Chuyên đề nghị luận xã hội và viết đoạn văn nghị luận 200 chữ

Chuyên đề nghị luận xã hội và viết đoạn văn nghị luận 200 chữ

Văn Học
Văn Học
Nghị luận xã hội là gì? Nghị luận xã hội là một phương pháp nghị luận bàn về các vấn đề thuộc các lĩnh vực xã hội, chính trị, đạo đức, chân lý đời sống,... Đây là thể loại văn học được sử dụng nhằm làm sáng tỏ, mở rộng vấn đề.

Nghị luận xã hội bao gồm tất cả những vấn đề về lối sống, đạo lý, tư tưởng, những hiện tượng tốt xấu, đúng sai trong xã hội. Từ đó có thể đưa ra cái nhìn chân thực của bạn về vấn đề đó và ứng dụng vào đời sống ra sao.

Thể loại văn nghị luận được người viết, viết ra nhằm mục đích nêu ra cho người đọc và người nghe hiểu rõ về tư tưởng của bạn đối với một vấn đề, hiện tượng nào đó trong văn học hoặc đời sống. Người viết đưa ra được những minh chứng và giải thích rõ vấn đề đó.

I. Các dạng bài NLXH

- Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

- Nghị luận về một hiện tượng trong đời sống

- ...

II. Yêu cầu chung về hình thức và lập luận

1. Về hình thức:


- Viết trong vòng 15-20’, hơn 2/3 trang giấy

- Tuyệt đối không xuống hàng

- Đoạn văn phải có tính trọn vẹn nội dung, hoàn chỉnh về hình thức.

2. Yêu cầu về lập luận:


- Chọn hình thức kết cấu của đoạn văn: Diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp.

- Chọn các thao tác lập luận phù hợp

- Chọn giới hạn nội dung, phạm vi tư liệu, dẫn chứng...

III. Hướng dẫn cách làm cụ thể:

1. Yêu cầu về xác định đề


- Đọc kĩ đề, gạch chân dưới từ, cụm từ quan trọng; ngăn vế nếu có...

- Xác định nội dung của vấn đề (Nghĩa đen/Nghĩa hàm ẩn)

2. Cách làm cụ thể

Nghị luận về sự vô cảm

Lối sống yêu thương, sẻ chia

a. Các câu dẫn/Cách đặt vấn đề cho đoạn văn

* Dạng nghị luận về một hiện tượng trong đời sống

- Đi từ nguyên nhân xã hội như đời sống vật chất, đồng tiền, cuộc sống xã hội bộn bề...

- Đi từ nguyên nhân xã hội như sự phát triển của công nghệ thông tin, ngành công nghiệp giải trí...

* Dạng nghị luận về một tư tưởng đạo lí

- Lối sống đẹp, sống hết mình, sống yêu thương

+ “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng/Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi”của cố nhạc sĩ TSC....

+ “Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm”

+ “Nếu là con chim, là chiếc lá/Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh/Lẽ nào vay mà không trả/Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”. (“Một khúc ca xuân”-Tố Hữu)

+ “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình”. (“Thép đã tôi thế đấy”-N.ostrovski)

- Về phẩm chất của con người

Sinh ra và hiện hữu trong cõi trần gian thì không ai là hoàn hảo cả. “Nhân vô thập toàn” nhưng không có nghĩa là chúng ta bằng lòng, an phận với kiếp nhân sinh mà ngược lại…

- Về sự cố gắng, nỗ lực của con người

+ “Sinh ra trong đói nghèo không phải là lỗi của chúng ta, chung sống với đói nghèo đó là lỗi của chúng ta”. (Bill Gates)

+ “SỰ SỐNG NẢY SINH TỪ TRONG CÁI CHẾT, HẠNH PHÚC HIỆN HÌNH TỪ TRONG NHỮNG HY SINH, GIAN KHỔ, Ở ĐỜI NÀY KHÔNG CÓ CON ĐƯỜNG CÙNG, CHỈ CÓ NHỮNG RANH GIỚI, ĐIỀU CỐT YẾU LÀ PHẢI CÓ SỨC MẠNH ĐỂ BƯỚC QUA NHỮNG RANH GIỚI ẤY...” (“MÙA LẠC”-NGUYỄN KHẢI)

+ “CHÚNG TA KHÔNG CÓ QUYỀN CHỌN CHO MÌNH NƠI SINH RA NHƯNG CÓ THỂ CHỌN CHO MÌNH CÁCH ĐỂ SỐNG”

- VỀ NGƯỜI MẸ: BERSOT NÓI: “TRONG VŨ TRỤ CÓ LẮM KỲ QUAN, NHƯNG KỲ QUAN ĐẸP NHẤT LÀ TRÁI TIM CỦA NGƯỜI MẸ”.

