Văn học nghệ thuật (còn gọi là văn học tinh hoa) là dòng văn học cao cấp, do tầng lớp tri thức của xã hội sáng tạo nên với nhu cầu được khám phá nội tâm và đời sống tinh thần của con người, giúp người đọc hiểu được những phức cảm tâm lý sâu sắc của con người, như khát vọng được sống, được tự do, hoặc những mặc cảm tội lỗi của tâm hồn.
Trước thế kỷ XVIII, người ta không có khái niệm văn học nghệ thuật là gì. Đề tài của văn học nghệ thuật xuất phát từ những lời phê phán thói hư tật xấu, những điểm tối trong xã hội tư sản tồn tại ở Tây Âu. Lâu dần, những đề tài nhỏ lẻ này dần tạo ra được tầm ảnh hưởng đến công chúng giới tinh hoa. Với bản tính tò mò, hiếu kỳ vốn có của con người, độc giả càng có những yêu cầu cao hơn khi thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật. Họ cần những tác phẩm ít chịu ảnh hưởng kiềm hãm của giáo hội, họ muốn nhìn thấy một vẻ đẹp dung dị, đời thường hơn là một hình ảnh tuyệt mỹ tuyệt đối theo Kinh Thánh. Chính những thôi thúc ấy đã giúp cho văn học nghệ thuật phát triển, tạo tiền đề cho tác giả khám phá những góc khuất trong lòng người.
Trải qua thời kỳ Khai Sáng (Enlightment Era), một câu hỏi khác đã nhen nhóm trong lòng con người lúc bấy giờ:"Ta là ai? Bên trong ta là gì?". Những câu chuyện hời hợt về cuộc sống đã không còn thu hút được độc giả, họ cần những gì đó mới mẻ hơn, hấp dẫn hơn nhằm giải thích cho sự tồn tại của mình. Theo tháp nhu cầu của Maslow, con người sau khi đã đạt được nhu cầu sinh lý, tâm lý, họ sẽ muốn tiến đến nhu cầu giao tế xã hội và thỏa mãn cái tôi bên trong. Đây là lý do vì sao văn học nghệ thuật có xuất phát điểm từ tầng lớp tinh hoa của dân tộc.
Điều gì đã tạo nên con người, tạo nên mối quan hệ xã hội bền chặt? Ai đã trao cho chúng ta danh hiệu động vật bậc cao, vượt lên trên những sinh vật khác? Liệu thức ăn và cuộc sống an toàn có làm ta thỏa mãn? Đó đều là những câu hỏi được đặt ra để lý giải cho sự tồn tại của con người.
Đích đến của văn học nghệ thuật chính là sử dụng những cốt truyện đơn giản giúp người đọc trả lời câu hỏi trên, qua đó họ nhìn thấy cái đẹp trong lòng người, từ đó có cho mình những câu trả lời về sự tồn tại của con người. Qua đó, chúng bộc lộ những phẩm chất đẹp đẽ của con người, giúp họ vượt lên nghịch cảnh của số phận, nhắc nhở họ về sức mạnh của việc gìn giữ những giá trị đạo đức có thể giúp họ thay đổi vận mệnh của mình.
Trước khi cách mạng công nghiệp nổ ra ở Anh vào cuối thế kỷ XVIII, công nghiệp in ấn bị giới hạn khiến văn học nghệ thuật chỉ được phổ biến rộng rãi ở tầng lớp trung thượng lưu, vì vậy các tác phẩm văn học ra đời cùng thời kỳ thường tập trung vào câu chuyện xoay quanh các tầng lớp này. Dưới sự ảnh hưởng của chủ nghĩa Khai Sáng, chủ đề phổ biến trong văn học thời kỳ này vẫn là các câu chuyện về sức mạnh của con người, hướng đến tự do, công bằng và hạnh phúc.
Tại Việt Nam, trong giai đoạn nhà nước tự chủ (từ thế kỷ thứ X đến XIX), chữ viết được phát triển thông qua con đường học hỏi, tiếp nhận từ bảng chữ Hán, rồi đến chữ Nôm, và cuối cùng là chữ Quốc Ngữ. Ở giai đoạn này, văn học viết được dùng để bày tỏ những nỗi niềm lớn lao của tác giả, về tình yêu nước, tinh thần kháng chiến, sự lo nghĩ của người đứng đầu về vận mệnh quốc gia. Cho nên có thể nói, văn học viết ở Việt Nam giai đoạn này được xem là văn học nghệ thuật.
