300.000 tấn bom, tương đương bảy quả bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống Hiroshima - Nhật Bản năm 1945 trong vòng 81 ngày. Đó là số bom đạn mà thành cổ Quảng Trị phải hứng chịu. Cuộc chiến thần thánh 81 ngày đêm đó được xem là trận đánh đẫm máu nhất trong cuộc chiến tranh Việt Nam, được sử sách Việt phải gọi với cái tên Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972. Mùa hè năm đó khốc liệt đến nỗi ở đó Lúa chẳng kịp vàng trên cánh đồng đợi chín, loài chim xơ xác mỏi cánh bay. Trên những hàng cây, loài hoa không còn thắm nở. Một mùa hè đỏ lửa, không phải phượng hồng bung nở đợi mùa thi. Mà bởi vì chiến tranh, cả một bầu trời toàn mùi thuốc súng. Quê hương có con sông Thạch Hãn, nước đôi bờ máu đỏ ngậm ngùi trôi. Để bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị, để lá cờ sao vàng phấp phới bay trong gió, biết bao người lính đã phải hi sinh.
Qua ngòi bút của Thanh Nga qua Mùa Hè Đỏ Lửa được tái hiện một cách sinh động mà đầy đau thương mất mát. Để bảo về thành cổ Quảng Trị, từng lớp thanh niên vẫn ngày đêm vượt sông Thạch Hãn. Nếu mùa hè đó không có chiến tranh, có lẽ đó sẽ là mùa hè tuyệt đẹp, người lính trẻ hẳn đang ngồi đâu đó trên sân trường mùa hạ, chàng sinh viên thư thả ngắm lá điệp vàng rơi, hay mênh mang bên câu thơ chưa kịp nói thành lời, để tỏ tình với một nàng thiếu nữ. Nhưng thời cuộc không cho phép các chàng thư sinh ấy phải ngồi yên trên giảng đường, tìm chốn thanh bình trong khi đất nước, quê hương điêu tàn bởi bom đạn. Bầu trời mùa hè năm ấy ngoài cái nóng của thời tiết, nó còn nóng bởi tiếng máy bay đạp gió rẽ mây, bởi những làn khói đen kín trời vì khói súng đạn.
Trước thời cuộc, các anh đành gác lại những ước mơ chưa tròn, trước mặt các anh có cả một mùa xuân, khi tia nắng non nhảy nhót trên mắt môi lấm tấm nụ cười. Các anh lên đường tòng chinh theo tiếng gọi Tổ Quốc, bút sách bỏ ngang, họ lên đường, hàng nối hàng theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc. Mỗi bước chân qua, mỗi bước hành quân là từng tia hi vọng, hòa bình trở về, tiếng cười tràn khóe môi.
Các anh lên đường để lại mẹ già ngày đêm trông ngóng tin con. Để lại mối tình thơ có cô em gái nhỏ quê nhà, một chiếc khăn tay thêu nhành hoa đỏ, thêu cả hai chữ “đợi chờ” trong đó cho tới ngày hòa bình lặp lại, chàng lính trẻ trở về, thiếu nữ thành cô dâu?. Nhưng, mấy ai ra đi không hẹn ngày trở vê. Mấy ai biết được rằng, dưới làn bom đạn kia, sống chết chỉ gang tấc, Người lính vừa hát vừa hò hôm qua đến nay đã không có mặt, đồng đội chôn mình rồi tự nhủ ai sẽ chôn ta. ...Nghĩa trang nào khắc tên anh trên đó? Những câu hỏi mãi còn bỏ ngỏ, chẳng ai đáp hồi để hờ hững theo tháng năm trôi. Các anh cũng trở về, có chăng là trở về với lòng đất mẹ, với rừng thiêng non nước. Về dưới là cờ Tổ Quốc.
"Khi viên đạn xuyên vào một người lính dù thuộc bên nào đi nữa, thực ra nó đã xuyên vào trái tim một người mẹ" (Abraham Lincoln). Câu nói bất hủ ấy mãi mãi còn tồn tại và có giá trị cho tới khi nào không còn chiến tranh nữa. Cho tới khi nào những người mẹ ở quê nhà không còn phải ngẩng đầu lên nhìn trời hè đau thắt.
Mùa hè ấy, hai bên bờ Thạch Hãn, dòng sông trôi mênh mang máu nhuộm đỏ dưới sóng ngầm.
Để bảo vệ Thành cổ, hàng vạn Anh hùng, Liệt sĩ đã anh dũng ngã xuống, đem theo tuổi thanh xuân, đem theo bao ước nguyện hóa thân vào lòng đất. Xương máu của các anh đã hóa thân trong từng tấc đất, ngủ sâu trong lòng đất mẹ Quảng Trị. Những người lính lỗi hẹn mãi mãi không trở về, anh ký tên mình trên một bài thơ, máu nhuộm bài thơ lời xa bay. Máu xương anh đã hòa tan ở nơi này, trên mộ anh vươn mọc một nhành cây, những chiều hè cứ nghiêng mình reo hát
Năm tháng qua đi, thời gian có thể xoá nhoà nhiều cảnh vật nhưng cũng có những thứ nó sẽ mãi mãi lắng sâu trong kí ức mỗi người, đó chính là bài thơ này và hình ảnh các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống trong các cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập. Người ở lại đã già trên môi mắt, vết chân chim còn đếm vệt thời gian. Cả đất nước tôi sẽ luôn réo gọi với mây ngàn, sự hi sinh của các anh vẫn vẻ vang ngày ấy. Một ngày hè nắng dội lên như cháy, vẫn thao thiết bài thơ màu hoa đỏ thiên di.
Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm
Lê Bá Dương.
Ảnh : báo tin tức
Trầm Từ Thương 24-07-2022
Qua ngòi bút của Thanh Nga qua Mùa Hè Đỏ Lửa được tái hiện một cách sinh động mà đầy đau thương mất mát. Để bảo về thành cổ Quảng Trị, từng lớp thanh niên vẫn ngày đêm vượt sông Thạch Hãn. Nếu mùa hè đó không có chiến tranh, có lẽ đó sẽ là mùa hè tuyệt đẹp, người lính trẻ hẳn đang ngồi đâu đó trên sân trường mùa hạ, chàng sinh viên thư thả ngắm lá điệp vàng rơi, hay mênh mang bên câu thơ chưa kịp nói thành lời, để tỏ tình với một nàng thiếu nữ. Nhưng thời cuộc không cho phép các chàng thư sinh ấy phải ngồi yên trên giảng đường, tìm chốn thanh bình trong khi đất nước, quê hương điêu tàn bởi bom đạn. Bầu trời mùa hè năm ấy ngoài cái nóng của thời tiết, nó còn nóng bởi tiếng máy bay đạp gió rẽ mây, bởi những làn khói đen kín trời vì khói súng đạn.
Trước thời cuộc, các anh đành gác lại những ước mơ chưa tròn, trước mặt các anh có cả một mùa xuân, khi tia nắng non nhảy nhót trên mắt môi lấm tấm nụ cười. Các anh lên đường tòng chinh theo tiếng gọi Tổ Quốc, bút sách bỏ ngang, họ lên đường, hàng nối hàng theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc. Mỗi bước chân qua, mỗi bước hành quân là từng tia hi vọng, hòa bình trở về, tiếng cười tràn khóe môi.
Các anh lên đường để lại mẹ già ngày đêm trông ngóng tin con. Để lại mối tình thơ có cô em gái nhỏ quê nhà, một chiếc khăn tay thêu nhành hoa đỏ, thêu cả hai chữ “đợi chờ” trong đó cho tới ngày hòa bình lặp lại, chàng lính trẻ trở về, thiếu nữ thành cô dâu?. Nhưng, mấy ai ra đi không hẹn ngày trở vê. Mấy ai biết được rằng, dưới làn bom đạn kia, sống chết chỉ gang tấc, Người lính vừa hát vừa hò hôm qua đến nay đã không có mặt, đồng đội chôn mình rồi tự nhủ ai sẽ chôn ta. ...Nghĩa trang nào khắc tên anh trên đó? Những câu hỏi mãi còn bỏ ngỏ, chẳng ai đáp hồi để hờ hững theo tháng năm trôi. Các anh cũng trở về, có chăng là trở về với lòng đất mẹ, với rừng thiêng non nước. Về dưới là cờ Tổ Quốc.
"Khi viên đạn xuyên vào một người lính dù thuộc bên nào đi nữa, thực ra nó đã xuyên vào trái tim một người mẹ" (Abraham Lincoln). Câu nói bất hủ ấy mãi mãi còn tồn tại và có giá trị cho tới khi nào không còn chiến tranh nữa. Cho tới khi nào những người mẹ ở quê nhà không còn phải ngẩng đầu lên nhìn trời hè đau thắt.
Mùa hè ấy, hai bên bờ Thạch Hãn, dòng sông trôi mênh mang máu nhuộm đỏ dưới sóng ngầm.
Để bảo vệ Thành cổ, hàng vạn Anh hùng, Liệt sĩ đã anh dũng ngã xuống, đem theo tuổi thanh xuân, đem theo bao ước nguyện hóa thân vào lòng đất. Xương máu của các anh đã hóa thân trong từng tấc đất, ngủ sâu trong lòng đất mẹ Quảng Trị. Những người lính lỗi hẹn mãi mãi không trở về, anh ký tên mình trên một bài thơ, máu nhuộm bài thơ lời xa bay. Máu xương anh đã hòa tan ở nơi này, trên mộ anh vươn mọc một nhành cây, những chiều hè cứ nghiêng mình reo hát
Năm tháng qua đi, thời gian có thể xoá nhoà nhiều cảnh vật nhưng cũng có những thứ nó sẽ mãi mãi lắng sâu trong kí ức mỗi người, đó chính là bài thơ này và hình ảnh các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống trong các cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập. Người ở lại đã già trên môi mắt, vết chân chim còn đếm vệt thời gian. Cả đất nước tôi sẽ luôn réo gọi với mây ngàn, sự hi sinh của các anh vẫn vẻ vang ngày ấy. Một ngày hè nắng dội lên như cháy, vẫn thao thiết bài thơ màu hoa đỏ thiên di.
Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm
Lê Bá Dương.
Ảnh : báo tin tức
Trầm Từ Thương 24-07-2022
Sửa lần cuối: