Nhân sinh có câu:
"Cơm người khổ lắm ai ơi
Đâu như cơm mẹ, chỉ ngồi xuống ăn"
Tôi tin rằng, cuộc sống của chúng ta là một điều thú vị, là một con đường quanh co mà nếu không có bản đồ hay kế hoạch nào sẽ mất phương hướng, một tổ hợp ngọt ngào và đau thương, vấp ngã và đứng dậy, từ bỏ và kiên trì. Trong đoạn đường chênh vênh ấy mỗi người sinh ra trên cõi đời này đều mang trong mình những sứ mạng riêng. Và, tôi cũng tin rằng, trên con đường quanh co ấy của tuổi trẻ, ai cũng từng đam mê, ai cũng từng nhiệt huyết nỗ lực đến cùng dẫu biết mình có thể không làm được. Còn điều gì dũng cảm hơn thế? Kẻ dũng cảm chính là kẻ vẫn chiến đấu đến phút cuối cùng dẫu biết rằng mình sẽ thua. Giống như tác giả Mèo Maverick đã viết trong cuốn "Khi tài năng không theo giấc mơ":
"Khi tài năng không theo kịp giấc mơ, bạn sẽ chọn từ bỏ hay kiên trì trau dồi bản thân để đạt được giấc mơ ấy?"
Chúng ta sinh ra cũng giống như những mầm cây vậy. Chúng ta là những mầm cây, đất là vùng an toàn, chúng ta có thể ở mãi trong vùng an toàn và kết thúc tại đấy, trong khi những người khác không ngừng cố gắng vượt qua đau đớn gian truân mới có thể xuyên qua lớp đất dày cứng, và, một khi đã ra khỏi lớp đất bảo vệ nuôi dưỡng ấy, thứ tiếp theo là ánh sáng mặt trời rực rỡ vĩnh hằng, là những gì tốt đẹp nhất của thế giới bên ngoài mà chưa chắc lòng đất đã có được.
Nếu có ai hỏi tôi: Nỗ lực là gì? Cố gắng là gì? Tôi sẽ không ngần ngại mà hỏi lại họ rằng: "Nỗ lực là gì nếu như không phải là những lần thức đêm làm kế hoạch? Nỗ lực là gì nếu không là những lần nhận được những lời nói cay đắng, đánh giá lệch lạc của những người khác mà vẫn không đầu hàng, bỏ cuộc? Nỗ lực là gì khi cứ đuổi theo một ngôi sao cao xa, xa tầm với nhưng vẫn không từ bỏ?"
Cậu bé Jiro thuở nhỏ mang trong mình ước mơ chinh phục bầu trời, những giấc mơ về máy bay, máy bay mang những giấc mơ tuyệt đẹp, trong sáng đến cuối chân trời, giấc mơ ấy dẫn lối cho ông đến với việc thiết kế nhưng phi cơ. Vậy mà, "Trăm năm trong cõi người ta/Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau".
Horikoshi Jiro đã đưa những sáng chế của mình đi vào thử nghiệm và kết quả nhận lại: ông thất bại vô số lần trong những thử nghiệm ấy, và những phát minh mà ông ngày đêm nghiên cứu mãi mãi không được đưa vào sản xuất. Sau những lần chứng kiến cảnh máy bay do mình thiết kế đâm thẳng xuống thảo nguyên và không thể vút qua những đám mây khổng lồ trên bầu trời, ông ấy đã nỗ lực đến thế, chiến đấu không ngừng nghỉ đến thế: thất bại, làm lại, tiếp tục. Trong thời kỳ ấy, ở đất nước ấy, có một người hơn cả vạn người, một người đã vượt qua thời không cũ kỹ của nước Nhật, vượt lên những thất bại, đấu tranh, thách thức để rồi chế tạo ra một chiến đấu cơ huyền thoại cho Đế quốc mặt trời mọc - A6M Zero.