Tong Hop
Trước thế kỷ XVIII, người ta không có khái niệm văn học nghệ thuật là gì. Đề tài của văn học nghệ thuật xuất phát từ những lời phê phán thói hư tật xấu, những điểm tối trong xã hội tư sản tồn tại ở Tây Âu. Lâu dần, những đề tài nhỏ lẻ này dần tạo ra được tầm ảnh hưởng đến công chúng giới tinh hoa. Với bản tính tò mò, hiếu kỳ vốn có của con người, độc giả càng có những yêu cầu cao hơn khi thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật. Họ cần những tác phẩm ít chịu ảnh hưởng kiềm hãm của giáo hội, họ muốn nhìn thấy một vẻ đẹp dung dị, đời thường hơn là một hình ảnh tuyệt mỹ tuyệt đối theo Kinh Thánh. Chính những thôi thúc ấy đã giúp cho văn học nghệ thuật phát triển, tạo tiền đề cho tác giả khám phá những góc khuất trong lòng người.
Trải qua thời kỳ Khai Sáng (Enlightment Era), một câu hỏi khác đã nhen nhóm trong lòng con người lúc bấy giờ:"Ta là ai? Bên trong ta là gì?". Những câu chuyện hời hợt về cuộc sống đã không còn thu hút được độc giả, họ cần những gì đó mới mẻ hơn, hấp dẫn hơn nhằm giải thích cho sự tồn tại của mình. Theo tháp nhu cầu của Maslow, con người sau khi đã đạt được nhu cầu sinh lý, tâm lý, họ sẽ muốn tiến đến nhu cầu giao tế xã hội và thỏa mãn cái tôi bên trong. Đây là lý do vì sao văn học nghệ thuật có xuất phát điểm từ tầng lớp tinh hoa của dân tộc.
Điều gì đã tạo nên con người, tạo nên mối quan hệ xã hội bền chặt? Ai đã trao cho chúng ta danh hiệu động vật bậc cao, vượt lên trên những sinh vật khác? Liệu thức ăn và cuộc sống an toàn có làm ta thỏa mãn? Đó đều là những câu hỏi được đặt ra để lý giải cho sự tồn tại của con người.
Đích đến của văn học nghệ thuật chính là sử dụng những cốt truyện đơn giản giúp người đọc trả lời câu hỏi trên, qua đó họ nhìn thấy cái đẹp trong lòng người, từ đó có cho mình những câu trả lời về sự tồn tại của con người. Qua đó, chúng bộc lộ những phẩm chất đẹp đẽ của con người, giúp họ vượt lên nghịch cảnh của số phận, nhắc nhở họ về sức mạnh của việc gìn giữ những giá trị đạo đức có thể giúp họ thay đổi vận mệnh của mình.
Trước khi cách mạng công nghiệp nổ ra ở Anh vào cuối thế kỷ XVIII, công nghiệp in ấn bị giới hạn khiến văn học nghệ thuật chỉ được phổ biến rộng rãi ở tầng lớp trung thượng lưu, vì vậy các tác phẩm văn học ra đời cùng thời kỳ thường tập trung vào câu chuyện xoay quanh các tầng lớp này. Dưới sự ảnh hưởng của chủ nghĩa Khai Sáng, chủ đề phổ biến trong văn học thời kỳ này vẫn là các câu chuyện về sức mạnh của con người, hướng đến tự do, công bằng và hạnh phúc.
Tại Việt Nam, trong giai đoạn nhà nước tự chủ (từ thế kỷ thứ X đến XIX), chữ viết được phát triển thông qua con đường học hỏi, tiếp nhận từ bảng chữ Hán, rồi đến chữ Nôm, và cuối cùng là chữ Quốc Ngữ. Ở giai đoạn này, văn học viết được dùng để bày tỏ những nỗi niềm lớn lao của tác giả, về tình yêu nước, tinh thần kháng chiến, sự lo nghĩ của người đứng đầu về vận mệnh quốc gia. Cho nên có thể nói, văn học viết ở Việt Nam giai đoạn này được xem là văn học nghệ thuật.
Tong Hop