Từng cái cốc cốc gõ cửa trái tim vang lên, mùa hạ ghé thăm, xách bên mình chiếc giỏ đan từ những mảnh hồn yểu điệu. Ta chầm chậm thảng bên tai, thanh âm của bước nhảy chuyển mùa nhịp nhàng. Phải hay không, những kẻ nhạy lòng cũng đã cảm nhận những vọng vang ấy mà dội ngược thành thơ? Ta thiên đi khắp chân trời góc bể, tìm kiếm linh hồn của những kiếp người đậm sâu. Rồi bất chợt, tựa cái nháy mắt làm thân của họ, lòng ta ngỡ ngàng cảm xuyến chênh chao! Nếu còn ngờ vực, bạn hãy thử chạm mặt với những vần thơ nghi ngút hồn hè này xem:
“Hoa sấu rủ hè về
Nắng chen nhau nhún nhảy
Nước cựa mình, cá quẫy
Sóng choàng ôm ấp hồ.”
Mỗi người có những cái linh động riêng, bởi thế, đôi khi cảm nhận tôi có bạn có thể chêm thêm vài điều khác nữa. Dẫu vậy, những tiếng thơ vẫn mãi ấm đượm tình cảm chân chất và huyền nhiệm như một phép tiên kì diệu.
Quay lại với những câu thơ bạn nãy. Ấy là tôi trích ra từ bài Mùa hè từ đâu tới của Quang Nhật. Tôi đọc đi đọc lại nhiều lần, cốt cũng chỉ để hiểu thêm về tầng nghĩa sâu xa hàm ẩn. Ngỡ sự lặp lại có thể mang tới cảm giác chán chường nhưng thực chất, càng ngẫm càng thấy hay ho và đậm đà. Bạn biết vị của cà phê không? Chúng hệt như thế - thoạt đầu thì đăng đắng nhưng để lâu sẽ phải mê muội bởi vị nồng nàn.
Nhiều người nghĩ, làm thơ dễ mà, chỉ đơn thuần là những câu chữ có vần ấy thôi. Vâng, làm thơ dễ nhưng làm thơ hay thì lại khó hơn nhiều. Đặc biệt là những hướng thơ nghiên về thiên nhiên. Bởi, đó là một đề tài rộng rãi, những tín đồ của thi ca hiểu rõ hơn hết. Nhiều thi gia dùng cảnh tả tình, đều phải ẩn mình “dưới gốc đa già, trong vũng bóng” mới có thể cảm hết thảy tiếng ”ve ve rung cánh ruồi say nắng” lẫn “những tiếng thở dài” của “gà gáy trong thôn” (Bàng Bá Lân). Nay, kí thác vào cuộc tình mùa hạ thêm tiếng yêu thương, Quang Nhật viết nên nhiều lời thi bay bổng:
“Chợt vỡ oà tiếng ve
Vòm trời xanh tán mẹ
Lộc vừng như bầy trẻ
Đu gió cười hả hê.”
Mấy thứ đặc trưng riêng lẻ của mùa hè thì ai cũng biết, cũng thấy, thêm vào thơ đôi khi lại đâm ra tẻ nhạt. Ví như “tiếng ve”. Nhưng trong Quang Nhật là cái “chợt vỡ oà” như tiếng khóc trào dâng bị chất chồng lưu niên nay cất lên thổn thức; còn với Ngũ Ánh Tuyên thì lại “gọi mùa văng vẳng” tựa bân khuân, nhớ nhung. Hay, cũng gợi nhắc về những tia nắng, nhưng mỗi người mỗi cái nhìn. Quang Nhật viết: “Nắng chen nhau nhún nhảy”, trong khi Ngũ Ánh Tuyên lại thấy “hạ đong đưa cùng sợi nắng” – yên ả, hiền hoà chứ đâu tinh nghịch, đáng yêu như ở Mùa hè từ đâu tới. Thế mới thấy “ngươi đời sẽ ngạc nhiên vì không ngờ với một ít cát bụi tầm thường thi nhân lại có thể đúc thành bảo nhiêu châu ngọc.” (Hoài Thanh). Người dùng thủ pháp nhân hoá để thổi hồn cho từ ngữ, người lại dùng chất thơ để hoá động cho ngôn phong của mình. Tất cả đều lượm lặt nhiều chút tình rơi rác, sáng tác nên những trang thi ca đẹp đẽ.
