Baivanhay Từ tiếng thơ đến tiếng thương là cuộc hành trình đi đến bất hủ của thơ Nguyễn Du

Baivanhay  Từ tiếng thơ đến tiếng thương là cuộc hành trình đi đến bất hủ của thơ Nguyễn Du

Tiếng “thơ” ở đây là gì? Là tài năng, nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong tác phẩm của mình. Tiếng “thương” là trái tim đồng cảm của tác giả đối với những cảnh đời bất hạnh, đáng thương trong xã hội cũ. Nguyễn Du đối với con người là từ những cảm xúc, từ những giọt huyết lệ thương cảm mà chuyển hóa thành văn chương. Đó cũng là ý nghĩa sâu thẳm mà nhận định muốn ám chỉ đến hoàn cảnh ra đời của thơ Nguyễn Du.

4662


Có ý kiến cho rằng: "Từ tiếng thơ đến tiếng thương là cuộc hành trình đi đến bất hủ của thơ Nguyễn Du". Làm sáng tỏ ý kiến trên qua 1 hoặc 1 vài đoạn trích Truyện Kiều đã học.


Goethe đã từng nói: “trước một trí tuệ vĩ đại tôi cúi đầu, trước một trái tim vĩ đại tôi quỳ gối”. Nguyễn Du – đại thi hào dân tộc. Ông sống và cống hiến đời mình cho nghệ thuật: văn chương. Những áng thơ văn dưới ngòi bút của ông là những tuyệt tác nghìn năm chẳng phai mờ. Thơ ca của ông như những dòng máu, dòng huyết lệ tí tách rơi trước những kiếp người bất hạnh, khổ đau, vùi dập…đó là kết tinh của giọt ngọc tâm hồn – một giọt ngọc được mài dũa bóng loáng, đẹp đẽ và đầy thanh cao. Chính vì vậy, khi nhận xét về thơ Nguyễn Du, đã có ý kiến cho rằng: “Từ tiếng thơ đến tiếng thương là cuộc hành trình đi đến bất tử của thơ Nguyễn Du”. Một lần nữa, điều đó được thể hiện sâu sắc qua một số đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều.

Tiếng “thơ” ở đây là gì? Là tài năng, nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong tác phẩm của mình. Tiếng “thương” là trái tim đồng cảm của tác giả đối với những cảnh đời bất hạnh, đáng thương trong xã hội cũ. Nguyễn Du đối với con người là từ những cảm xúc, từ những giọt huyết lệ thương cảm mà chuyển hóa thành văn chương. Đó cũng là ý nghĩa sâu thẳm mà nhận định muốn ám chỉ đến hoàn cảnh ra đời của thơ Nguyễn Du.

Trước hết, hành trình từ tiếng thơ đến tiếng thương của Nguyễn Du là sự ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ nói chung cũng như chị em Thúy Kiều nói riêng. Trước hết là là Thúy Vân với khuôn mặt đấy đặn, sáng đẹp như trăng rằm. Nét mày cong đậm như nét con ngài (người), nụ cười nàng đẹp đến mức được ví như hoa, giọng nói thì trong trẻo như hạt ngọc, mái tóc thì óng ả, bay bổng như mây. Vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu ấy quả là xao xuyến lòng người, ngay cả thiên nhiên còn phải Nguyễn Du tả Thúy Vân đã đẹp vậy rồi Thúy Kiều lại còn “càng sắc sảo mặn mà” hơn nữa. “làn thu thủy, nét xuân sơn” nghe thôi đã thấy rợn mình trước vẻ đẹp ngây ngất ấy rồi! Đôi mắt Thúy Kiều dưới ngòi bút của Nguyễn Du hiện lên long lanh như nước mùa thu, nét mày thì mềm mại, tươi xanh như núi mùa xuân. Dung nhan tuyệt thế này là sao! Đến cả tạo hóa còn hờn ghen, đố kị thì huống hồ là người phàm? Không chỉ có sắc mà Kiều còn “thông minh vốn sẵn tính trời”, đã vậy lại còn “pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm”. Bất kể là tài nào, chỉ cần là Kiều thì “ăn đứt” mọi người. Thúy Kiều quả là nữ nhân tài sắc vẹn toàn! Bức chân dung Thúy Kiều hiện lên từ những nét mực đều đặn của Nguyễn Du thật đẹp nhưng cũng ẩn chứa điều gì. Và tại sao nói Thúy Vân lại “mây thua”, “tuyết nhường” nhưng Kiều lại “hoa ghen”, “liễu hờn”? Chẳng phải là quá rõ rồi sao: thiên nhiên, tạo hóa là nhún nhường, ngưỡng mộ nên số phận Vân sẽ êm đềm không sóng gió; nàng Kiều thì đẹp vượt khuôn phép xã hội phong kiến nên số phận rồi cũng éo le, trắc trở, nhiều sóng gió mà thôi! Tuy nhiên, thay vì vùi dập người phụ nữ như xã hội phong kiến mục rữa thì Nguyễn Du lại chọn ngợi ca, trân trọng họ. Thật không hổ danh là Nguyễn Du – Đại thi hào dân tộc.

