Chủ nghĩa hậu hiện đại là một hiện tượng văn hóa độc đáo xuất hiện ở phương Tây vào khoảng nửa đầu thế kỉ XX, nhanh chóng lan ra khắp thế giới và ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong đó có văn học. Ở Việt Nam, gần đây, thuật ngữ “hậu hiện đại” được nhắc đến ngày càng nhiều, trong sáng tác, hậu hiện đại xuất hiện như một khuynh hướng mà dấu vết của nó xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm thơ, văn, tiểu thuyết...của những nhà thơ nhà văn đương đại. Trong giới hạn bài viết này, sẽ trình bày những đặc tính cơ bản của văn học hhđ qua tác phẩm “Vàng lửa” của Nguyễn Huy Thiệp. Những đặc tính hậu hiện đại xuất hiện trên cả mặt nội dung và hình thức của tác phẩm.
Về mặt nội dung, một tác phẩm văn chương hậu hiện đại trước hết phải chuyên chở “cảm quan hậu hiện đại”. Phùng Gia Thế trong bài trả lời phỏng vấn “Một cái nhìn về thực tiễn văn chương hậu hiện đại Việt Nam” cho rằng: “Nhìn từ hôm nay, tôi cho là, chúng ta đã có một khuynh hướng hậu hiện đại trong văn chương đương đại. Dấu hiệu nổi bật của nó là sự in đậm của “cảm quan hậu hiện đại” trong sáng tác của nhiều nghệ sí và sự xuất hiện ở tần số cao hàng loạt các thủ pháp kĩ thuật, các nguyên tắc cấu trúc văn bản, tổ chức trần thuật, cách cấu trúc hình tượng”....Cảm quan hhđ là một kiểu cảm nhận thế giới như một sự hỗn độn, không có bất cứ tiêu chuẩn giá trị và định hướng ý nghĩa nào, có thể tóm lược chung nhất thuộc tính cảm quan hậu hiện đại là hoài nghi và hỗn độn. Cảm quan này trong “Vàng lửa” của Nguyễn Huy Thiệp rất rõ ràng.
Cảm quan lạc loài, khác với sự lạc loài của tướng Thuấn trong “Tướng về hưu” - sự lạc loài của cái đẹp trước cuộc sống hỗn độn, xô bồ lạnh lẽo của đồng tiền, của lòng người, vị tướng về hưu không thể hòa nhập vòa trong gia đình vào xã hội, cái lạc loài trong “Vàng lửa” là sự lạc loài của một ông vua trước quyền lực, ở trên đỉnh cao quyền lực cũng đồng nghĩa với sự cô độc: “Tôi ngạc nhiên hỏi vì sao nhà vua (vốn xuất thân là một võ tướng) lại chịu được sự nhục mạ ấy. Ông cười: “Khanh chẳng hiểu gì. Vinh quang nào chẳng xây trên điếm nhục””. Nguyễn Ánh hiện lên dưới ngòi bút Nguyễn Huy Thiệp là một kẻ tàn bạo đã truy sát tất cả những ai phò tá Quang Trung, nhẫn tâm, biết rõ triều đình thiển cận, quốc gia nghèo đói nhưng ông bất lực trước thời đại, chỉ quan tâm bản thân mình. Ông có tài, có tầm nhìn, hiểu nỗi đau khổ, nỗi nhục tiểu của đất nước, nhưng ông “bỡn cợt với tạo hóa, dám mang cả dân tộc ra lường gạt phục vụ cho chính bản thân mình”
Cảm quan hoài nghi các giá trị đang hiện hữu, bản chất cuộc sống phô bày những cái xấu xa, kệch cỡm nhất của nó, con người tha hóa, nghịch dị hay còn gọi là bất tín nhận thức – khủng hoảng niềm tin vào những giá trị trước đó. Nguyễn Huy Thiệp đặt vấn đề lịch sử bằng cách của một người viết tiểu thuyết và tiếp cận lịch sử bằng cái nhìn của một nhà hoài nghi chủ nghĩa. Nó không bắt người đọc phải tin nhưng nó làm người đọc phải nghĩ. Nó gây men nghi ngờ hiện thực. Dù là anh hùng. Dù là đế vương. Nhân vật anh hùng của Nguyễn Huy Thiệp đòi hỏi người ta phải xem lại cách nhận thức lịch sử, nhận thức cuộc đời. Người tốt có phải không bao giờ xấu? Và người bị gọi là xấu có phải không biết lòng tốt là gì? Anh hùng có phải luôn luôn chói lọi ánh hào quang? Hay cũng chỉ là “suốt đời thỏa hiệp”, không bao giờ dám bước qua lằn ranh bổn phận, nghĩa vụ, cương tỏa, cũng chỉ là một bi kịch lớn, bi kich phải làm một anh hùng?” Mỗi trang văn của Nguyễn Huy Thiệp động chạm đến hàng loạt vấn đề của đời sống, khơi gợi lên hàng loạt những câu hỏi về cá nhân, về cuộc đời, về con người… Nó bắt người đọc nghi ngờ cả chính mình, những nhận thức mà mình đã được cộng đồng xây dựng.
