.
+ Truyện Thần Sét, Thần Gió: phiếm chỉ.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Hình dung về các vị thần
a. Thần Trụ Trời:
- Hình dạng: thân thể to lớn, bước một bước cứ như bây giờ từ tỉnh này qua tỉnh nọ, từ đỉnh núi này sang đỉnh núi nọ.
- Tính khí: kiên trì (“cứ một mình cầy cục đắp”)
- Cơ sở của sự tưởng tượng: sự tách biệt trời, đất; giải thích sự hình thành của các cồn đồi, cao nguyên, biển cả,…
b. Thần Sét
- Hình dạng: mặt mũi rất nanh ác, tiếng quát tháo rất dữ dội.
- Tính khí: nóng nảy, sợ gà
- Hành động: hành động của thần phản ánh sự thịnh nộ của Ngọc Hoàng.
- Cơ sở của sự tưởng tượng: hiện tượng sấm sét khi mùa hè, khi trời mưa.
c. Thần Gió
- Hình dạng: kì quặc, không có đầu.
- Hành động:
+ Làm gió nhỏ hay bão lớn, lâu hay mau tùy theo lệnh Ngọc Hoàng.
+ Thỉnh thoảng xuống hạ giới đi chơi vào những buổi tối trời.
2. Thái độ, tình cảm của người xưa đối với tự nhiên
- Tôn trọng, ngưỡng vọng thiên nhiên, coi vạn vật hữu linh nhưng không sợ sệt.
- Sẵn sàng kiện thần, trừng trị nếu thần làm sai, và cũng sẵn sàng tìm cách để đối phó, chống chọi với thân – tự nhiên.
III. Tổng kết
1. Giá trị nội dung
- Văn bản phản ánh quá trình hình thành trời đất, sấm sét, gió của nhân loại với những câu chuyện thú vị
- Thể hiện niềm tin vào tín ngưỡng, trời đất, thế giới tự nhiên và văn hóa tâm linh của con người
2. Giá trị nghệ thuật
- Cách xây dựng nhân vật độc đáo, mang đặc trưng của thể loại thần thoại
- Hình tượng nhân vật tiêu biểu, điển hình
- Văn phong, cách diễn đạt mạch lạc, dễ hiểu
- Ngôn từ thuần Việt
IV. Luyện tập
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết kì ảo trong một truyện thần thoại đã học hoặc tự đọc thêm.
I. Tìm hiểu chung
1. Thể loại thần thoại
a. Khái niệm về thể loại thần thoại
Thần thoại là thể loại truyện kể ra đời sớm nhất về thế giới thần linh, thể hiện quan niệm của người xưa về vũ trụ và nhân sinh của loài người.
b. Cốt truyện
Thần thoại thường có cốt truyện đơn giản: cốt truyện đơn tuyến, tập trung vào một nhân vật hoặc một tổ hợp nhiều cốt truyện đơn.
c. Thần thoại Việt Nam
Thần thoại Việt Nam gồm có hai nhóm:
- Thần thoại suy nguyên:
+ Có cách hình dung, lí giải về sự hình thành thế giới tự nhiên, nguồn gốc con người và vạn vật rất gần gũi với các hệ thống thần thoại
+ Nhân vật chính là các vị thần sáng tạo thế giới: trời đất, mặt trời, mặt trăng, sông biển, mưa gió, sấm, sét, muôn loài.
-Thần thoại sáng tạo:
+ Nhân vật chính là các anh hùng thần thoại, anh hùng văn hóa
+ Kì tích của họ phản ánh vẻ đẹp riêng của cuộc sống lao động, tín ngưỡng và văn hóa của từng cộng đồng.
2. Vài nét về chùm văn bản
- Thể loại: thần thoại (suy nguyên): kể về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài.
- Nhân vật: thần Trụ Trời, thần Sét, thần Gió.
- Không gian: vũ trụ.
- Thời gian:
+ Truyện Thần Trụ Trời: hỗn mang.
+ Truyện Thần Sét, Thần Gió: phiếm chỉ.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Hình dung về các vị thần
a. Thần Trụ Trời:
- Hình dạng: thân thể to lớn, bước một bước cứ như bây giờ từ tỉnh này qua tỉnh nọ, từ đỉnh núi này sang đỉnh núi nọ.
- Tính khí: kiên trì (“cứ một mình cầy cục đắp”)
- Cơ sở của sự tưởng tượng: sự tách biệt trời, đất; giải thích sự hình thành của các cồn đồi, cao nguyên, biển cả,…
b. Thần Sét
- Hình dạng: mặt mũi rất nanh ác, tiếng quát tháo rất dữ dội.
- Tính khí: nóng nảy, sợ gà
- Hành động: hành động của thần phản ánh sự thịnh nộ của Ngọc Hoàng.
- Cơ sở của sự tưởng tượng: hiện tượng sấm sét khi mùa hè, khi trời mưa.
c. Thần Gió
- Hình dạng: kì quặc, không có đầu.
- Hành động:
+ Làm gió nhỏ hay bão lớn, lâu hay mau tùy theo lệnh Ngọc Hoàng.
+ Thỉnh thoảng xuống hạ giới đi chơi vào những buổi tối trời.
2. Thái độ, tình cảm của người xưa đối với tự nhiên
- Tôn trọng, ngưỡng vọng thiên nhiên, coi vạn vật hữu linh nhưng không sợ sệt.
- Sẵn sàng kiện thần, trừng trị nếu thần làm sai, và cũng sẵn sàng tìm cách để đối phó, chống chọi với thân – tự nhiên.
III. Tổng kết
1. Giá trị nội dung
- Văn bản phản ánh quá trình hình thành trời đất, sấm sét, gió của nhân loại với những câu chuyện thú vị
- Thể hiện niềm tin vào tín ngưỡng, trời đất, thế giới tự nhiên và văn hóa tâm linh của con người
2. Giá trị nghệ thuật
- Cách xây dựng nhân vật độc đáo, mang đặc trưng của thể loại thần thoại
- Hình tượng nhân vật tiêu biểu, điển hình
- Văn phong, cách diễn đạt mạch lạc, dễ hiểu
- Ngôn từ thuần Việt
IV. Luyện tập
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết kì ảo trong một truyện thần thoại đã học hoặc tự đọc thêm.