Đọc mấy vần thơ, tự khắc thấy đời vui hẳn:
“Lộc vừng như bầy trẻ
Đu gió cười hả hê.”
Ngay cả “lộc vừng” còn “hả hê” cười khảy thì đời người có bao nhiêu đâu sao không nở nhẹ một “vầng sáng”. Mùa hạ dưới lăng kính Quang Nhật chẳng hiểu sao, nó nhí nhảnh và ngây ngô lắm. Chắc bởi cái tài cái tâm vun vén trong nhiều thì giờ đã tạo tạc nên một pho tượng thơ ngây ngất hồn người. Nhưng đâu chỉ thế, còn nhiều lời tỏ tình, trút xuống nền thơ nữa:
“Túm cỏ lau lơ ngơ
Ngước sau rồi ngó trước
Hè từ đâu đến được?
Cỏ chưa mở lối mà.
Thì ra em lướt qua
Chạm vần thơ tôi viết
Làm trào ra chẳng biết
Hoá thành hè đấy thôi!”
Nếu nhìn ngắm mỗi nhãn tự, ta thoáng nghĩ “kẻ ku li khai thông mạch chữ” này sẽ lí giải cho ta về nguồn gốc của mùa hè. Ấy vậy mà kết lại câu nghi vấn “Mùa hè từ đâu tới” lại là tiếng tình yêu với “em”. Vì em “lướt qua” mà bất ngờ “trào ra” “mùa hè của anh”. Quả thật, “thơ là chuyện đồng điệu”, không đồng điệu sao hoá thành thơ!
“Hồn lặng trong mê, ý dậy phiền.” (Thu Hồng)
Ngũ Ánh Tuyên chơi đùa với câu chữ trông cũng chuyên nghiệp không kém! Anh gạn lọc bụi trần để thu về những tinh hoa thuần túy, khôi nguyên của “tuổi ngọc”:
“Thời áo trắng chia xa từ đây
Cõi lòng này nhắn gửi với trời mây
Ta bồi hôi khắc nỗi nhớ lên cây
Xin tạm biệt những ngày xưa thân ái.”
Chẳng biết dòng “nhắn gửi” khi xưa còn hằn trên đoạn cây năm nào không. Chỉ biết là đi đến đoạn này, “ta đừng nói to, đừng bước nặng, hãy lắng hồn ta lại để đón lấy hồn người”, “chớ làm kinh động chút hồn thơ đang nương mình trong bụi cỏ lời thơ” (Hoài Thanh).
Tôi như “con ong biến trăm hoa thành mật” Phạm Hầu, trong một buổi trưa bình yên ngồi đọc thơ, thấy:
“Có cái gì chuyển thay đây với đó,
Một cái gì lên xuống mãi không thôi
Lắng càng lâu càng nghe mãi xa xôi...
Một tiếng nhẹ trong tiếng nào nhẹ nữa.”
Yêu thơ cũng như yêu một phần hay toàn phần cuộc sống. Những ý tứ nuôi hồn cốt của những người dẫn dắt đến xứ sở chân thiện mỹ đều trích dẫn từ trang văn vở thời cuộc. Nhưng, không phải là kiểu sao chép lệ thuộc, “bưng bê” hết mọi hiện trạng, cũng chẳng phải kiểu cách “chỉnh sửa” thái quá, làm méo mó đi hiện thực cuộc sống. Mà thơ là một thể loại trích dẫn có suy nghĩ, phong cách nghệ thuật, có sự chuẩn chỉnh và trách nhiệm. Thơ ca hướng trái tim mọi người đến khát khao về cái đẹp, khai mang lớp lang trắc ẩn cộng hưởng xúc cảm.
Hai thi phẩm Mùa hè từ đâu tới và Mùa cũ đâu rồi thực sự là hai áng mây bay giữa bầu trời văn học Việt Nam. Chúng đến từ hai bàn tay “như đôi lá xanh dụng dị gần gũi” (Thanh Thảo) lật giở từng lớp lá mùa hạ để tái hiện vào khúc giai điệu “gõ nhịp” “từ vạn kỉ”. Và rồi bao niềm yêu thương cứ thế vang lời...
Ngồi bên đồi lá nhỏ
Gió lẩn khuất vòm mây
Nắng má đỏ hây hây
Nhìn nhà thơ viết chữ.
Những sắc từ tình tứ
Ướp lên đời vần thơ
Hoà trong những giấc mơ
Mẩu mùa hè dang dở.
Tôi nhẹ nhàng tôi mở
Cánh cửa đóng hờ hờ
Lẳng lặng nghe bên tai
Tiếng gõ nhịp mùa hạ.
“Hoa sấu rủ hè về
Nắng chen nhau nhún nhảy
Nước cựa mình, cá quẫy
Sóng choàng ôm ấp hồ.”
Mỗi người có những cái linh động riêng, bởi thế, đôi khi cảm nhận tôi có bạn có thể chêm thêm vài điều khác nữa. Dẫu vậy, những tiếng thơ vẫn mãi ấm đượm tình cảm chân chất và huyền nhiệm như một phép tiên kì diệu.
Quay lại với những câu thơ bạn nãy. Ấy là tôi trích ra từ bài Mùa hè từ đâu tới của Quang Nhật. Tôi đọc đi đọc lại nhiều lần, cốt cũng chỉ để hiểu thêm về tầng nghĩa sâu xa hàm ẩn. Ngỡ sự lặp lại có thể mang tới cảm giác chán chường nhưng thực chất, càng ngẫm càng thấy hay ho và đậm đà. Bạn biết vị của cà phê không? Chúng hệt như thế - thoạt đầu thì đăng đắng nhưng để lâu sẽ phải mê muội bởi vị nồng nàn.
Nhiều người nghĩ, làm thơ dễ mà, chỉ đơn thuần là những câu chữ có vần ấy thôi. Vâng, làm thơ dễ nhưng làm thơ hay thì lại khó hơn nhiều. Đặc biệt là những hướng thơ nghiên về thiên nhiên. Bởi, đó là một đề tài rộng rãi, những tín đồ của thi ca hiểu rõ hơn hết. Nhiều thi gia dùng cảnh tả tình, đều phải ẩn mình “dưới gốc đa già, trong vũng bóng” mới có thể cảm hết thảy tiếng ”ve ve rung cánh ruồi say nắng” lẫn “những tiếng thở dài” của “gà gáy trong thôn” (Bàng Bá Lân). Nay, kí thác vào cuộc tình mùa hạ thêm tiếng yêu thương, Quang Nhật viết nên nhiều lời thi bay bổng:
“Chợt vỡ oà tiếng ve
Vòm trời xanh tán mẹ
Lộc vừng như bầy trẻ
Đu gió cười hả hê.”
Mấy thứ đặc trưng riêng lẻ của mùa hè thì ai cũng biết, cũng thấy, thêm vào thơ đôi khi lại đâm ra tẻ nhạt. Ví như “tiếng ve”. Nhưng trong Quang Nhật là cái “chợt vỡ oà” như tiếng khóc trào dâng bị chất chồng lưu niên nay cất lên thổn thức; còn với Ngũ Ánh Tuyên thì lại “gọi mùa văng vẳng” tựa bân khuân, nhớ nhung. Hay, cũng gợi nhắc về những tia nắng, nhưng mỗi người mỗi cái nhìn. Quang Nhật viết: “Nắng chen nhau nhún nhảy”, trong khi Ngũ Ánh Tuyên lại thấy “hạ đong đưa cùng sợi nắng” – yên ả, hiền hoà chứ đâu tinh nghịch, đáng yêu như ở Mùa hè từ đâu tới. Thế mới thấy “ngươi đời sẽ ngạc nhiên vì không ngờ với một ít cát bụi tầm thường thi nhân lại có thể đúc thành bảo nhiêu châu ngọc.” (Hoài Thanh). Người dùng thủ pháp nhân hoá để thổi hồn cho từ ngữ, người lại dùng chất thơ để hoá động cho ngôn phong của mình. Tất cả đều lượm lặt nhiều chút tình rơi rác, sáng tác nên những trang thi ca đẹp đẽ.
Đọc mấy vần thơ, tự khắc thấy đời vui hẳn:
“Lộc vừng như bầy trẻ
Đu gió cười hả hê.”