Từ cảm quan hậu hiện đại đã dẫn đến cách nhìn mới về con người và hiện thực cuộc sống. Hiện thực phân tán, phi trọng tâm, các sự kiện tạo ra không nhằm kể lại câu chuyện mà để thể hiện quan điểm của người viết, tạo cơ hội cho người đọc suy nghĩ về các vấn đề mà tác giả nêu ra. Tên truyện là “Vàng lửa”, song qua lượt dẫn chuyện, lời kể của Phăng về vua Gia Long, về Nguyễn Du và văn hóa Việt Nam trong quan hệ với văn hóa Trung Hoa mới đến phần nội dung chính, và phần nội dung này chiếm thời lượng cũng không nhiều, kể về câu chuyện đi đào vàng của nhóm người Châu Âu, và cuối cùng là ba cái kết.
Đối với hậu hiện đại, mọi sự thật vĩnh hằng sẽ biến mất, thay vào đó là những biển hiện của những hiện tượng không bản chất, để chống lại các “siêu văn bản”, “siêu tự sự”. HHĐ coi trọng vai trò của các cá nhân, các nhóm, coi trọng các lý thuyết nhỏ, những “tiểu văn bản”. Chính vì điều này, chúng ta dễ dàng bắt gặp sự phá vỡ các cấu trúc lớn, phân mảnh văn bản, “lật đổ đại tự sự”. “Vàng lửa” “lật đổ” Nguyễn Ánh, Nguyễn Du, thậm chí là cả tư tưởng phương Đông của Nho học đã tồn tại hàng nghìn năm. Gia Long là một hình tượng đặc trưng của giới chính trị gia, những người có tiềm năng nhưng mục đích tồn tại của họ là cho chính bản thân, chứ không phải cho đất nước, cho dân tộc dù họ luôn miệng tự xưng là cuộc chiến ấy vì dân, vì nước. Nguyễn Du, con người tài hoa của dân tộc, một người luôn cất tiếng thơ than thở cho những kiếp người bé nhỏ, đa đoan, nay lại nhìn nhận bởi bề ngoài bé nhỏ, khuôn mặt nhàu nát, không hiểu chuyện chính trị, chỉ giữ cái tình cảm nhỏ vặt không giúp được ai. Nền văn minh Trung Hoa vừa vĩ đại lại vừa bỉ ổi, tàn nhẫn. Học vấn không giúp cải tạo giống nòi, tư tưởng Nho học cũng chỉ là hủ lậu, vứt đi...Triều đại nhà Nguyễn dưới thời Nguyễn Ánh là “triều đại tệ hại...chỉ để lại nhiều lăng”. Câu cuối của tác phẩm như một lời châm biếm, giễu cợt, có cảm tưởng như Nguyễn Huy Thiệp còn ám chỉ châm biếm cả lăng Hồ chủ tịch. Ta không bàn đến quan niệm đúng sai của Nguyễn Huy Thiệp, mà chỉ bàn đến sự “lật đổ” những đại tự sự trong tác phẩm của ông. Nguyễn Huy Thiệp gần như đã “ngụy tạo lịch sử”, không phải là viết lại lịch sử mà chỉ nhìn lich sử ở một góc độ khác, qua đó thể hiện quan điểm của ông đối với lịch sử và với những con người, tư tưởng “vĩ đại” một thời của dân tộc. Đúng như lời của Greg Dening nói: Lịch sử không phải quá khứ: đấy là ý thức về quá khứ được sử dụng cho những mục đích hiện tại. Nguyễn Huy Thiệp đã đặt ra “vấn đề “quyền” viết ra lịch sử của những quan điểm quyết định luận chiếm giữ vị trí trung tâm trong bất cứ thời kỳ lịch sử nào.
Ở phương thức biểu hiện, ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại trong “Vàng lửa” của Nguyễn Huy Thiệp ở những mặt sau:
Trước hết, trong cấu trúc văn bản: văn học hậu hiện đại đặc biệt yêu thích lối trần thuật phá vỡ trật tự thời gian. Câu chuyện được kể trong tác phẩm không theo trật tự thời gian, không theo một trình tự sự kiện, từ chuyện bức thư ông Quách Ngọc Minh, sang hồi lí của Phăng, chuyện đi đào vàng...đó đều là các câu chuyện rời rạc và có thể đảo lộn lại một cách khéo léo, ý đồ của tác phẩm vẫn như vậy và người đọc cũng không cảm thấy khó hiểu.
Điểm quan trọng của một tác phẩm hhđ đó là Đa dạng điểm nhìn và dịch chuyển điểm nhìn: Trong truyện ngắn “Vàng lửa”, sự đa dạng và dịch chuyển điểm nhìn rất rõ nét. Có ít nhất 4 điểm nhìn của người kể chuyện giấu mặt, của vua Gia Long, của Phrăng xoa Pơriê và người Bồ Đào Nha trong đoàn đào vàng. Đầu tác phẩm mở đầu bằng bức thư để nối tiếp từ truyện ngắn “Kiếm sắc” và người kể chuyện ngôi thứ ba. Sự chuyển dịch sang ngôi thứ nhất “tôi” từ điểm nhìn của Phăng được vắt hết sức tự nhiên: “Phăng kể: Nhà vua cưỡi ngựa, lưng rất thẳng. ở giữa thiên nhiên, trông ông rạng rỡ mất đi vẻ đăm chiêu cau có hàng ngày”. Hắn là kẻ thân cận với nhà vua, do vậy cũng là kẻ khai thác được thông tin tiếp cận với Gia Long, đồng thời bày tỏ quan điểm về nhà vua, về Nguyễn Du, đánh giá sứ mạng của hai người này với chính trị, với dân tộc: Nhà vua biết xót thân, Nguyễn Du không biết xót thân; Nhà vua hiểu nỗi đau khổ lớn của dân tộc, Nguyễn Du hiểu nỗi đau khổ của những thân phận bé nhỏ; .. Cách Phăng viết về Gia Long, thoáng nhìn có vẻ như chứa đựng sự cảm phục. Nhưng nhìn sâu hơn sẽ thấy không hoàn toàn như vậy: Ông biết ông đã già, với bọn cung tần mỹ nữ trẻ đẹp ông bất lực. Ông biết rõ cái triều đình thiển cận do ông dựng lên, biết rõ quốc gia mình nghèo đói […] Ông hiểu bản chất đời sống cộng sinh. Số phận ngẫu nhiên giao cho ông đứng trên đỉnh cao nhất, ông không dám phá vỡ bất cứ quan hệ nào làm hại đời sống cộng sinh đó, bởi phá vỡ nó, nghĩa là ngai vàng không còn đứng vững.” Trong mắt Phăng, Gia Long thực chất chỉ là một nạn nhân của lịch sử và của chính mình. Bi kịch là ở chỗ Gia Long hoàn toàn ý thức được điều đó và chấp nhận nó để đổi lấy ngai vàng. Gia Long là một ông vua đóng trò và hoàn toàn nhận thức được việc đóng trò đầy nhục nhã đó, Nguyễn Du mang một trái tim vĩ đại và trái tim ấy chẳng có ích lợi gì cho bản thân Phăng. Còn đối với vua Gia Long, nhìn nhận về Nguyễn Du, chỉ là một con người giống như bao thần dân của ông “Trẫm có biết người ấy. Cha nó là Nguyễn Nghiễm. Anh nó là Nguyễn Khản” và tuyệt đối không có ấn tượng hay suy nghĩ gì thêm cũng như ông ta không để ý đến lời của Phăng. Điểm nhìn tiếp tục dịch chuyển sang lời của người Bồ Đào Nha để nhìn nhận về chuyến đào vàng cũng như nhân vật Phrăngxoa Pơrie: “Phrăngxoa Pơriê nói tiếng Việt rất tồi. Y giơ cao tấm thẻ tín bài của vua Gia Long nhưng vô hiệu. Đáng lẽ chúng tôi phải rút ngay nhưng Phơrăngxoa Pơriê không kìm chế được. Y nổ súng”, nhân vật Phăng được đánh giá là một người nóng vội, không quan tâm đến tính mạng người khác, vô tình, nói tiếng Việt tồi và tham tiền “Vàng đã làm cho y lóa mắt và mụ mị đi”...và cuối cùng trở về với điểm nhìn của người trần thuật. Nhân vật này nhìn nhận, kể, đánh giá về nhân vật kia, điểm nhìn dịch chuyển liên tục khiến người đọc có cái nhìn nhiều chiều, không bị chi phối bởi riêng nhân vật nào.
Phân mảnh cấu trúc cùng với đó là kết thúc mở và người kể chuyện không đáng tin cậy: Cốt truyện bị phân mảnh cùng với đa điểm nhìn và ba kết thúc. Ta có thể chia tác phẩm thành bốn phần: Phần một, dẫn chuyện thuật lại việc người kể chuyện ở ngôi thứ nhất đã có được các “tư liệu cổ” ra sao. Phần hai, phần chiếm một dung lượng khá lớn trong truyện, bao gồm các trích đoạn bút ký của Phăng. Tuy nhiên phải tới phần ba, phần bút kí người Bồ Đào Nha, hành động thực tế của truyện và chủ đề Vàng lửa mới bắt đầu được triển khai. Phần bốn, phần kết thúc với ba đoạn kết giả định của người kể chuyện ở ngôi thứ nhất, nói theo một khái niệm thông dụng chính là sự “mở nút” của toàn bộ hành động truyện. Điều này làm cho kết cấu truyện tưởng như rời rạc, lỏng lẻo, nhưng kỳ thực lại kết dính với nhau ở mạch ngầm tư tưởng sâu sắc. Đồng thời, lối xây dựng cốt truyện, kết cấu như vậy chính là một cách để tạo không khí “hoài nghi” cho bạn đọc. Kết thúc Vàng lửa, nhà văn xưng tôi “hiến bạn đọc ba đoạn kết cho câu chuyện này để bạn đọc tùy ý lựa chọn”. Đây không phải là một kiểu kết thúc truyện mới mẻ – khá nhiều tác giả đã sử dụng kiểu kết thúc này để tạo độ mở cho câu chuyện, xóa bỏ tiếng nói quyết định của tác giả và lôi kéo người đọc tham gia vào câu chuyện như một nhân tố tích cực. Và từ cái kết như vậy, người ta nhận ra người kể chuyện không đáng tin, không biết rõ câu chuyện cũng như kết thúc: “Tôi, người viết chuyện này đã cất công đi tìm các thư tịch cổ và hỏí han nhiều bậc bô lão. Không có tài liệu gì và cũng không ai biết gì về thung lũng Quạ hoặc chuyện của những người châu âu thời vua Gia Long. Mọi cố gắng của tôi trong nhiều năm nay vô hiệu”. Với lối kể chuyện không áp đặt, người kể chuyện ở đâu cũng có vị trí ngang bằng, thậm chí thấp kém hơn người đọc, đưa ra một số câu chuyện “như tôi biết”, đối khi công khai sự nhầm lẫn của mình. Điểm nhìn trong các câu chuyện này thường là điểm nhìn bên ngoài, người kể chuyện chỉ như một người quan sát và thuật lại, không đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật, nếu người đọc muốn biết thì hãy tự hỏi và tự trả lời. Người dẫn chuyện, xưng “tôi”, nhưng không tham gia vào chuyện, mà chỉ nhảy ra sân khấu để thuyết minh, thức tỉnh, gây hiệu quả “giãn cách” và dẫn dụ bạn đọc, vừa khiến họ tin hơn vào câu chuyện được kể, vừa chống sự mê hoặc. (Chữ dùng của Phùng Gia Thế)
Đọc Vàng lửa, dễ nhận thấy sự gia tăng tính đối thoại, đa thanh trong tác phẩm. Nguyễn Huy Thiệp tạo ra một cuộc chơi ở đó tất cả đều bình đẳng với nhau. Nhà văn đứng ngang hàng với nhân vật. Thiệp với tư cách nhà văn đã hoàn toàn mất thực quyền trong tác phẩm, lời kể dửng dưng không có bình luận hay cảm xúc của người viết. Ngôn ngữ được gia tăng hàm lượng ngôn ngữ đời thường, không hoa mĩ: “Thói hủ nho và thủ dâm chính trị sẽ không bao giờ tạo được những quan hệ trong sáng, lành mạnh. Sẽ đến lúc nền chính trị thế giới giống như món nộm suồng sã, khái niệm thanh khiết ở đấy vô nghĩa”. Cùng với đó là những câu văn ngắn, những triết lí được đưa vào hết sức tự nhiên, những so sánh hình tượng, như văn hóa Việt Nam giống như cô gái đồng trinh bị cưỡng hiếp...Nguyễn Huy Thiệp không đặt ra vấn đề thiện – ác, tốt – xấu.... chỉ có vấn đề sự thực phát ngôn thành lời mà không cần ngụy trang. Thông điệp ở phía sau mỗi con chữ, nhà văn đặt ra vấn đề, đòi hỏi bạn đọc tự giải mã, tự chiêm nghiệm, nhà văn sẵn sàng đối thoại với người đọc .
Qua việc chỉ ra các dấu hiệu hậu hiện đại trong “Vàng lửa” của Nguyễn Huy Thiệp, các đặc tính của hậu hiện đại hiện lên rõ ràng như: cảm quan lạc lõng, cô đơn, hoài nghi, cấu trúc phân mảnh, đa thanh, điểm nhìn đa dạng, dịch chuyển điểm nhìn...Ở mỗi tác phẩm thì những đặc tính này hiện lên với những biểu hiện khác nhau, mức độ đậm nhạt khác nhau.
