Dự thi Cảm nhận - Có một mùa hạ cứ thế qua đi... - Hiền Trần

  • Thread starter Thread starter Esther
  • Ngày gửi Ngày gửi

Dự thi  Cảm nhận - Có một mùa hạ cứ thế qua đi... - Hiền Trần

E
Esther
  • Thành Viên 16
png_20220718_152015_0000.png
Tìm về nét đẹp ngày xưa trên thiên đàng văn chương…

Có một người làm ta nhớ thương, có một khoảnh khắc hạn hữu khiến ta cứ ngỡ kéo dài mãi mãi và “Có một mùa hạ cứ thế qua đi”… Đó là tất thảy những dòng lưu cảm đằm sâu trên trang văn của Hiền Trần. Tản văn ấy tôi đọc đã lâu, nay tìm về, thổ lộ lòng yêu mến với lối hành văn đậm đà chất tình thơ của trái tim thuần khiết mang tên Hiền Trần.

Đoạn tình ấy là sơ lược điệu thương hoài đa sầu, đa cảm của người con gái tuổi mười tám, đôi mươi sáng trong ngả lòng trước một chàng trai nhưng đã không thể vẹn đời vẹn kiếp sánh đôi của người. Và mùa hạ ghé sang, chợt ùa về những hồi ức xưa cũ, làm chênh chao nỗi niềm của người thiếu nữ. Tôi đặc biệt cảm xuyến trước giọng văn chân thành lại rất đỗi nhẹ nhàng của chị, cảm thương cho phần nào nỗi buồn xa vắng của nhân vật trữ tình:

Để rồi lại thấy mình trở lại như cô bé mặc chiếc áo dài trắng năm nào, nhìn theo bóng lưng ấy, từng cánh tràm vàng rơi rơi như múa, gió thênh thang thổi qua những ngón tay nhỏ đan thành chiếc máy ảnh của những thầm lặng rất khẽ. Chỉ sợ một ánh mắt đi lạc trong vô vàn áo trắng sân trường sẽ bị chúng bạn phát hiện ra và cười trêu. Chỉ giấu cho riêng mình một lời chưa nói mãi không thể cất tiếng. Giấu trên những cánh tím bằng lăng, giấu trong sắc phượng đỏ, giấu trong tiếng ve nỉ non, trong chiếc ngăn bàn năm ấy – dòng chữ nhỏ ghi tên người không biết bao lớp người qua có ai ngơ ngẩn vô tình nhìn thấy? Dòng lưu bút năm xưa viết vội trong giờ học thêm lại đau đáu trong lòng suốt quãng dài những ngày vợi xa. “Nếu có ước muốn trong cuộc đời này. Hãy có ước muốn cho thời gian trở lại…” Lời tiếng hát hay lời mong thầm của những người đã lỡ đi một chuyến hẹn yêu đương? “Có thể trở lại không” những hạt bụi thời gian đã khuất bóng xa rời? Dẫu đã đoán được lời hồi đáp nhưng sao vẫn cố dối lòng để tự vấn miên man nhiều năm ròng rã. Những dòng ái ân tuôn trào theo từng câu chữ khiến tôi da diết xiết bao!

Khi mặt trời tắt nắng, chan lên nền trời xanh trong một loại sơn sẫm màu u tịch, rưới lên cõi hồn người thứ buồn tịch nhiên và “phủ miền nhớ” của kẻ lưu tình. “Những cánh chim vội vã tìm về tổ, gió bay lạo xạo trên tầng không. Giữa miền sơn cước, đường vắng lặng tiếng người qua, suối róc rách nép mình vào lèn đá. Chỉ mình ta cúi mặt nhìn bóng núi chập chờn giữa muôn ngàn sợi mây huyền vợi. Đếm từng bước chân qua. Đếm từng tháng năm thanh xuân khẽ khàng từ giã trên mỗi tờ lịch mỏng. Bước qua. Rồi vội xa.” Ôi chao! Tôi lặng ngồi thấm từng dòng trữ tình cứ miên man chảy trôi mà lòng không khỏi xót xa. Chút đồng điệu, chút ai hoài, chút mến thương. Những hình ảnh tác giả phác thảo lên trên suy tưởng, làm tôi ấn tượng cực kì. Bởi lẽ, ai trong mỗi chúng ta cũng hơn một lần ngẫm nghĩ về những tháng ngày cũ kĩ, thấy mình lấp loáng sau mỗi nét chữ, dâng trào niềm đồng cảm sâu sắc. Cùng văn sĩ Hiền Trần nhảy nhót trên mỗi nốt âm cảm xúc, độc tấu khúc ca buồn vời vợi. Cùng “nhớ những đêm thinh lặng dưới gốc hoa sữa trên bất kỳ con đường nào ta qua nơi nội thành Huế. Nhớ ánh đèn đường vàng vọt, hương hoa sữa tháng bảy chưa vội nồng, chỉ vẩn vơ chút hương hư hao trong bóng gió.”Ngần ấy thôi cũng đử khiến con người phải nhắm mắt hoài nhớ khắc khoải.

