Hôm nay là một ngày đẹp trời tôi ngồi bên ô cửa sổ nhìn ra ngoài với những dãy nhà cao tầng, mọi người đi lại tấp nập. Ở thành phố này mọi người tấp nập nhưng sao tôi lại thấy lạc lõng, cô đơn? Một mùa hè nữa lại tới với bao cảm xúc trong tôi lại ùa về. Tôi nhớ lại những ngày tháng mình ở quê – nơi có những cánh đồng thẳng cánh cò bay, khu vườn nhiều cây ăn quả và rộn ràng tiếng chim,… Đặc biệt là những kỉ niệm xưa cùng bà, bạn bè.
Từ nhỏ tôi đã sống với bà vì bố mẹ tôi đi làm xa. Cạnh nhà tôi là một khu vườn bỏ trống với không biết bao nhiêu cây trái. Quanh năm mùa nào cũng có quả. Vào buổi trưa, tôi cùng lũ trẻ trong xóm lén lút không ngủ mà trốn ra khu vườn lúc thì hái hoa dại, lúc thì hái quả khế, quả nhót,… Đặc biệt chúng tôi thích nhất là hái quả bàng vì cây quá cao nên chúng tôi chỉ đứng dưới đất nén những cành cây hay chiếc dép làm quả rơi xuống. Sau khi lấy được rồi chúng tôi còn phải lấy các vật nặng đập ra rồi ăn được một ít nhân màu trắng bên trong mà tôi cũng không biết gọi nó là gì. Sau khi ăn xong chúng tôi thường chơi trò trốn tìm quanh vườn, có những đứa con trai nghịch ngợm còn trèo lên cây để trốn. Mỗi lần đi chơi về tôi thường bị bà mắng và phạt ở trong nhà hết buổi chiều ngày hôm đó không cho đi ra ngoài chơi. Mặc dù bị bà mắng nhưng tôi vẫn rất yêu bà và trân trọng quãng thời gian đó.
Năm tôi học lớp 5, cũng như mọi lần tôi cùng lũ trẻ trong xóm vào khu vườn nhưng lần này chúng tôi phát hiện ở phát cuối khu vườn có cây đã chín quả. Chúng tôi mừng rỡ chạy đến và biết đó là cây vải, ai ai cũng trèo lên lấy từng quả cho vào miệng. Những quả vải đỏ, bên trong mọng nước. Nhìn thấy cảnh được vắt vẻo trên cây tự tay hái quả chín mà tôi không kìm được. Nhớ đến lời bà dặn:
- Cháu không được leo trèo vì rất nguy hiểm”.
Tôi đắn đo suy nghĩ nhưng lũ bạn tôi ai cũng ở trên cây gọi:
- Lên đây đi, trên này vui lắm! Không sao đâu.
Vậy là tôi liền trèo lên cây. Tôi ngồi trên một cành cây to. Ngồi trên đó tôi thấy thật vui và cảm giác như mùi hương vải chín đang vây quanh mình. Tôi nhắm mắt để tận hưởng giây phút “có một không hai”. Nhưng khi tôi đưa tay ra hái thì vô tình bị trượt tay làm tôi rơi từ trên cây xuống. Có lẽ do sợ quá nên tôi đã ngất đi. Khi tỉnh lại tôi thấy quanh tôi là bạn bè và bà đang khóc vì tôi. Lúc đó tôi thấy ân hận vô cùng vì đã không nghe lời bà. Cú ngã đó khiến chân tôi phải bó bột mất một tháng. Tôi nằm đó được bà chăm sóc tận tình, chu đáo. Bà múc từng thìa cháo nhẹ nhàng thổi giúp tôi khỏi bị bỏng. Nhìn bà chẳng khác nào người mẹ đang chăm sóc đứa con của mình. Không chỉ vậy, bà còn mua vải cho tôi ăn. Từng quả vải vỏ đỏ có một chút gai nhưng bên trong cùi lại dày và đầy nước. Chạm nhẹ quả vào môi đã cảm nhận được hương vị ngọt ngào đặc trưng. Chưa bao giờ tôi được ăn một quả vải ngọt như thế. Từ hôm tôi bị ngã ngày nào lũ trẻ trong xóm cũng đến chơi, kể chuyện hằng ngày cho tôi nghe và cũng không quên lấy một vài loại quả khu vườn cạnh nhà cho tôi ăn. Thời gian đó mặc dù không được đi chơi nhưng là lúc tôi hiểu được tình cảm mọi người giành cho tôi giúp tôi thêm yêu và trân trọng mọi người nhiều hơn.
