Bài soạn Lặng lẽ Sa Pa lớp 9

Bài soạn Lặng lẽ Sa Pa lớp 9

S
Sơn Ca
  • Cộng tác viên 31 đến từ Vietnam
Câu 1:

Lặng lẽ Sa Pa có một cốt truyện đơn giản. Chỉ là cuộc hội ngộ giữa bốn người: ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư mới tốt nghiệp, bác lái xe và anh thanh niên phụ trách trạm khí tượng trên núi Yên Sơn. Tác giả không hề cho biết tên của các nhân vật. Qua cuộc hội ngộ của những con người "không có tên" ấy, hiện ra chân dung con người lao động thầm lặng, trên cái nền lặng lẽ thơ mộng của Sa Pa. Câu chuyện về cuộc hội ngộ chỉ diễn ra trong vòng ba mươi phút, người hoạ sĩ chỉ kịp phác thảo bức chân dung của chàng thanh niên, của những con người đang cống hiến tuổi xuân, ngày đêm lặng lẽ làm việc thì đã hiện ra rõ nét. Chân dung ấy hiện ra trước hết qua sự giới thiệu của bác lái xe vui tính, qua sự quan sát, cảm nhận, suy ngẫm nhà nghề của bác hoạ sĩ, qua sự cảm nhận của cô gái trẻ và qua sự tự hoạ của chàng trai.

Câu 2:


Anh thanh niên là nhân vật chính của truyện. Nhân vật này không xuất hiện ở đầu truyện mà chỉ hiện ra trong cuộc gặp gỡ với ông họa sĩ, cô gái trẻ, bác lái xe khi xe của họ dừng lại nghỉ. Nhân vật anh thanh niên hiện ra qua suy nghĩ đánh giá của các nhân vật khác như bác lái xe, ông họa sĩ, cô kỹ sư. Nghĩa là hình ảnh anh thanh niên được soi rọi từ nhiều phía, làm nổi bật những nét đẹp đáng yêu, đáng mến. Anh vượt qua mọi khó khăn gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ. Ta hãy xem hoàn cảnh sống và làm việc của anh : Anh sống một mình trên núi cao hai nghìn sáu trăm mét, quanh năm suốt tháng với cỏ cây muông thú. Công viêc của anh là: "Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động của mặt đất, tham gia vào việc dự báo thời tiết hằng ngày phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu". Chàng trai ấy có những phẩm chất thật đáng quý:

- Anh là một người có suy nghĩ đẹp: Anh có quan niệm đúng đắn về hạnh phúc, về lẽ sống. "Khi ta làm việc ta với công việc là đôi, sao lại gọi là một mình được, huống chi việc của cháu găn liền với bao anh em đồng đội dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy nhưng nếu cất nó đi thì cháu buồn đến chết mất". Chàng trai ấy quan niệm về hạnh phúc với đẹp làm sao! Hạnh phúc là khi anh được "Góp phần phát hiện một đám mây khô giúp không quân ta bắn rơi máy bay Mỹ trên cầu Hàm Rồng". Anh thú nhận "Từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc". Đấy, với anh hạnh phúc là thế, là được cống hiến cho cuộc đời.

- Anh có hành động đẹp: Anh vượt qua khó khăn gian khổ, sống một mình trên đỉnh núi cao trong sự cô đơn tuyệt đối để làm nhiệm vụ một cách tự giác, có kết quả cao. Ta hình dung cảnh "Một giờ sáng", trời mưa tuyết, trong cái im lặng rợn người của Sa Pa "Một mình anh xách đèn đi ra vườn để đo chấn động của vỏ quả đất trên máy, báo về "nhà" góp phần dự báo thời tiết trong ngày". Đây là công việc đòi hỏi phải tỉ mỉ, có tinh thần trách nhiệm cao.

- Anh có lối sống đẹp:

+ Chỉ có một mình trên đỉnh núi cao anh vẫn tổ chức sắp xếp cuộc sống ngăn nắp chủ động. Anh là làm đẹp nơi mình bằng cách trồng hoa. Không chỉ có thế, anh còn nuôi gà, tự học, tự đọc sách ngoài giờ làm việc.