Chủ nghĩa hậu hiện đại đã và đang có ảnh hưởng lớn mạnh trên thế giới và sâu rộng ở nhiều lĩnh vực. Bài viết đã chứng minh sự ảnh hưởng của nó đến lĩnh vực văn học ở Việt Nam nói chung và ở tác phẩm Vàng lửa nói riêng. Sự ảnh hưởng đó rõ ràng, đã mang lại những quan điểm mới mẻ, nhiều tác phẩm đặc sắc trong văn học.
Về mặt nội dung, một tác phẩm văn chương hậu hiện đại trước hết phải chuyên chở “cảm quan hậu hiện đại”. Phùng Gia Thế trong bài trả lời phỏng vấn “Một cái nhìn về thực tiễn văn chương hậu hiện đại Việt Nam” cho rằng: “Nhìn từ hôm nay, tôi cho là, chúng ta đã có một khuynh hướng hậu hiện đại trong văn chương đương đại. Dấu hiệu nổi bật của nó là sự in đậm của “cảm quan hậu hiện đại” trong sáng tác của nhiều nghệ sí và sự xuất hiện ở tần số cao hàng loạt các thủ pháp kĩ thuật, các nguyên tắc cấu trúc văn bản, tổ chức trần thuật, cách cấu trúc hình tượng”....Cảm quan hhđ là một kiểu cảm nhận thế giới như một sự hỗn độn, không có bất cứ tiêu chuẩn giá trị và định hướng ý nghĩa nào, có thể tóm lược chung nhất thuộc tính cảm quan hậu hiện đại là hoài nghi và hỗn độn. Cảm quan này trong “Vàng lửa” của Nguyễn Huy Thiệp rất rõ ràng.
Cảm quan lạc loài, khác với sự lạc loài của tướng Thuấn trong “Tướng về hưu” - sự lạc loài của cái đẹp trước cuộc sống hỗn độn, xô bồ lạnh lẽo của đồng tiền, của lòng người, vị tướng về hưu không thể hòa nhập vòa trong gia đình vào xã hội, cái lạc loài trong “Vàng lửa” là sự lạc loài của một ông vua trước quyền lực, ở trên đỉnh cao quyền lực cũng đồng nghĩa với sự cô độc: “Tôi ngạc nhiên hỏi vì sao nhà vua (vốn xuất thân là một võ tướng) lại chịu được sự nhục mạ ấy. Ông cười: “Khanh chẳng hiểu gì. Vinh quang nào chẳng xây trên điếm nhục””. Nguyễn Ánh hiện lên dưới ngòi bút Nguyễn Huy Thiệp là một kẻ tàn bạo đã truy sát tất cả những ai phò tá Quang Trung, nhẫn tâm, biết rõ triều đình thiển cận, quốc gia nghèo đói nhưng ông bất lực trước thời đại, chỉ quan tâm bản thân mình. Ông có tài, có tầm nhìn, hiểu nỗi đau khổ, nỗi nhục tiểu của đất nước, nhưng ông “bỡn cợt với tạo hóa, dám mang cả dân tộc ra lường gạt phục vụ cho chính bản thân mình”
Cảm quan hoài nghi các giá trị đang hiện hữu, bản chất cuộc sống phô bày những cái xấu xa, kệch cỡm nhất của nó, con người tha hóa, nghịch dị hay còn gọi là bất tín nhận thức – khủng hoảng niềm tin vào những giá trị trước đó. Nguyễn Huy Thiệp đặt vấn đề lịch sử bằng cách của một người viết tiểu thuyết và tiếp cận lịch sử bằng cái nhìn của một nhà hoài nghi chủ nghĩa. Nó không bắt người đọc phải tin nhưng nó làm người đọc phải nghĩ. Nó gây men nghi ngờ hiện thực. Dù là anh hùng. Dù là đế vương. Nhân vật anh hùng của Nguyễn Huy Thiệp đòi hỏi người ta phải xem lại cách nhận thức lịch sử, nhận thức cuộc đời. Người tốt có phải không bao giờ xấu? Và người bị gọi là xấu có phải không biết lòng tốt là gì? Anh hùng có phải luôn luôn chói lọi ánh hào quang? Hay cũng chỉ là “suốt đời thỏa hiệp”, không bao giờ dám bước qua lằn ranh bổn phận, nghĩa vụ, cương tỏa, cũng chỉ là một bi kịch lớn, bi kich phải làm một anh hùng?” Mỗi trang văn của Nguyễn Huy Thiệp động chạm đến hàng loạt vấn đề của đời sống, khơi gợi lên hàng loạt những câu hỏi về cá nhân, về cuộc đời, về con người… Nó bắt người đọc nghi ngờ cả chính mình, những nhận thức mà mình đã được cộng đồng xây dựng.