Thời gian trôi qua thật nhanh mới ngày nào vẫn còn trẻ con, được vui chơi, nô đùa cùng đám trẻ con trong xóm vậy mà giờ đây chúng tôi đã trưởng thành. Mỗi đứa đều chọn cho mình một hướng đi riêng. Còn tôi rời xa quê hương – nơi vào ban đêm có đom đóm, ban ngày là tiếng mọi người gọi nhau í ới ra đồng để lên thành phố - nơi luôn sáng rực những ánh đèn điện, những chiếc xe máy, ô tô tấp nập trên đường. Thành phố này biết bao nhộn nhịp, nhưng lòng tôi mãi chỉ hướng về quê hương.
(Chúng tôi khi trưởng thành - Văn học trẻ)
Một mùa hè nữa lại đến, mỗi mùa vải chín là mỗi mùa yêu thương và chia sẻ, mùa của tình quê, tình người ăm ắp. Lòng ta thương mến chùm vải thiều thuở nào như thầm nhắc niềm yêu khó thốt nên lời. Một mùa vải gợi cho ta bao cảm xúc khó tả mà trong cuộc đời chắc hẳn chẳng thể quên.
Giờ đây, tôi đã trưởng thành hơn, trải qua nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng tôi chưa bao giờ hối hận với lựa chọn lên thành phố học tập của mình. Nhưng tôi luôn biết rằng: “Mình phải về nhà. Đúng. Đi xa là để biết mình phải về nhà.” Những hương vị vải ngọt vẫn còn đọng lại trên môi vì vậy vào một ngày gần nhất, khi đã hoàn thành xong quá trình học tập tôi sẽ trở về quê hương – nơi chôn nhau cắt rốn của mình để làm giàu đẹp cho quê hương.
Từ nhỏ tôi đã sống với bà vì bố mẹ tôi đi làm xa. Cạnh nhà tôi là một khu vườn bỏ trống với không biết bao nhiêu cây trái. Quanh năm mùa nào cũng có quả. Vào buổi trưa, tôi cùng lũ trẻ trong xóm lén lút không ngủ mà trốn ra khu vườn lúc thì hái hoa dại, lúc thì hái quả khế, quả nhót,… Đặc biệt chúng tôi thích nhất là hái quả bàng vì cây quá cao nên chúng tôi chỉ đứng dưới đất nén những cành cây hay chiếc dép làm quả rơi xuống. Sau khi lấy được rồi chúng tôi còn phải lấy các vật nặng đập ra rồi ăn được một ít nhân màu trắng bên trong mà tôi cũng không biết gọi nó là gì. Sau khi ăn xong chúng tôi thường chơi trò trốn tìm quanh vườn, có những đứa con trai nghịch ngợm còn trèo lên cây để trốn. Mỗi lần đi chơi về tôi thường bị bà mắng và phạt ở trong nhà hết buổi chiều ngày hôm đó không cho đi ra ngoài chơi. Mặc dù bị bà mắng nhưng tôi vẫn rất yêu bà và trân trọng quãng thời gian đó.
Năm tôi học lớp 5, cũng như mọi lần tôi cùng lũ trẻ trong xóm vào khu vườn nhưng lần này chúng tôi phát hiện ở phát cuối khu vườn có cây đã chín quả. Chúng tôi mừng rỡ chạy đến và biết đó là cây vải, ai ai cũng trèo lên lấy từng quả cho vào miệng. Những quả vải đỏ, bên trong mọng nước. Nhìn thấy cảnh được vắt vẻo trên cây tự tay hái quả chín mà tôi không kìm được. Nhớ đến lời bà dặn:
- Cháu không được leo trèo vì rất nguy hiểm”.