+ Anh sống rất chân thành cởi mở, quan tâm đến mọi người, khao khát được nói chuyện với mọi người, quý trọng tình cảm của người khác. Anh gửi quà cho vợ bác lái xe như một lẽ thường, anh xúc động khi có khách lên thăm. Con người ấy cũng luôn khiêm tốn và thành thực, lúc nào anh cũng cảm thấy những đóng góp của mình là nhỏ bé. Vì vậy khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh đã giới thiệu những người khác đáng khâm phục hơn.

Như vậy, dù anh chỉ xuất hiện trong một khoảng khắc ngắn của truyện, ta cũng đã có thể hình dung ra chân dung một nhân vật với những nét đẹp trong suy nghĩ, hành động, tình cảm, cách sống. Anh là người rất tiêu biểu cho tầng lớp thanh niên trong cuộc xây dựng đất nước ở nơi khó khăn gian khổ.


Câu 3:

Người đọc có thể dễ dàng nhận thấy trong Lặng lẽ Sa Pa, nhân vật hầu như chỉ lặng lẽ nghe và suy ngẫm. Đó là người hoạ sĩ. Trước chàng trai trẻ trung yêu đời, hiểu và yêu công việc thầm lặng của mình, người hoạ sĩ nhận ra rằng Sa Pa, cái tên mà chỉ nghe đến "người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi", có những con người làm việc và lo nghĩ cho đất nước. Thoạt đầu, đáp lại lời bác lái xe, người hoạ sĩ nói: "Thích chứ, thích lắm. Thế nào tôi cũng về ở hẳn đấy. Tôi đã định thế. Nhưng bây giờ chưa phải lúc". Sau khi gặp, được nghe chàng thanh niên nói, được chứng kiến và hiểu cuộc sống của những con người đang làm việc thực sự, cống hiến thực sự, quan niệm của người hoạ sĩ đã thay đổi. Lúc chia tay, người hoạ sĩ già còn chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh và nói: "Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh mấy hôm được chứ?" Đây không chỉ là sự thay đổi trong cái nhìn về Sa Pa mà còn là sự thay đổi trong quan niệm của một nghệ sĩ về cuộc sống, về cái đẹp.

Câu 4:

a.
Chất trữ tình của tác phẩm toát lên từ vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa thơ mộng là "Những rặng đào, những đàn bò lang, cổ có đeo chuông ở các đồng cỏ trong thung lũng". Đó là vẻ đẹp kỳ lạ của "Nắng bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây từ kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng". Đó là cảnh "Mây bị nắng xua, luồn cả và gầm xe". Rồi thì "những bông hoa đơn, thược dược vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong, mọc ngay giữa mùa hè", "nắng mạ bạc con đèo, đốt cháy rừng cây, hừng hực như một bó đuốc lớn…

b. Chất trữ tình toát lên từ vẻ đẹp tâm hồn của những con người trong truyện :

+ Anh thanh niên có suy nghĩ, lối sống, hành động đẹp như thơ.

+ Tâm hồn cô kỹ sư trẻ bừng dậy một tình cảm lớn lao đẹp đẽ khi gặp ánh sáng đẹp đẽ từ cuộc sống, tâm hồn anh thanh niên chiếu rọi. Cả ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái, không phải chỉ vì bó hoa anh thanh niên tặng mà còn vì "Một bó hoa này khác nữa, bó hoa của những háo hức, mơ mộng ngẫu nhiên anh thêm cho cô. Và còn vì một cái gì đó nữa lúc cô chưa kịp nghĩ kỹ".