Từ cảm quan hậu hiện đại đã dẫn đến cách nhìn mới về con người và hiện thực cuộc sống. Hiện thực phân tán, phi trọng tâm, các sự kiện tạo ra không nhằm kể lại câu chuyện mà để thể hiện quan điểm của người viết, tạo cơ hội cho người đọc suy nghĩ về các vấn đề mà tác giả nêu ra. Tên truyện là “Vàng lửa”, song qua lượt dẫn chuyện, lời kể của Phăng về vua Gia Long, về Nguyễn Du và văn hóa Việt Nam trong quan hệ với văn hóa Trung Hoa mới đến phần nội dung chính, và phần nội dung này chiếm thời lượng cũng không nhiều, kể về câu chuyện đi đào vàng của nhóm người Châu Âu, và cuối cùng là ba cái kết.
Đối với hậu hiện đại, mọi sự thật vĩnh hằng sẽ biến mất, thay vào đó là những biển hiện của những hiện tượng không bản chất, để chống lại các “siêu văn bản”, “siêu tự sự”. HHĐ coi trọng vai trò của các cá nhân, các nhóm, coi trọng các lý thuyết nhỏ, những “tiểu văn bản”. Chính vì điều này, chúng ta dễ dàng bắt gặp sự phá vỡ các cấu trúc lớn, phân mảnh văn bản, “lật đổ đại tự sự”. “Vàng lửa” “lật đổ” Nguyễn Ánh, Nguyễn Du, thậm chí là cả tư tưởng phương Đông của Nho học đã tồn tại hàng nghìn năm. Gia Long là một hình tượng đặc trưng của giới chính trị gia, những người có tiềm năng nhưng mục đích tồn tại của họ là cho chính bản thân, chứ không phải cho đất nước, cho dân tộc dù họ luôn miệng tự xưng là cuộc chiến ấy vì dân, vì nước. Nguyễn Du, con người tài hoa của dân tộc, một người luôn cất tiếng thơ than thở cho những kiếp người bé nhỏ, đa đoan, nay lại nhìn nhận bởi bề ngoài bé nhỏ, khuôn mặt nhàu nát, không hiểu chuyện chính trị, chỉ giữ cái tình cảm nhỏ vặt không giúp được ai. Nền văn minh Trung Hoa vừa vĩ đại lại vừa bỉ ổi, tàn nhẫn. Học vấn không giúp cải tạo giống nòi, tư tưởng Nho học cũng chỉ là hủ lậu, vứt đi...Triều đại nhà Nguyễn dưới thời Nguyễn Ánh là “triều đại tệ hại...chỉ để lại nhiều lăng”. Câu cuối của tác phẩm như một lời châm biếm, giễu cợt, có cảm tưởng như Nguyễn Huy Thiệp còn ám chỉ châm biếm cả lăng Hồ chủ tịch. Ta không bàn đến quan niệm đúng sai của Nguyễn Huy Thiệp, mà chỉ bàn đến sự “lật đổ” những đại tự sự trong tác phẩm của ông. Nguyễn Huy Thiệp gần như đã “ngụy tạo lịch sử”, không phải là viết lại lịch sử mà chỉ nhìn lich sử ở một góc độ khác, qua đó thể hiện quan điểm của ông đối với lịch sử và với những con người, tư tưởng “vĩ đại” một thời của dân tộc. Đúng như lời của Greg Dening nói: Lịch sử không phải quá khứ: đấy là ý thức về quá khứ được sử dụng cho những mục đích hiện tại. Nguyễn Huy Thiệp đã đặt ra “vấn đề “quyền” viết ra lịch sử của những quan điểm quyết định luận chiếm giữ vị trí trung tâm trong bất cứ thời kỳ lịch sử nào.
Ở phương thức biểu hiện, ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại trong “Vàng lửa” của Nguyễn Huy Thiệp ở những mặt sau:
Trước hết, trong cấu trúc văn bản: văn học hậu hiện đại đặc biệt yêu thích lối trần thuật phá vỡ trật tự thời gian. Câu chuyện được kể trong tác phẩm không theo trật tự thời gian, không theo một trình tự sự kiện, từ chuyện bức thư ông Quách Ngọc Minh, sang hồi lí của Phăng, chuyện đi đào vàng...đó đều là các câu chuyện rời rạc và có thể đảo lộn lại một cách khéo léo, ý đồ của tác phẩm vẫn như vậy và người đọc cũng không cảm thấy khó hiểu.