Hành trình từ tiếng thơ đến tiếng thương của Nguyễn Du còn là sự thấu hiểu, cảm thông, sẻ chia trước số phận bất hạnh của con người. “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân” mới câu đầu thôi mà sao nghe buồn đau, chua xót vậy? “Khóa xuân” là khóa kín tuổi xuân, là bị giam lỏng ư? Thật trớ trêu cho phận nàng Kiều! Qua không gian, cảnh vật ở lầu Ngưng Bích, ta phần nào thấu được lòng Kiều: một thân một mình lẽ bóng, cô đơn bao trùm như muốn nuốt chửng nàng vào trong. Bằng cách sử dụng những từ ngữ gợi tả thiên nhiên: “non xa”, “trăng gần”, “bát ngát”, “cát vàng cồn nọ”, “bụi hồng dặm kia” gợi lên bức họa thiên nhiên rộng lớn, mênh mông, vô tận, điều đó càng làm người đọc xót thương hơn cho tấm thân nữ nhi mảnh khảnh của Kiều. Đứng chốn lầu cao nhìn ra không trung, tâm hồn nàng lạc lõng chốn quạnh hiu, chỉ biết nỗi đau ngày một bám víu, giằng xé con tim nhỏ bé của nàng. Nỗi đau nào bằng nỗi đau của một người thiếu nữ phải rời bỏ tổ ấm, rời bỏ người mình thương yêu để rồi lưu lạc chốn xa hoa ô nhục, bị ép làm gái lầu xanh. Nỗi nhục này biết rửa đâu cho sạch? Liệu gieo mình xuống dòng sông lạnh lẽo như cách Nguyễn Dữ chọn cho Vũ Nương có rửa sạch hết vết ố trên thân nàng không? Thật thảm hại, nàng giờ đây cô đơn, hiu quạnh, lòng thì ngổn ngang trăm lối.

“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

Tin sương luống những ngày trông mai chờ”

Nỗi nhớ này là sao? Là dành cho tình đầu của nàng! Nàng nhớ đêm trăng cùng thề nguyện đính ước: “vầng trăng vằng vặc giữa trời / đinh ninh hai miệng một lời song song” mối tình thật đẹp, thật giản dị. Nhưng với nàng ngay lúc này mà nói thì thứ tình cảm ấy giống như một giấc mơ vậy. Vẫn là ánh trăng ấy, vẫn là nàng, vẫn là chàng nhưng quá đỗi xa cách, khoảng cách này biết bao giờ mới rút được lại? Và liệu rằng khi rút lại nó có còn nguyên vẹn như ngày đầu không? Nàng tưởng tượng cảnh chàng Kim ngày đêm mong mỏi nàng mà cảm thấy có lỗi, nàng xót xa, đau đớn đến quặn lòng. Qua nỗi nhớ Kim Trọng, một lần nữa ta lại thấy Nguyễn Du đứng về phía nàng Kiều, bày tỏ thái độ đồng cảm sâu sắc đối với tâm trạng nàng: thay vì để nàng nhung nhớ cha mẹ trước như lễ giáo phong kiến thì đàng này Kiều lại được nhớ chàng Kim trước bởi với cha mẹ Kiều đã phần nào đền đáp được công ơn sinh thành, còn với chàng ắt hẳn là do nàng phụ bạc. Những vần thơ của Nguyễn Du như đi trong đáy lòng nàng mà ra: “bên trời góc bể bơ vơ / tấm son gột rửa bao giờ cho phai”. Dù cho đang ở đâu đi chăng nữa thì nàng vẫn không thể nào quên được mối tình đầu đẹp đẽ với chàng Kim.