Nếu như ngày đó, Horikoshi Jiro từ bỏ ước mơ, buông xuôi, đầu hàng trước số phận, thì nước Nhật đã không có một thời huy hoàng đến thế, hậu thế sẽ không biết đến một người tuyệt vời đến thế, bản thân Jiro cũng sẽ không thể biết ông có thể làm được những điều đẹp đẽ đến thế - những điều đẹp đẽ kết tinh từ giấc mơ thuở ấu thơ và lòng trung thành với Tổ quốc. Chao ôi! Tuổi trẻ ấy, cuộc đời ấy quả thật quá vĩ đại.
Và rồi sau này, khi Gibli Studio lấy cảm hứng về câu chuyện cuộc đời của ông, cho ra đời bộ phim "The Wind Rises", chúng ta càng thêm trân trọng những cống hiến, những nỗ lực và chúng ta cũng khám phá ra rằng: cuộc sống muôn màu màu vẻ, tự cổ chí kim đều phải chiến đấu, chiến đấu với đối thủ, chiến đấu với số phận, chiến đấu với chính mình.
Thật ra, hai chữ "cố gắng" không phải chỉ trong những câu chuyện to tát lớn lao, ngay cả trong cuộc sống hiện nay, thế hệ trẻ chúng ta cũng đã đang và sẽ cố gắng không ngừng để cống hiên nhiệt huyết, đam mê, tạo nên những giá trị cho cộng đồng. Chúng ta sau này, khi đã đạt được mục tiêu ban đầu đề ra, sẽ nhớ đến những tháng ngày đổ mồ hôi, sôi nước mắt, những tháng ngày gian khổ đó, vô tình đã hun đúc rèn luyện con người bản lĩnh hơn, kiên cường hơn.
Thi vào 10 Trung Học Phổ Thông là một cuộc chiến với sức cạnh tranh vô cùng tàn khốc. Chỉ mấy trang giấy, mấy tiếng đồng hồ nhưng lại quyết định cả cuộc đời của một con người. Năm đó, người bạn A của tôi đã nói sẽ không thi vào 10 mà đi học nghề, một người bạn khác nghe xong tức muốn tăng xông, nhưng chỉ nói mấy câu với bạn A. Tôi nhớ đại khái cuộc đối thoại ấy như thế này:
- Bạn thật sự sẽ đi học nghề à?
- Thật chứ sao không
- Đã thử chưa mà biết
- Thật sự, không cần thử cũng biết, ai nhìn vào cũng sẽ thấy tôi không thể thi.
- Bạn là một đứa ngốc. Nhưng không đến mức quá ngốc không biết gì. Nên là, cứ đi thi đi.
- Thi rồi trượt, lúc ấy mới nhục. Học hành vất vả như thế cuối cùng lại không có kết quả gì. Bạn nói xem có đáng không?
- Bạn hỏi tôi có đáng không? Tôi cảm thấy đáng. Suy cho cùng bạn cũng không bỏ cuộc ngay từ đầu, sau này nhìn lại cũng sẽ không hối hận. Đi học nghề không phải xấu, nhưng đó là lựa chọn của người không đủ sức thi vào 10, sức bạn thi được, tại sao không thử một lần, hơn nữa cũng không mất gì.
- Thật là...Tôi nên làm gì đây?
- Cuộc đời của bạn chẳng phải là do bạn quyết định hay sao?
Lời khuyên kiểu cũ, cách nói cũng không mới nhưng sức mạnh của ngôn từ thật rất lớn, có thể giúp thay đỗi góc nhìn của cả vấn đề. Sau này tôi tự hỏi, người đưa ra lời khuyên cho người khác một cách chín chắn như vậy, trong cuộc sống, rốt cuộc đã phải trải qua những thăng trầm nào đây?
Để tạo nên một giá trị, đầu tiên bao giờ cũng là bắt tay làm, sau đó là quá trình cuối cùng mới là kết quả. Tôi tin rằng, trong số ba thứ trên, quá trình luôn là điều tuyệt vời và đẹp đẽ hơn cả. Bạn trồng một cái cây, ngày ngày chăm bón tưới nước để ý cái cây ấy, sau này rèn luyện cho bạn tính kiên trì, bền bỉ. Bạn bắt đầu nuôi thú cưng, ngày ngày đi học đi làm về có nó chào đón, sau này rèn luyện cho bạn tình cảm thương yêu trân trọng những gì bạn có. Bạn kiên trì đọc, viết lách, sau này rèn luyện cho bạn tâm hồn phong phú, tấm lòng bao dung.
Lư Tư Hạo từng viết: "Đứa bé muốn hái sao, cô độc là môn học bắt buộc của chúng, ta không sợ chính mình nỗ lực rồi không ưu tú, ta chỉ sợ người ưu tú hơn ta còn nỗ lực hơn ta". Trong nhận định này, hình ảnh đứa bé hái sao đã phần nào khắc họa con người ta trong những phút giây cố gắng vì đam mê, ước mơ đang sáng lấp lánh kia, và khi đó, con người lại phải đối mặt với cô đơn, đó là cái giá phải trả: mất đi một vài người bạn, mất đi một vài thứ quan trọng...
Và, vế sau của nhận định: người ưu tú hơn ta còn nỗ lực hơn ta - kiên trì trau dồi bản thân trong lĩnh vực của mình, làm việc với quyết tâm cao độ như thế, hy sinh, đánh đổi mất mát khôn cùng đến khi nhân lại kết quả nhận ra mình vẫn chưa phải người giỏi nhất, đó mới là điều đáng sợ, bởi vì, khi đó có người vì điều đó mà ngày càng vươn lên, kiên trì gọt giũa bản thân,tiếp tục không ngừng cố gắng, lại cũng có người không còn động lực nhiệt huyết ban đầu, từ bỏ giấc mơ - đầu nguồn cho mọi dòng thác bản lĩnh và ý chí. Vì vậy, nếu như chưa ưu tú bằng người khác ta lại càng phải hy sinh, buông bỏ, chấp nhận, cố gắng, chỉ sợ chưa cố gắng mà đã nản lòng, chưa tiến lên đã muốn ngã xuống, làm nền cho người khác tỏa sáng. Họ giỏi hơn ta mà họ còn cố gắng không ngừng, ta lấy cớ gì mà đình trệ, lười biếng?
Nhưng câu hỏi đặt ra là: "Liệu trên đời này, chỉ cần cố gắng là có được mọi thứ mình muốn"?
Đó là một câu hỏi khó trả lời. Năm bạn mười mấy tuổi đơn phương một người, cố gắng theo đuổi họ nhưng kết thúc vẫn là không có được, câu trả lời cho câu hỏi trên là: không. Bạn tham gia một cuộc thi, đối thủ của bạn nhờ có tiền, gia thế và mối quan hệ mà thắng bạn một cách bẩn thỉu, câu trả lời cho câu hỏi trên cũng là: không.
Cây thường xuân trong "Chiếc lá cuối cùng", cái cây có chiếc lá mang trong mình trọng trách, nghĩa vụ lớn lao, chiếc lá mang trong mình sinh mệnh của một con người. Vào đêm mưa bão ấy, chiếc lá kia đã rụng xuống, chắc chắn đã rụng xuống. Chiếc lá của cuối cùng ấy đã không hoàn thành trọng trách và nghĩa vụ của mình, nhưng nếu nó không rụng xuống mà lay lắt trên cành cây trơ trọi chỉ để kéo dài sinh mệnh kia trong vô vọng thì thà rằng rụng xuống để một chiếc lá khác được dựng lên không phải sẽ tốt hơn sao, mà chiếc lá kia là một chiếc lá giữa tình người với người, một chiếc lá kiệt tác cuối cùng, đúc kết từ tình yêu đồng loại và nỗi khát khao cống hiến.
Trong trường hợp này, cần hiểu: đôi khi cố gắng không có được một thứ nhưng lại là cơ hội để ta nhìn nhận lại mọi thứ, bản thân, mục tiêu, kết quả đã đạt được để từ đó chọn cho mình một hướng đi mới phù hợp hơn, giống như chiếc là bằng màu vẽ kia, sau cùng để lại một giá trị vĩnh viễn vô ngần: là một sinh mệnh, một sự sống.
Chạy theo ánh hào quang của hai chữ "nỗ lực", người ta hô hào, khoe mẽ mình chăm chỉ làm việc như thế nào, thức khuya dậy sớm ra sao, chia sẻ lên mạng xã hội để rồi vô thức không biết mình bị cuốn theo những tương tác vô thực mà mạng xã hội mang lại, còn thực tế vẫn chưa có vấn đề gì được giải quyết trọn vẹn. Lại có những người lưu một đống video truyền cảm hứng, truyền động lực, đăng kí biết bao nhiêu khóa học kỹ năng, nhưng không bao giờ mở ra xem, đến lúc học lại viện cớ này nọ. Cứ tự nhủ bản thân phải làm cái này cái kia nhưng lại không chịu bắt tay vào hành động, đầu tư thời gian, tập trung suy nghĩ, như thế chính là: nỗ lực ảo.
Nhạc sĩ Trần Lập từng viết:"Chẳng chặng đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai" (Đường đến ngày vinh quang). Khi nhìn thấy một người đi trên con đường trải đầy hoa hồng, người đứng nhìn từ xa, dù ngưỡng mộ hay đố kỵ ghen ghét, đều chỉ nhìn thấy con đường ấy được trải đầy hoa hồng mà không biết bàn chân đi trên con đường ấy đang đẫm máu vì những chiếc gai nhọn, những chiếc gai ấy giấu mình, ẩn khuất sâu mãi bên trong khiến cho người ngoài nhìn vào không thể nhìn thấy được.
Cố gắng nỗ lực cũng vậy, đi trên con đường nỗ lực ảo sẽ chẳng có mũi gai nào làm chảy máu chân ta nhưng cũng sẽ không có hoa thơm quả ngọt ở cuối con đường, người khác sẽ chỉ nhớ đến bạn trong một khoảnh khắc. Khi đi trên con đường của sự nỗ lực không những dẫm phải nhiều chông gai mà có khi còn không được ai nhớ đến, có điều, khi đi trên con đường ấy, một khi đã cố gắng hết sức kết quả nhận lại sẽ tuyệt vời đến thế nào đây?
Nỗ lực ảo thì chẳng có giá trị thật nào được tạo ra. Giá trị đích thực đến từ những cố gắng đích thực.
Sự cố gắng nỗ lực của bạn ngày hôm nay giống như ngọn đèn le lói, như chú đom đóm nhỏ trong đêm, sự cố gắng ấy, nếu như vẫn đang bị bóng đêm bao phủ, không sao đâu, kiên trì duy trì ngọn đèn ấy, biết đấu nó lại là vật định hướng cho một ai đó lạc giữa bóng đêm. Sự cố gắng của bạn hôm nay, vì chính bản thân bạn ngày mai, sự cố gắng ấy cũng có thể đang âm thầm cổ vũ, truyền cảm hứng cho người khác. Jack Ma có một câu nói thế này: "Ngày hôm nay khó khăn đấy, ngày mai sẽ còn tồi tệ hơn, nhưng ngày sau ngày mai sẽ là nắng ấm. Nếu ngày mai bạn bỏ cuộc, bạn sẽ không bao giờ thấy nắng trời.". Vậy nên, cố lên nhé dù kết quả cuối cùng có là gì, bởi vì...
Chúng ta, dù sao cũng đã không ngừng cố gắng
"Cơm người khổ lắm ai ơi
Đâu như cơm mẹ, chỉ ngồi xuống ăn"
Tôi tin rằng, cuộc sống của chúng ta là một điều thú vị, là một con đường quanh co mà nếu không có bản đồ hay kế hoạch nào sẽ mất phương hướng, một tổ hợp ngọt ngào và đau thương, vấp ngã và đứng dậy, từ bỏ và kiên trì. Trong đoạn đường chênh vênh ấy mỗi người sinh ra trên cõi đời này đều mang trong mình những sứ mạng riêng. Và, tôi cũng tin rằng, trên con đường quanh co ấy của tuổi trẻ, ai cũng từng đam mê, ai cũng từng nhiệt huyết nỗ lực đến cùng dẫu biết mình có thể không làm được. Còn điều gì dũng cảm hơn thế? Kẻ dũng cảm chính là kẻ vẫn chiến đấu đến phút cuối cùng dẫu biết rằng mình sẽ thua. Giống như tác giả Mèo Maverick đã viết trong cuốn "Khi tài năng không theo giấc mơ":
"Khi tài năng không theo kịp giấc mơ, bạn sẽ chọn từ bỏ hay kiên trì trau dồi bản thân để đạt được giấc mơ ấy?"
Chúng ta sinh ra cũng giống như những mầm cây vậy. Chúng ta là những mầm cây, đất là vùng an toàn, chúng ta có thể ở mãi trong vùng an toàn và kết thúc tại đấy, trong khi những người khác không ngừng cố gắng vượt qua đau đớn gian truân mới có thể xuyên qua lớp đất dày cứng, và, một khi đã ra khỏi lớp đất bảo vệ nuôi dưỡng ấy, thứ tiếp theo là ánh sáng mặt trời rực rỡ vĩnh hằng, là những gì tốt đẹp nhất của thế giới bên ngoài mà chưa chắc lòng đất đã có được.
Nếu có ai hỏi tôi: Nỗ lực là gì? Cố gắng là gì? Tôi sẽ không ngần ngại mà hỏi lại họ rằng: "Nỗ lực là gì nếu như không phải là những lần thức đêm làm kế hoạch? Nỗ lực là gì nếu không là những lần nhận được những lời nói cay đắng, đánh giá lệch lạc của những người khác mà vẫn không đầu hàng, bỏ cuộc? Nỗ lực là gì khi cứ đuổi theo một ngôi sao cao xa, xa tầm với nhưng vẫn không từ bỏ?"
Cậu bé Jiro thuở nhỏ mang trong mình ước mơ chinh phục bầu trời, những giấc mơ về máy bay, máy bay mang những giấc mơ tuyệt đẹp, trong sáng đến cuối chân trời, giấc mơ ấy dẫn lối cho ông đến với việc thiết kế nhưng phi cơ. Vậy mà, "Trăm năm trong cõi người ta/Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau".
Horikoshi Jiro đã đưa những sáng chế của mình đi vào thử nghiệm và kết quả nhận lại: ông thất bại vô số lần trong những thử nghiệm ấy, và những phát minh mà ông ngày đêm nghiên cứu mãi mãi không được đưa vào sản xuất. Sau những lần chứng kiến cảnh máy bay do mình thiết kế đâm thẳng xuống thảo nguyên và không thể vút qua những đám mây khổng lồ trên bầu trời, ông ấy đã nỗ lực đến thế, chiến đấu không ngừng nghỉ đến thế: thất bại, làm lại, tiếp tục. Trong thời kỳ ấy, ở đất nước ấy, có một người hơn cả vạn người, một người đã vượt qua thời không cũ kỹ của nước Nhật, vượt lên những thất bại, đấu tranh, thách thức để rồi chế tạo ra một chiến đấu cơ huyền thoại cho Đế quốc mặt trời mọc - A6M Zero.