+ Ông họa sĩ bừng lên khát khao sáng tác, trân trọng xúc động trước anh thanh niên.

c. Tác dụng : Chất trữ tình tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt của tác phẩm làm cho truyện như một bài thơ. Chất thơ bàng bạc tron toàn truyện, từ phong cảnh đẹp đẽ thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao đến hình ảnh những người đang sống, làm việc trong cái lặng lẽ mà không hề cô độc bởi sự gắn bó của họ với cuộc đời, với mọi người, với đất nước. Tạo không khí thân tình cho tác phẩm nâng cao ý nghĩa và vẻ đẹp của sự vật, con người rất bình dị được miêu tả trong truyện, làm chủ đề tư tưởng của truyện được bộc lỗ rõ nét và sâu sắc.

Câu 5:

Truyện Lặng lẽ Sa Pa ca ngợi những con người vô danh, hằng ngày khiêm nhường, lặng lẽ cống hiến hết mình cho Tổ quốc một cách thầm lặng. Trong số những con người đó nổi bật lên hình ảnh anh thanh niên làm công tác khí tượng, tự giác vượt mọi khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ và sống đẹp, đem lại niềm vui cho mọi người.

Luyện tập
Câu hỏi (trang 190 SGK): Cảm nghĩ về một trong hai nhân vật: anh thanh niên, ông họa sĩ.

Nhân vật anh thanh niên:

Anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu, một mình sống trên đỉnh Yên Sơn cao hơn hai nghìn sáu trăm mét, nhưng nỗi cô đơn không làm phai nhạt ở anh tấm lòng yêu sống lạc quan, trái tim nhạy cảm, luôn yêu mến mọi người. Anh còn là con người đầy trách nhiệm và niềm say mê với công việc, sống thầm lặng để cống hiến. Anh là một con người dù vô danh, không ai biết mặt đặt tên, một con người sống cuộc sống bình dị nhưng có tâm hồn, trái tim vô cùng đẹp đẽ, đáng mến.

Ý nghĩa - Giá trị
- Qua đoạn trích, học sinh cảm nhận được từ những nhân vật trong tác phảm, nhất là nhân vật anh thanh niên vẻ đẹp bình dị của những con người lao động cùng ý nghĩa cua những công việc thầm lặng mà họ đang làm.

- Học sinh biết phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, cách dẫn dắt câu chuyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận của tác giả Nguyễn Thành Long.
Nguồn ST
 
Từ khóa Từ khóa
gặp gỡ hoạ sĩ một đám mây khô nhan vat nhiệm vụ phục vụ xuất hiện
882
0
1
Trả lời
Bố cục
- Phần 1 (từ đầu đến "Kìa, anh ta kia"): Anh thanh niên qua lời kể của bác lái xe.

- Phần 2 (tiếp theo đến "không có vật gì như thế"): Cuộc gặp gỡ, trò chuyện giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư và anh thanh niên.
- Phần 3 (đoạn còn lại): Cuộc chia tay giữa ba người
Tóm tắt
Trên một chuyến xe đi Lào Cai có bác lái xe, ông họa sĩ và cô kỹ sư. Qua lời kể của bác lái xe, họ biết được anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn. Anh mời họ lên thăm nhà. Khâm phục trước tinh thần làm việc và sự cống hiến lặng lẽ của anh thanh niên, họa sĩ vẽ chân dung anh. Để không vô lễ, anh ngồi yên cho ông vẽ nhưng từ chối vì nghĩ mình không xứng đáng. Ba mươi phút trôi qua, họ chia tay nhau trong sự lưu luyến. Họa sĩ và cô kỹ sư đi tiếp chặng đường, còn anh thanh niên trở về với công việc thường ngày của mình.