Điểm quan trọng của một tác phẩm hhđ đó là Đa dạng điểm nhìn và dịch chuyển điểm nhìn: Trong truyện ngắn “Vàng lửa”, sự đa dạng và dịch chuyển điểm nhìn rất rõ nét. Có ít nhất 4 điểm nhìn của người kể chuyện giấu mặt, của vua Gia Long, của Phrăng xoa Pơriê và người Bồ Đào Nha trong đoàn đào vàng. Đầu tác phẩm mở đầu bằng bức thư để nối tiếp từ truyện ngắn “Kiếm sắc” và người kể chuyện ngôi thứ ba. Sự chuyển dịch sang ngôi thứ nhất “tôi” từ điểm nhìn của Phăng được vắt hết sức tự nhiên: “Phăng kể: Nhà vua cưỡi ngựa, lưng rất thẳng. ở giữa thiên nhiên, trông ông rạng rỡ mất đi vẻ đăm chiêu cau có hàng ngày”. Hắn là kẻ thân cận với nhà vua, do vậy cũng là kẻ khai thác được thông tin tiếp cận với Gia Long, đồng thời bày tỏ quan điểm về nhà vua, về Nguyễn Du, đánh giá sứ mạng của hai người này với chính trị, với dân tộc: Nhà vua biết xót thân, Nguyễn Du không biết xót thân; Nhà vua hiểu nỗi đau khổ lớn của dân tộc, Nguyễn Du hiểu nỗi đau khổ của những thân phận bé nhỏ; .. Cách Phăng viết về Gia Long, thoáng nhìn có vẻ như chứa đựng sự cảm phục. Nhưng nhìn sâu hơn sẽ thấy không hoàn toàn như vậy: Ông biết ông đã già, với bọn cung tần mỹ nữ trẻ đẹp ông bất lực. Ông biết rõ cái triều đình thiển cận do ông dựng lên, biết rõ quốc gia mình nghèo đói […] Ông hiểu bản chất đời sống cộng sinh. Số phận ngẫu nhiên giao cho ông đứng trên đỉnh cao nhất, ông không dám phá vỡ bất cứ quan hệ nào làm hại đời sống cộng sinh đó, bởi phá vỡ nó, nghĩa là ngai vàng không còn đứng vững.” Trong mắt Phăng, Gia Long thực chất chỉ là một nạn nhân của lịch sử và của chính mình. Bi kịch là ở chỗ Gia Long hoàn toàn ý thức được điều đó và chấp nhận nó để đổi lấy ngai vàng. Gia Long là một ông vua đóng trò và hoàn toàn nhận thức được việc đóng trò đầy nhục nhã đó, Nguyễn Du mang một trái tim vĩ đại và trái tim ấy chẳng có ích lợi gì cho bản thân Phăng. Còn đối với vua Gia Long, nhìn nhận về Nguyễn Du, chỉ là một con người giống như bao thần dân của ông “Trẫm có biết người ấy. Cha nó là Nguyễn Nghiễm. Anh nó là Nguyễn Khản” và tuyệt đối không có ấn tượng hay suy nghĩ gì thêm cũng như ông ta không để ý đến lời của Phăng. Điểm nhìn tiếp tục dịch chuyển sang lời của người Bồ Đào Nha để nhìn nhận về chuyến đào vàng cũng như nhân vật Phrăngxoa Pơrie: “Phrăngxoa Pơriê nói tiếng Việt rất tồi. Y giơ cao tấm thẻ tín bài của vua Gia Long nhưng vô hiệu. Đáng lẽ chúng tôi phải rút ngay nhưng Phơrăngxoa Pơriê không kìm chế được. Y nổ súng”, nhân vật Phăng được đánh giá là một người nóng vội, không quan tâm đến tính mạng người khác, vô tình, nói tiếng Việt tồi và tham tiền “Vàng đã làm cho y lóa mắt và mụ mị đi”...và cuối cùng trở về với điểm nhìn của người trần thuật. Nhân vật này nhìn nhận, kể, đánh giá về nhân vật kia, điểm nhìn dịch chuyển liên tục khiến người đọc có cái nhìn nhiều chiều, không bị chi phối bởi riêng nhân vật nào.