Ngay cả “lộc vừng” còn “hả hê” cười khảy thì đời người có bao nhiêu đâu sao không nở nhẹ một “vầng sáng”. Mùa hạ dưới lăng kính Quang Nhật chẳng hiểu sao, nó nhí nhảnh và ngây ngô lắm. Chắc bởi cái tài cái tâm vun vén trong nhiều thì giờ đã tạo tạc nên một pho tượng thơ ngây ngất hồn người. Nhưng đâu chỉ thế, còn nhiều lời tỏ tình, trút xuống nền thơ nữa:
“Túm cỏ lau lơ ngơ
Ngước sau rồi ngó trước
Hè từ đâu đến được?
Cỏ chưa mở lối mà.
Thì ra em lướt qua
Chạm vần thơ tôi viết
Làm trào ra chẳng biết
Hoá thành hè đấy thôi!”
Nếu nhìn ngắm mỗi nhãn tự, ta thoáng nghĩ “kẻ ku li khai thông mạch chữ” này sẽ lí giải cho ta về nguồn gốc của mùa hè. Ấy vậy mà kết lại câu nghi vấn “Mùa hè từ đâu tới” lại là tiếng tình yêu với “em”. Vì em “lướt qua” mà bất ngờ “trào ra” “mùa hè của anh”. Quả thật, “thơ là chuyện đồng điệu”, không đồng điệu sao hoá thành thơ!
“Hồn lặng trong mê, ý dậy phiền.” (Thu Hồng)
Ngũ Ánh Tuyên chơi đùa với câu chữ trông cũng chuyên nghiệp không kém! Anh gạn lọc bụi trần để thu về những tinh hoa thuần túy, khôi nguyên của “tuổi ngọc”:
“Thời áo trắng chia xa từ đây
Cõi lòng này nhắn gửi với trời mây
Ta bồi hôi khắc nỗi nhớ lên cây
Xin tạm biệt những ngày xưa thân ái.”
Chẳng biết dòng “nhắn gửi” khi xưa còn hằn trên đoạn cây năm nào không. Chỉ biết là đi đến đoạn này, “ta đừng nói to, đừng bước nặng, hãy lắng hồn ta lại để đón lấy hồn người”, “chớ làm kinh động chút hồn thơ đang nương mình trong bụi cỏ lời thơ” (Hoài Thanh).
Tôi như “con ong biến trăm hoa thành mật” Phạm Hầu, trong một buổi trưa bình yên ngồi đọc thơ, thấy:
“Có cái gì chuyển thay đây với đó,
Một cái gì lên xuống mãi không thôi
Lắng càng lâu càng nghe mãi xa xôi...
Một tiếng nhẹ trong tiếng nào nhẹ nữa.”
Yêu thơ cũng như yêu một phần hay toàn phần cuộc sống. Những ý tứ nuôi hồn cốt của những người dẫn dắt đến xứ sở chân thiện mỹ đều trích dẫn từ trang văn vở thời cuộc. Nhưng, không phải là kiểu sao chép lệ thuộc, “bưng bê” hết mọi hiện trạng, cũng chẳng phải kiểu cách “chỉnh sửa” thái quá, làm méo mó đi hiện thực cuộc sống. Mà thơ là một thể loại trích dẫn có suy nghĩ, phong cách nghệ thuật, có sự chuẩn chỉnh và trách nhiệm. Thơ ca hướng trái tim mọi người đến khát khao về cái đẹp, khai mang lớp lang trắc ẩn cộng hưởng xúc cảm.
Hai thi phẩm Mùa hè từ đâu tới và Mùa cũ đâu rồi thực sự là hai áng mây bay giữa bầu trời văn học Việt Nam. Chúng đến từ hai bàn tay “như đôi lá xanh dụng dị gần gũi” (Thanh Thảo) lật giở từng lớp lá mùa hạ để tái hiện vào khúc giai điệu “gõ nhịp” “từ vạn kỉ”. Và rồi bao niềm yêu thương cứ thế vang lời...
Ngồi bên đồi lá nhỏ
Gió lẩn khuất vòm mây
Nắng má đỏ hây hây
Nhìn nhà thơ viết chữ.
Những sắc từ tình tứ
Ướp lên đời vần thơ
Hoà trong những giấc mơ
Mẩu mùa hè dang dở.
Tôi nhẹ nhàng tôi mở
Cánh cửa đóng hờ hờ
Lẳng lặng nghe bên tai
Tiếng gõ nhịp mùa hạ.