Chốn lầu cao lạnh lẽo, nàng sao có thể nguôi được nỗi nhớ cha mẹ đây? Hình dung cảnh cha mẹ ngày đêm mòn mỏi, “tựa cửa” ngóng trông con trở về nhưng đáng buồn thay vì chẳng một tin tức gì về con lọt tai mình. Nàng lo lắm, lo rằng cha mẹ đã già yếu, nàng thì cách vạn dặm núi non, biết lấy ai phụng dưỡng cha mẹ đây? “quạt nồng ấp lạnh” ai chăm chút? Nghe sao mà não lòng vậy nhỉ? Người con hiếu thảo nhường này mà sao đời phũ phàng quá vậy? Tâm trạng nàng giờ này thật bứt rứt, day dứt làm sao. Chưa kịp báo đáp công sinh thành thì đã vạn trùng cách biệt với cha mẹ, ai lại không đau buồn cơ chứ? Kiểu lúc này là sống trong tưởng tượng, không còn là thực tại đau khổ nữa mà là một thế giới do hãng tự họa ra. Qua đó ta thấy nàng tỏa ra mùi hương của lòng vị tha, trái tim nhân hậu, tấm lòng hiếu thảo, thủy chung son sắt của nàng Kiều.

Hành trình từ tiếng thơ đến tiếng thương của thơ Nguyễn Du còn là tiếng nói lên án, tố cáo xã hội bất công, tàn bạo. Đó là một xã hội thối nát, một xã hội đồng tiền không bao giờ tồn tại hai chữ" công bằng". Và tác giả còn thể hiện ước mơ về cuộc sống hanh phúc, ấm no của người phụ nữ khi đang phải sống trong một xã hội cỏ rác, chịu đủ những bất công, đày đọa. Một tác phẩm muốn gắn bó lâu dài với bạn đọc, muốn trường tồn bền vững với thời gian thì không thể thiếu nghệ thuật. Nguyễn Du đã khéo léo cho thấy tài năng của mình qua tác phẩm Truyện Kiều. tác phẩm được viết dưới hình thức một truyện thơ Nôm với thể thơ lục bát truyền thống quen thuộc. Về ngôn ngữ, tác phẩm được viết bằng chữ Nôm có vận dụng kết hợp linh hoạt với các ca dao, thành ngữ quen thuộc. Trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, tác giả có sự kết hợp giữa ngôn ngữ độc thoại để miêu tả nội tâm và ngôn ngữ đối thoại để thể hiện tâm trạng, hoàn cảnh nhân vật. Với các nhân vật chính diện, Nguyễn Du sử dụng ngòi bút ước lệ, ẩn dụ tượng trưng quen thuộc trong thơ trung đại; với các nhân vật phản diện, nhà thơ thường sử dụng ngôn từ bình dân tả thực. Bên cạnh đó, ông còn có những đặc sắc nghệ thuật khi tả cảnh với bút pháp tả cảnh ngụ tình sinh động, giúp nhân vật thể hiện cảm xúc gián tiếp qua những câu thơ.

Nhận định “Từ tiếng thơ đến tiếng thương là hành trình đi đến bất tử của thơ Nguyễn Du” là hoàn toàn đúng đắn. Georges Boudared từng nhận xét: “ít nhà thơ trên thế giới có khả năng đạt được tiếng vang sâu đậm trong dân chúng của mình ở Nguyễn Du ở Việt Nam”. Tài lẻ này quả thật là đáng phục! Nguyễn Du là người thợ và Truyện Kiều là hạt ngọc thanh cao, trong trẻo được mài dũa dưới bàn tay điêu luyện của người. Dù đả trải qua hơn một thế kỉ gắn bó với thời gian, với bạn đọc nhưng khi nhắc đến Truyện Kiều vẫn là một chấn động kinh người.
 
Từ khóa Từ khóa
nguyen du truyen kieu
  • Like
Reactions: Tiến 2021
2K
1
0
Trả lời

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.