- VỀ BIỂN ĐẢO: “NẾU TỔ QUỐC ĐANG BÃO GIÔNG TỪ BIỂN/CÓ MỘT PHẦN MÁU THỊT Ở HOÀNG SA/NGÀN NĂM TRƯỚC CON THEO CHA XUỐNG BIỂN/MẸ LÊN RỪNG THƯƠNG NHỚ MÃI TRƯỜNG SA”. (“TỔ QUỐC NHÌN TỪ BIỂN”-NGUYỄN VIỆT CHIẾN).

- VỀ QUÊ HƯƠNG, LÒNG YÊU NƯỚC:“QUÊ HƯƠNG LÀ GÌ HỞ MẸ/MÀ CÔ GIÁO DẠY PHẢI YÊU/QUÊ HƯƠNG LÀ GÌ HỞ MẸ/AI ĐI XA CŨNG NHỚ NHIỀU”. (“QUÊ HƯƠNG”-ĐỖ TRUNG QUÂN)

IV. Cách làm cụ thể (Các bước):

1. Câu dẫn đặt vấn đề + Khẳng định vấn đề và đưa vấn đề cần nghị luận vào

2. Giải thích nghĩa vấn đề (Là gì?)

3. Biểu hiện của vấn đề (Như thế nào?) + Dẫn chứng.

4. Nêu nguyên nhân: Tốt (Nêu lợi ích)/Xấu (Nêu tác hại) (Vì sao?) + Dẫn chứng.

5. Bàn luận: Lật ngược vấn đề để bàn luận (Nêu dẫn chứng)

6. Đề xuất giải pháp (Phải làm gì?)

7. Liên hệ, mở rộng vấn đề.

8. Bài học nhận thức và hành động cho bản thân.



B. PHẦN BÀI TẬP.

1. Trong đoạn kết của bộ phim Fast and Furious 7 (Quá nhanh, quá nguy hiểm), sau khi cùng nhau trải qua hàng loạt khó khăn để bảo vệ gia đình của mình nhân vật Dom đã nói với người anh em của mình rằng: Cho dù cậu có ở đâu, cách hàng dặm xa hay là nửa vòng trái đất, cậu sẽ mãi ở trong tim chúng tôi và chúng tôi sẽ mãi là gia đình của cậu. Từ câu nói trên, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ về vai trò của tình cảm gia đình đối với đời sống mỗi con người.

2. Trong bộ phim “You’re the apple of my eye” (dịch: Cô gái năm ấy chúng ta cùng theo đuổi), nhân vật chính Kha Đằng sau khi đã đi qua tuổi thanh xuân sôi nổi, nhiều thăng trầm, đã nhận ra rằng: Tuổi trẻ như một cơn mưa rào, cho dù bị cảm, vẫn muốn quay lại, để được ướt thêm một lần nữa. Từ câu nói trên, anh/chị có suy nghĩ gì về ý nghĩa của những thăng trầm trong những năm tháng tuổi trẻ? Hãy trình bày suy nghĩ ấy bằng một đoạn văn (khoảng 600 chữ).

3. Tại SEA Games 28, Ánh Viên đã đi vào lịch sử bơi lội Đông Nam Á và mang lại vinh quang cho thể thao nước nhà với thành tích ấn tượng: 8 huy chương vàng và phá vỡ 8 kỷ lục SEA games. Trả lời phỏng vấn báo chí, “kình ngư số một Việt Nam” đã nói: “Nếu tôi hài lòng với những gì đã đạt được, tôi là kẻ thất bại ngay từ bây giờ, chứ không phải chờ tới ngày mai. Tôi không nhớ đến chiến thắng, mỗi ngày đều nỗ lực như chưa giành được gì”.

(Theo seagames.vnexpress.net/ “Vì sao Ánh Viên khóc khi về đích?”).

Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của mình về câu nói trên.

4. Trong cuốn “Hạt giống tâm hồn” nhà văn Masrai sasdor có viết: “Trong mắt người khác bạn có thể thất bại vài ba lần nhưng với bản thân, bạn không được phép trở nên mềm yếu, vì đấy là sự thất bại thảm hại nhất”. Câu nói trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

5. Lí giải về sự thành đạt, có người khẳng định: “Thành đạt là do có điều kiện, được học tập hơn người”, có người cho rằng: “Thành đạt là do tài năng thiên bẩm”, cũng có người nói: “Thành đạt là do may mắn gặp thời”. Theo anh/chị, mấu chốt của vấn đề thành đạt là ở đâu? Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 từ) để trình bày suy nghĩ của mình trả lời cho câu hỏi đó.

6. Ngạn ngữ Nga có câu: “Nếu có hai cái bánh mì, tôi sẽ bán đi để mua hoa hồng. Cả tâm hồn cũng cần phải được ăn uống”. Hãy trình bày suy nghĩ ấy bằng một đoạn văn (khoảng 200 chữ).

7. Một số thanh niên hiện nay vẫn cho rằng: “Chỉ có tiền tài và địa vị thì mới có hạnh phúc”. Hãy dùng lập luận bác bỏ để phản bác tư tưởng đó.