Soạn bài
Câu 1 (trang 189 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
- Cốt truyện truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” là một cốt truyện đơn giản, kể về cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên với nhà họa sĩ và cô kĩ sư nông nghiệp
- Tình huống truyện: Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa anh thanh niên làm công việc khí tượng với người họa sĩ, cô kĩ sư trên đỉnh Yên Sơn
- Tác phẩm là bức chân dung về nhân vật anh thanh niên
Câu 2 (trang 189 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Nhân vật anh thanh niên trong truyện
- Anh là một người có suy nghĩ đẹp: Anh có quan niệm đúng đắn về hạnh phúc, về lẽ sống. "Khi ta làm việc ta với công việc là đôi, sao lại gọi là một mình được, huống chi việc của cháu gắn liền với bao anh em đồng đội dưới kia. Chàng trai ấy quan niệm về hạnh phúc là được cống hiến cho cuộc đời.
- Anh có hành động đẹp: Anh vượt qua khó khăn gian khổ, sống một mình trên đỉnh núi cao trong sự cô đơn tuyệt đối để làm nhiệm vụ một cách tự giác, có kết quả cao

- Anh có lối sống đẹp:
+ Chỉ có một mình trên đỉnh núi cao anh vẫn tổ chức sắp xếp cuộc sống ngăn nắp chủ động, độc lập trong cuộc sống của mình
+ Anh sống rất chân thành cởi mở, quan tâm đến mọi người, khao khát được nói chuyện với mọi người, quý trọng tình cảm của người khác. Anh luôn biết khiêm nhường. Vì vậy khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh đã giới thiệu những người khác đáng khâm phục hơn.
Như vậy, dù anh chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc ngắn của truyện, ta cũng đã có thể hình dung ra chân dung một nhân vật với những nét đẹp trong suy nghĩ, hành động, tình cảm, cách sống. Anh là người rất tiêu biểu cho tầng lớp thanh niên trong cuộc xây dựng đất nước ở nơi khó khăn gian khổ.
Câu 3 (trang 189 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Nhân vật người họa sĩ
- Vừa là nhân vật trong truyện với là điểm nhìn trần thuật của tác giả để thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của tác giả với anh thanh niên
- Là người luôn đi tìm đối tượng nghệ thuật ông đã xúc động, bối rối khi bắt gặp anh thanh niên. Ông muốn ghi lại đôi nét tinh thần về anh thanh niên
- Anh thanh niên đã khơi gợi cho người họa sĩ già những suy tư sâu sắc về nghề nghiệp, về sức mạnh và sự bất lực của nghệ thuật trước cuộc sống, về những khó khăn nhọc nhằn của người nghệ sĩ.
- Sapa không lặng lẽ bởi có biết bao nhiêu con người đang âm thầm say mê làm việc cống hiến cho đất nước
Câu 4 (trang 189 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Chi tiết tạo ra chất trữ tình trong truyện
- Anh thanh niên có suy nghĩ, lối sống, hành động đẹp như thơ.
- Tâm hồn cô kỹ sư trẻ bừng dậy một tình cảm lớn lao đẹp đẽ khi gặp ánh sáng đẹp đẽ từ cuộc sống, tâm hồn anh thanh niên chiếu rọi
- Ông họa sĩ bừng lên khát khao sáng tác, trân trọng xúc động trước anh thanh niên.
- Tác dụng : Chất trữ tình tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt của tác phẩm làm cho truyện như một bài thơ. Tạo không khí thân tình cho tác phẩm nâng cao ý nghĩa và vẻ đẹp của sự vật, con người rất bình dị được miêu tả trong truyện, làm chủ đề tư tưởng của truyện được bộc lộ rõ nét và sâu sắc.
Câu 5 (trang 189 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
Truyện đã khắc họa thành công những con người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên khí tượng thủy văn ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
Luyện tập
Sau khi học xong văn bản Lặng lẽ Sa Pa, nhân vật anh thanh niên đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc khó quên. Trước tiên anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời,yêu nghề ,ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình. Dù cho công việc vất vả, nhưng anh đã có những đóng góp quan trọng cho đất nước hơn nữa người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn.Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường,nhỏ bé so với bao ngừơi khác.Bởi thế anh ngượng ngùng khi ông hoạ sỹ già phác thảo chân dung mình vào cuốn sổ tay. Trong cuộc đời vẫn có những con người thầm lặng, cần mẫn,nhiệt thành như anh thanh niên ấy, khiến cuộc sống này thật đáng trân trọng,thật đáng tin yêu .
Nguồn TH
 

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.