Phiêu bạt về giới tóc đã chấm vài điểm hoa râm…

Khi “Tuổi trung niên hiển hiện quanh nếp nhăn trên đuôi mắt, cuộc đời dài lắm những con dốc bàng bạc gió và sương”, cái phong sương của biển khổ trần ai đã làm người con gái ấy cay cay khóe mắt, trút xuống bút lực mà tô tô vẽ vẽ nên chuyện đời dở dang của chính mình. Sự hoài nghi về vẻ đẹp vô ưu của “cậu bé thiếu niên mười bảy tuổi” biến dần dường như tạt ngang qua tâm tưởng. Bóng dáng thư sinh nhẹ nhàng chuyển dời, rồi “người đã có râu, hoặc đã có một chiếc bụng rất bự vì bia rượu, nụ cười cũng đã lấm lem bụi bặm và ánh nhìn đã không còn vô tư” xuất hiện.

Dù thế sự đổi thay thì “mỗi khi nghe tiếng ve ngân ngoài khung cửa, hình dung năm ấy lại hiện về. Nguyên vẹn, không vết xước. Dẫu biết ngày chia tay nơi sân ga năm ấy, người bước đi trong những hoài vọng đẹp đẽ về tương lai. Toa tàu ta ngồi lại ngập tràn nước mắt. Dẫu biết chưa một lần người biết đến đóa phượng ép khô đằng sau quyển sách trong hộc bàn cũ người ngồi. Dẫu biết trong mắt người chưa bao giờ neo đậu hình bóng ta, thậm chí đôi lúc có lẽ người còn nghi hoặc về một người bạn học cũ có học chung lớp năm ấy hay không. Nhưng cho ta mượn nhé, mượn tên người trong nỗi nhớ thương khắc khoải, mượn dáng hình người trong nỗi nhớ rất sâu. Mượn gương mặt người trong mối tình thầm lặng, và những bước chân người, khẽ khàng bước trên từng đóa tràm rơi, nơi con đường đi học rợp bóng tràm thơm năm ấy.”



Là một “nỗi buồn đẹp”, rất trong ngần và thanh thuần. Nhặt nhạnh nhiều cành khô gãy mang tên “nhớ nhung”, người thiếu nữ vẫn giữ cái đẹp đẽ của những năm tháng đã rồi để thôi ưu hoài và sầu đau. “Đêm ùa về ngày cũ. Ngỡ đã chạm tới những xôn xao trong trái tim Người. Có một ngày, cuối con đường có lá me vương, người quay gót trong thinh lặng. Tiếng bước chân xa dần, xa dần. Ta yêu - mà người đâu có hay! Hay người có hay, nhưng người bỏ lỡ?” Cảm ơn Người vì từng đến bên đời, từng vương vọng cho ta cảm xuyến nhiều lần. Tuy buồn nhưng nỗi buồn ấy thật đẹp.

Hiền Trần à! Sao chị có thể tạc nên một thứ hình tượng cảm xúc trong trẻo đến thế. Gửi nhiều yêu nhớ đến áng văn của chị. Tôi sẽ mãi ghi vào lòng một sắc điệu đầy âm vang này để mai sau, tôi nhớ:

Mình đã từng la đà dọc theo con đường phủ đầy luồng chữ của Hiền Trần, từng nhấm nháp thưởng văn chị và đã từng gắn quyện tiếng mình cùng những thanh điệu mãi hoài luyến lưu
 
Sửa lần cuối:
869
4
7
Trả lời
Có thể nói bức ảnh là thứ hút mắt mình vào xem và sau đó
Câu từ cũng đẹp hệt bức tranh ấy
 
  • Like
Reactions: Esther
Câu từ của bạn thật đẹp! Mùa hạ cứ thế đi qua của mình bỗng đẹp hơn thật nhiều qua cảm nhận của bạn! Xin cảm ơn rất nhiều ạ!
 
  • Like
Reactions: Esther

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.