Tôi đắn đo suy nghĩ nhưng lũ bạn tôi ai cũng ở trên cây gọi:
- Lên đây đi, trên này vui lắm! Không sao đâu.
Vậy là tôi liền trèo lên cây. Tôi ngồi trên một cành cây to. Ngồi trên đó tôi thấy thật vui và cảm giác như mùi hương vải chín đang vây quanh mình. Tôi nhắm mắt để tận hưởng giây phút “có một không hai”. Nhưng khi tôi đưa tay ra hái thì vô tình bị trượt tay làm tôi rơi từ trên cây xuống. Có lẽ do sợ quá nên tôi đã ngất đi. Khi tỉnh lại tôi thấy quanh tôi là bạn bè và bà đang khóc vì tôi. Lúc đó tôi thấy ân hận vô cùng vì đã không nghe lời bà. Cú ngã đó khiến chân tôi phải bó bột mất một tháng. Tôi nằm đó được bà chăm sóc tận tình, chu đáo. Bà múc từng thìa cháo nhẹ nhàng thổi giúp tôi khỏi bị bỏng. Nhìn bà chẳng khác nào người mẹ đang chăm sóc đứa con của mình. Không chỉ vậy, bà còn mua vải cho tôi ăn. Từng quả vải vỏ đỏ có một chút gai nhưng bên trong cùi lại dày và đầy nước. Chạm nhẹ quả vào môi đã cảm nhận được hương vị ngọt ngào đặc trưng. Chưa bao giờ tôi được ăn một quả vải ngọt như thế. Từ hôm tôi bị ngã ngày nào lũ trẻ trong xóm cũng đến chơi, kể chuyện hằng ngày cho tôi nghe và cũng không quên lấy một vài loại quả khu vườn cạnh nhà cho tôi ăn. Thời gian đó mặc dù không được đi chơi nhưng là lúc tôi hiểu được tình cảm mọi người giành cho tôi giúp tôi thêm yêu và trân trọng mọi người nhiều hơn.
Thời gian trôi qua thật nhanh mới ngày nào vẫn còn trẻ con, được vui chơi, nô đùa cùng đám trẻ con trong xóm vậy mà giờ đây chúng tôi đã trưởng thành. Mỗi đứa đều chọn cho mình một hướng đi riêng. Còn tôi rời xa quê hương – nơi vào ban đêm có đom đóm, ban ngày là tiếng mọi người gọi nhau í ới ra đồng để lên thành phố - nơi luôn sáng rực những ánh đèn điện, những chiếc xe máy, ô tô tấp nập trên đường. Thành phố này biết bao nhộn nhịp, nhưng lòng tôi mãi chỉ hướng về quê hương.
(Chúng tôi khi trưởng thành - Văn học trẻ)
Một mùa hè nữa lại đến, mỗi mùa vải chín là mỗi mùa yêu thương và chia sẻ, mùa của tình quê, tình người ăm ắp. Lòng ta thương mến chùm vải thiều thuở nào như thầm nhắc niềm yêu khó thốt nên lời. Một mùa vải gợi cho ta bao cảm xúc khó tả mà trong cuộc đời chắc hẳn chẳng thể quên.
Giờ đây, tôi đã trưởng thành hơn, trải qua nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng tôi chưa bao giờ hối hận với lựa chọn lên thành phố học tập của mình. Nhưng tôi luôn biết rằng: “Mình phải về nhà. Đúng. Đi xa là để biết mình phải về nhà.” Những hương vị vải ngọt vẫn còn đọng lại trên môi vì vậy vào một ngày gần nhất, khi đã hoàn thành xong quá trình học tập tôi sẽ trở về quê hương – nơi chôn nhau cắt rốn của mình để làm giàu đẹp cho quê hương.