Tại sao lại có thể đánh mất tư liệu quốc gia??

Tại sao lại có thể đánh mất tư liệu quốc gia??

MỘT QUỐC GIA ĐÁNH MẤT VĂN HÓA, LỊCH SỬ THÌ CHẲNG CÒN QUÁ KHỨ VÀ CŨNG KHÔNG CÓ TƯƠNG LAI

Việt âm thi tập là một trong những quốc bảo văn thơ Việt Nam thời phong kiến, được Nhà sử học Phan Phu Tiên và Thị Ngự sử Chu Xa biên soạn, sưu tầm. Đây là một trong 25 tư liệu quý giá đã bị mất, thất lạc tại Viện nghiên cứu Hán Nôm. Một số quyển trong Toàn Việt thi lục được nhà bác học Lê Quý Đôn biên soạn cũng “không cánh mà bay” - đây là bộ sách văn hiến dân tộc, là một kho báu quốc gia, chất chứa tinh hoa văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến XVI. Chúng ta sẽ ăn nói ra sao với thế hệ sau khi không thể gìn giữ được tinh hoa văn hóa từ cha ông? Trong một nhóm chơi truyện tranh, có người bình luận rằng một người chơi truyện tranh cũng có ý thức giữ gìn tài sản hơn là những người có chuyên môn, lại còn là tài sản quốc gia, có giá trị rất lớn.

Một tài liệu vô giá khác là Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi, có ghi chép chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa - Trường Sa cũng biến mất trong kho nghiên cứu của viện. Nếu một ngày nào đó diễn ra tranh chấp chủ quyền, chẳng lẽ Việt Nam lại mang ra những tài liệu được sao chép, scan, photocopy ra hay sao? Như vậy thì khác gì trò cười trên bàn đàm phán quốc tế. Người ta sẽ đặt ra câu hỏi là cả một quốc gia mà không có tài liệu gốc, khác gì bịa đặt về chủ quyền?

Dẫu biết là còn những tài liệu khác, nhưng lịch sử thì mang tính duy trì xuyên suốt, thiếu một giai đoạn đã là một đứt gãy mà người ta có thể vin vào đó để phủ quyết.

Chiều nay, đạo diễn Nguyễn Thanh Vân cho biết hơn 300 phim lưu trữ tại Hãng phim truyện Việt Nam đã mất khả năng sử dụng, hỏng hóc không thể khôi phục. Trong đó có những bộ phim có giá trị lịch sử, văn hóa, thời kỳ như Mùi cỏ cháy, Sống cùng lịch sử, Sóng ở đáy sông… Tuy đã được lưu trữ số hóa, nhưng 300 phim lưu trữ này có giá trị lớn về mặt nghiên cứu, là nguồn chứng minh sự phát triển của phim ảnh Việt Nam, tài sản lưu trữ quốc gia, là minh chứng công sức của biết bao nhiêu nghệ sĩ tài năng.

Tài liệu văn hóa, lịch sử của Việt Nam đã ít do chiến tranh, loạn lạc. Giờ đây đã hòa bình rồi, hiện đại, đất nước khá hơn mà còn bị mất mát đi thì không còn gì để diễn tả nữa. Và đây mới chỉ là ở Viện nghiên cứu Hán Nôm thôi, liệu ở các viện, trường, trung tâm nghiên cứu khác có diễn ra thực trạng như thế này hay không? Hay là có những không bị khui ra rồi những tài liệu quốc gia cứ âm thầm biến mất.

Rồi liệu có một ngày, chúng ta nhìn lại những gì đã diễn ra rồi phải thốt lên: "Chúng ta chẳng còn gì cả".

Mới đây, ĐH Tôn Đức Thắng lại ghép hình lính Mỹ vào trong một tài liệu giảng dạy về Quân đội Nhân dân Việt Nam, ĐH Kinh doanh Công nghệ Hà Nội đưa cờ Trung Quốc và lính Trung Quốc vào phông chào mừng ngày 22/12. Đây có lẽ không phải chỉ là sự cẩu thả đơn thuần mà có lẽ là sự thiếu hiểu biết, hời hợt và đối phó cho qua. Là hệ quả của sự xem nhẹ lịch sử!

Có bình luận tại một hội nhóm rằng: “Những gì mà họ làm mấy hôm nay đang biến Việt Nam thành một quốc gia không văn hóa, không lịch sử và không có tương lai”. Bình luận trên thì hơi quá, nhưng, khi nhìn vào trường hợp nhiều người muốn biến Lịch sử thành môn học tự chọn hoặc ghép Lịch sử vào môn học khác, gỡ bỏ Tết cổ truyền, đổi lời Quốc ca... thì hiểm họa trên có lẽ không còn xa nữa.

---
#tifosi
 
Từ khóa Từ khóa
công thức công thức toán toan toán thpt
387
2
4
Trả lời
em cũng ko thể tin được luôn, bởi đó bằng cớ ít ỏi để chứng minh Trường Sa là của Việt Nam trên đấu pháp quốc tế. Nhưng mà đang đợi tin chính thống trên vtv, sợ nhầm lẫn.
 
em cũng ko thể tin được luôn, bởi đó bằng cớ ít ỏi để chứng minh Trường Sa là của Việt Nam trên đấu pháp quốc tế. Nhưng mà đang đợi tin chính thống trên vtv, sợ nhầm lẫn.
Phong CầmCác kênh quốc gia đưa tin mà.
 
Cần phải lên án mạnh mẽ sự tắc trách của những nhà quản lí các cấp các ngành, và sự thiếu ý thức đến mức đáng hổ thẹn của những "con dân nước Việt" như vậy.
 

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.