Nếu như ngày đó, Horikoshi Jiro từ bỏ ước mơ, buông xuôi, đầu hàng trước số phận, thì nước Nhật đã không có một thời huy hoàng đến thế, hậu thế sẽ không biết đến một người tuyệt vời đến thế, bản thân Jiro cũng sẽ không thể biết ông có thể làm được những điều đẹp đẽ đến thế - những điều đẹp đẽ kết tinh từ giấc mơ thuở ấu thơ và lòng trung thành với Tổ quốc. Chao ôi! Tuổi trẻ ấy, cuộc đời ấy quả thật quá vĩ đại.
Và rồi sau này, khi Gibli Studio lấy cảm hứng về câu chuyện cuộc đời của ông, cho ra đời bộ phim "The Wind Rises", chúng ta càng thêm trân trọng những cống hiến, những nỗ lực và chúng ta cũng khám phá ra rằng: cuộc sống muôn màu màu vẻ, tự cổ chí kim đều phải chiến đấu, chiến đấu với đối thủ, chiến đấu với số phận, chiến đấu với chính mình.
Thật ra, hai chữ "cố gắng" không phải chỉ trong những câu chuyện to tát lớn lao, ngay cả trong cuộc sống hiện nay, thế hệ trẻ chúng ta cũng đã đang và sẽ cố gắng không ngừng để cống hiên nhiệt huyết, đam mê, tạo nên những giá trị cho cộng đồng. Chúng ta sau này, khi đã đạt được mục tiêu ban đầu đề ra, sẽ nhớ đến những tháng ngày đổ mồ hôi, sôi nước mắt, những tháng ngày gian khổ đó, vô tình đã hun đúc rèn luyện con người bản lĩnh hơn, kiên cường hơn.
Thi vào 10 Trung Học Phổ Thông là một cuộc chiến với sức cạnh tranh vô cùng tàn khốc. Chỉ mấy trang giấy, mấy tiếng đồng hồ nhưng lại quyết định cả cuộc đời của một con người. Năm đó, người bạn A của tôi đã nói sẽ không thi vào 10 mà đi học nghề, một người bạn khác nghe xong tức muốn tăng xông, nhưng chỉ nói mấy câu với bạn A. Tôi nhớ đại khái cuộc đối thoại ấy như thế này:
- Bạn thật sự sẽ đi học nghề à?
- Thật chứ sao không
- Đã thử chưa mà biết
- Thật sự, không cần thử cũng biết, ai nhìn vào cũng sẽ thấy tôi không thể thi.
- Bạn là một đứa ngốc. Nhưng không đến mức quá ngốc không biết gì. Nên là, cứ đi thi đi.
- Thi rồi trượt, lúc ấy mới nhục. Học hành vất vả như thế cuối cùng lại không có kết quả gì. Bạn nói xem có đáng không?
- Bạn hỏi tôi có đáng không? Tôi cảm thấy đáng. Suy cho cùng bạn cũng không bỏ cuộc ngay từ đầu, sau này nhìn lại cũng sẽ không hối hận. Đi học nghề không phải xấu, nhưng đó là lựa chọn của người không đủ sức thi vào 10, sức bạn thi được, tại sao không thử một lần, hơn nữa cũng không mất gì.
- Thật là...Tôi nên làm gì đây?
- Cuộc đời của bạn chẳng phải là do bạn quyết định hay sao?
Lời khuyên kiểu cũ, cách nói cũng không mới nhưng sức mạnh của ngôn từ thật rất lớn, có thể giúp thay đỗi góc nhìn của cả vấn đề. Sau này tôi tự hỏi, người đưa ra lời khuyên cho người khác một cách chín chắn như vậy, trong cuộc sống, rốt cuộc đã phải trải qua những thăng trầm nào đây?