Phân mảnh cấu trúc cùng với đó là kết thúc mở và người kể chuyện không đáng tin cậy: Cốt truyện bị phân mảnh cùng với đa điểm nhìn và ba kết thúc. Ta có thể chia tác phẩm thành bốn phần: Phần một, dẫn chuyện thuật lại việc người kể chuyện ở ngôi thứ nhất đã có được các “tư liệu cổ” ra sao. Phần hai, phần chiếm một dung lượng khá lớn trong truyện, bao gồm các trích đoạn bút ký của Phăng. Tuy nhiên phải tới phần ba, phần bút kí người Bồ Đào Nha, hành động thực tế của truyện và chủ đề Vàng lửa mới bắt đầu được triển khai. Phần bốn, phần kết thúc với ba đoạn kết giả định của người kể chuyện ở ngôi thứ nhất, nói theo một khái niệm thông dụng chính là sự “mở nút” của toàn bộ hành động truyện. Điều này làm cho kết cấu truyện tưởng như rời rạc, lỏng lẻo, nhưng kỳ thực lại kết dính với nhau ở mạch ngầm tư tưởng sâu sắc. Đồng thời, lối xây dựng cốt truyện, kết cấu như vậy chính là một cách để tạo không khí “hoài nghi” cho bạn đọc. Kết thúc Vàng lửa, nhà văn xưng tôi “hiến bạn đọc ba đoạn kết cho câu chuyện này để bạn đọc tùy ý lựa chọn”. Đây không phải là một kiểu kết thúc truyện mới mẻ – khá nhiều tác giả đã sử dụng kiểu kết thúc này để tạo độ mở cho câu chuyện, xóa bỏ tiếng nói quyết định của tác giả và lôi kéo người đọc tham gia vào câu chuyện như một nhân tố tích cực. Và từ cái kết như vậy, người ta nhận ra người kể chuyện không đáng tin, không biết rõ câu chuyện cũng như kết thúc: “Tôi, người viết chuyện này đã cất công đi tìm các thư tịch cổ và hỏí han nhiều bậc bô lão. Không có tài liệu gì và cũng không ai biết gì về thung lũng Quạ hoặc chuyện của những người châu âu thời vua Gia Long. Mọi cố gắng của tôi trong nhiều năm nay vô hiệu”. Với lối kể chuyện không áp đặt, người kể chuyện ở đâu cũng có vị trí ngang bằng, thậm chí thấp kém hơn người đọc, đưa ra một số câu chuyện “như tôi biết”, đối khi công khai sự nhầm lẫn của mình. Điểm nhìn trong các câu chuyện này thường là điểm nhìn bên ngoài, người kể chuyện chỉ như một người quan sát và thuật lại, không đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật, nếu người đọc muốn biết thì hãy tự hỏi và tự trả lời. Người dẫn chuyện, xưng “tôi”, nhưng không tham gia vào chuyện, mà chỉ nhảy ra sân khấu để thuyết minh, thức tỉnh, gây hiệu quả “giãn cách” và dẫn dụ bạn đọc, vừa khiến họ tin hơn vào câu chuyện được kể, vừa chống sự mê hoặc. (Chữ dùng của Phùng Gia Thế)
Đọc Vàng lửa, dễ nhận thấy sự gia tăng tính đối thoại, đa thanh trong tác phẩm. Nguyễn Huy Thiệp tạo ra một cuộc chơi ở đó tất cả đều bình đẳng với nhau. Nhà văn đứng ngang hàng với nhân vật. Thiệp với tư cách nhà văn đã hoàn toàn mất thực quyền trong tác phẩm, lời kể dửng dưng không có bình luận hay cảm xúc của người viết. Ngôn ngữ được gia tăng hàm lượng ngôn ngữ đời thường, không hoa mĩ: “Thói hủ nho và thủ dâm chính trị sẽ không bao giờ tạo được những quan hệ trong sáng, lành mạnh. Sẽ đến lúc nền chính trị thế giới giống như món nộm suồng sã, khái niệm thanh khiết ở đấy vô nghĩa”. Cùng với đó là những câu văn ngắn, những triết lí được đưa vào hết sức tự nhiên, những so sánh hình tượng, như văn hóa Việt Nam giống như cô gái đồng trinh bị cưỡng hiếp...Nguyễn Huy Thiệp không đặt ra vấn đề thiện – ác, tốt – xấu.... chỉ có vấn đề sự thực phát ngôn thành lời mà không cần ngụy trang. Thông điệp ở phía sau mỗi con chữ, nhà văn đặt ra vấn đề, đòi hỏi bạn đọc tự giải mã, tự chiêm nghiệm, nhà văn sẵn sàng đối thoại với người đọc .
Qua việc chỉ ra các dấu hiệu hậu hiện đại trong “Vàng lửa” của Nguyễn Huy Thiệp, các đặc tính của hậu hiện đại hiện lên rõ ràng như: cảm quan lạc lõng, cô đơn, hoài nghi, cấu trúc phân mảnh, đa thanh, điểm nhìn đa dạng, dịch chuyển điểm nhìn...Ở mỗi tác phẩm thì những đặc tính này hiện lên với những biểu hiện khác nhau, mức độ đậm nhạt khác nhau.
Chủ nghĩa hậu hiện đại đã và đang có ảnh hưởng lớn mạnh trên thế giới và sâu rộng ở nhiều lĩnh vực. Bài viết đã chứng minh sự ảnh hưởng của nó đến lĩnh vực văn học ở Việt Nam nói chung và ở tác phẩm Vàng lửa nói riêng. Sự ảnh hưởng đó rõ ràng, đã mang lại những quan điểm mới mẻ, nhiều tác phẩm đặc sắc trong văn học.