Để tạo nên một giá trị, đầu tiên bao giờ cũng là bắt tay làm, sau đó là quá trình cuối cùng mới là kết quả. Tôi tin rằng, trong số ba thứ trên, quá trình luôn là điều tuyệt vời và đẹp đẽ hơn cả. Bạn trồng một cái cây, ngày ngày chăm bón tưới nước để ý cái cây ấy, sau này rèn luyện cho bạn tính kiên trì, bền bỉ. Bạn bắt đầu nuôi thú cưng, ngày ngày đi học đi làm về có nó chào đón, sau này rèn luyện cho bạn tình cảm thương yêu trân trọng những gì bạn có. Bạn kiên trì đọc, viết lách, sau này rèn luyện cho bạn tâm hồn phong phú, tấm lòng bao dung.
Lư Tư Hạo từng viết: "Đứa bé muốn hái sao, cô độc là môn học bắt buộc của chúng, ta không sợ chính mình nỗ lực rồi không ưu tú, ta chỉ sợ người ưu tú hơn ta còn nỗ lực hơn ta". Trong nhận định này, hình ảnh đứa bé hái sao đã phần nào khắc họa con người ta trong những phút giây cố gắng vì đam mê, ước mơ đang sáng lấp lánh kia, và khi đó, con người lại phải đối mặt với cô đơn, đó là cái giá phải trả: mất đi một vài người bạn, mất đi một vài thứ quan trọng...
Và, vế sau của nhận định: người ưu tú hơn ta còn nỗ lực hơn ta - kiên trì trau dồi bản thân trong lĩnh vực của mình, làm việc với quyết tâm cao độ như thế, hy sinh, đánh đổi mất mát khôn cùng đến khi nhân lại kết quả nhận ra mình vẫn chưa phải người giỏi nhất, đó mới là điều đáng sợ, bởi vì, khi đó có người vì điều đó mà ngày càng vươn lên, kiên trì gọt giũa bản thân,tiếp tục không ngừng cố gắng, lại cũng có người không còn động lực nhiệt huyết ban đầu, từ bỏ giấc mơ - đầu nguồn cho mọi dòng thác bản lĩnh và ý chí. Vì vậy, nếu như chưa ưu tú bằng người khác ta lại càng phải hy sinh, buông bỏ, chấp nhận, cố gắng, chỉ sợ chưa cố gắng mà đã nản lòng, chưa tiến lên đã muốn ngã xuống, làm nền cho người khác tỏa sáng. Họ giỏi hơn ta mà họ còn cố gắng không ngừng, ta lấy cớ gì mà đình trệ, lười biếng?
Nhưng câu hỏi đặt ra là: "Liệu trên đời này, chỉ cần cố gắng là có được mọi thứ mình muốn"?
Đó là một câu hỏi khó trả lời. Năm bạn mười mấy tuổi đơn phương một người, cố gắng theo đuổi họ nhưng kết thúc vẫn là không có được, câu trả lời cho câu hỏi trên là: không. Bạn tham gia một cuộc thi, đối thủ của bạn nhờ có tiền, gia thế và mối quan hệ mà thắng bạn một cách bẩn thỉu, câu trả lời cho câu hỏi trên cũng là: không.
Cây thường xuân trong "Chiếc lá cuối cùng", cái cây có chiếc lá mang trong mình trọng trách, nghĩa vụ lớn lao, chiếc lá mang trong mình sinh mệnh của một con người. Vào đêm mưa bão ấy, chiếc lá kia đã rụng xuống, chắc chắn đã rụng xuống. Chiếc lá của cuối cùng ấy đã không hoàn thành trọng trách và nghĩa vụ của mình, nhưng nếu nó không rụng xuống mà lay lắt trên cành cây trơ trọi chỉ để kéo dài sinh mệnh kia trong vô vọng thì thà rằng rụng xuống để một chiếc lá khác được dựng lên không phải sẽ tốt hơn sao, mà chiếc lá kia là một chiếc lá giữa tình người với người, một chiếc lá kiệt tác cuối cùng, đúc kết từ tình yêu đồng loại và nỗi khát khao cống hiến.
Trong trường hợp này, cần hiểu: đôi khi cố gắng không có được một thứ nhưng lại là cơ hội để ta nhìn nhận lại mọi thứ, bản thân, mục tiêu, kết quả đã đạt được để từ đó chọn cho mình một hướng đi mới phù hợp hơn, giống như chiếc là bằng màu vẽ kia, sau cùng để lại một giá trị vĩnh viễn vô ngần: là một sinh mệnh, một sự sống.
Chạy theo ánh hào quang của hai chữ "nỗ lực", người ta hô hào, khoe mẽ mình chăm chỉ làm việc như thế nào, thức khuya dậy sớm ra sao, chia sẻ lên mạng xã hội để rồi vô thức không biết mình bị cuốn theo những tương tác vô thực mà mạng xã hội mang lại, còn thực tế vẫn chưa có vấn đề gì được giải quyết trọn vẹn. Lại có những người lưu một đống video truyền cảm hứng, truyền động lực, đăng kí biết bao nhiêu khóa học kỹ năng, nhưng không bao giờ mở ra xem, đến lúc học lại viện cớ này nọ. Cứ tự nhủ bản thân phải làm cái này cái kia nhưng lại không chịu bắt tay vào hành động, đầu tư thời gian, tập trung suy nghĩ, như thế chính là: nỗ lực ảo.
Nhạc sĩ Trần Lập từng viết:"Chẳng chặng đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai" (Đường đến ngày vinh quang). Khi nhìn thấy một người đi trên con đường trải đầy hoa hồng, người đứng nhìn từ xa, dù ngưỡng mộ hay đố kỵ ghen ghét, đều chỉ nhìn thấy con đường ấy được trải đầy hoa hồng mà không biết bàn chân đi trên con đường ấy đang đẫm máu vì những chiếc gai nhọn, những chiếc gai ấy giấu mình, ẩn khuất sâu mãi bên trong khiến cho người ngoài nhìn vào không thể nhìn thấy được.
Cố gắng nỗ lực cũng vậy, đi trên con đường nỗ lực ảo sẽ chẳng có mũi gai nào làm chảy máu chân ta nhưng cũng sẽ không có hoa thơm quả ngọt ở cuối con đường, người khác sẽ chỉ nhớ đến bạn trong một khoảnh khắc. Khi đi trên con đường của sự nỗ lực không những dẫm phải nhiều chông gai mà có khi còn không được ai nhớ đến, có điều, khi đi trên con đường ấy, một khi đã cố gắng hết sức kết quả nhận lại sẽ tuyệt vời đến thế nào đây?
Nỗ lực ảo thì chẳng có giá trị thật nào được tạo ra. Giá trị đích thực đến từ những cố gắng đích thực.
Sự cố gắng nỗ lực của bạn ngày hôm nay giống như ngọn đèn le lói, như chú đom đóm nhỏ trong đêm, sự cố gắng ấy, nếu như vẫn đang bị bóng đêm bao phủ, không sao đâu, kiên trì duy trì ngọn đèn ấy, biết đấu nó lại là vật định hướng cho một ai đó lạc giữa bóng đêm. Sự cố gắng của bạn hôm nay, vì chính bản thân bạn ngày mai, sự cố gắng ấy cũng có thể đang âm thầm cổ vũ, truyền cảm hứng cho người khác. Jack Ma có một câu nói thế này: "Ngày hôm nay khó khăn đấy, ngày mai sẽ còn tồi tệ hơn, nhưng ngày sau ngày mai sẽ là nắng ấm. Nếu ngày mai bạn bỏ cuộc, bạn sẽ không bao giờ thấy nắng trời.". Vậy nên, cố lên nhé dù kết quả cuối cùng có là gì, bởi vì...
Chúng ta, dù sao cũng đã không ngừng cố gắng