8. CÂU CHUYỆN HAI BIỂN HỒ

NGƯỜI TA BẢO Ở BÊN PALESTINE CÓ HAI BIỂN HỒ. BIỂN HỒ THỨ NHẤT GỌI LÀ BIỂN CHẾT. ĐÚNG NHƯ TÊN GỌI, KHÔNG CÓ SỰ SỐNG NÀO BÊN TRONG CŨNG NHƯ XUNG QUANH BIỂN HỒ NÀY. NƯỚC TRONG HỒ KHÔNG CÓ MỘT LOÀI CÁ NÀO CÓ THỂ SỐNG NỔI MÀ NGƯỜI UỐNG PHẢI CŨNG BỊ BỆNH. AI AI CŨNG ĐỀU KHÔNG MUỐN SỐNG GẦN ĐÓ.

Biển hồ thứ hai là Galilee. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng có thể sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này.

Nhưng điều kỳ lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jondan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ nó cho riêng mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galilee cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jondan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông rạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muôn thú và con người.

9. Hiện nay rất nhiều bạn trẻ hiện nay sử dụng nhiều mạng xã hội trong đó có Facebook quá lạm dụng nên đã trực tiếp ảnh hưởng tới cuộc sống của họ, mặt tốt cũng nhiều nhưng mặt xấu không phải là ít. Anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200) từ trình bày suy nghĩ của mình hiện tượng trên.

10. Anh/chị hãy đoạn văn (khoảng 200 từ) bàn về hiện tượng hiện nay nhiều bạn trẻ tự tạo Scandal để được nổi tiếng. Bạn có đồng tình không?

11. Qua lời thơ trong bài “Chân quê” của Nguyễn Bính, anh/chị hiểu gì thêm việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của tuổi trẻ trong thời buổi kinh tế hội nhập. Trình bày suy nghĩ của mình trong đoạn văn (khoảng 200 từ).

“Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”

12. Trong bài diễn ca lịch sử Lịch sử nước ta, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc có mở đầu bằng hai câu thơ nổi tiếng:

Dân ta phải biết sử ta,
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.

Ở đoạn trích Đất Nước (Trích trường ca “Mặt đường khát vọng”), nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng đã viết:

Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.

Là một thanh niên sống trong bối cảnh đất nước hiện nay, anh/chị có suy nghĩ gì về những lời nhắn nhủ trên?

13. Trình bày suy nghĩa của anh/chị về việc sử dụng Tiếng Việt (nói và viết) trong giới trẻ hiện nay.

14. Hiện nay ở những thành phố lớn hay các khu du lịch ta bắt gặp không ít hiện tượng 1 số người vì lười lao động mà ngụy trang thành kẻ ốm đau, bệnh tật, lợi dụng lòng trắc ẩn của khách bộ hành để mưu sinh. Hãy viết bài văn khoảng 600 từ để trình bày suy nghĩ của anh chị về hiện tượng trên.

15. Hãy viết bài văn ngắn về việc lựa chọn nghề của mình trong tương lai: chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực thực tế của mình; chọn nghề nghiệp đang ưa chuộng trong đời sống hay quyết theo đuổi nghề mình yêu thích?

16. Trong “Phép màu nhiệm của đời” (NXB Trẻ -2005) có câu chuyện rằng: Người hàng xóm của cậu bé 4 tuổi vừa mất vợ. Nhìn thấy ông khóc, cậu bé lại gần và leo lăn ngồi vào lòng ông. Cậu ngồi rất lâu và chì ngồi như thế. Khi mẹ em hỏi em đã trò chuyện những gì với ông ấy, cậu bé trả lời: Không có gì đâu ạ. Con chỉ để ông ấy khóc. Anh/chị suy nghĩ gì về cậu chuyện trên và liên hệ đời sống và bản thân.

C. PHẦN DẪN CHỨNG CHO BÀI LÀM

1. BILL GATES: SINH RA TRONG MỘT GIA ĐÌNH KHÁ GIẢ Ở HOA KÌ. TỪ NHỎ ĐÃ SAY MÊ TOÁN HỌC, TỪNG ĐẬU VÀO NGÀNH LUẬT CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HARVARD NHƯNG VỚI NIỀM SAY MÊ MÁY TÍNH ÔNG ĐÃ NGHỈ HỌC VÀ CÙNG MỘT NGƯỜI BẠN MỞ CÔNG TY MICROSOFT. VƯỢT QUA NHIỀU KHÓ KHĂN ÔNG ĐA TRỞ THÀNH NGƯỜI GIÀU NHẤT HÀNH TINH VÀ HIỆN NAY ÔNG ĐÃ DÀNH 95% TÀI SẢN CỦA MÌNH ĐỂ LÀM TỪ THIỆN. ĐÓ LÀ THÀNH CÔNG NHỜ SỰ TỰ HỌC VÀ NIỀM ĐAM MÊ CÔNG VIỆC. CÂU NÓI NỔI TIẾNG: “SINH RA TRONG ĐÓI NGHÈO KHÔNG PHẢI LÀ LỖI CỦA CHÚNG TA, CHUNG SỐNG VỚI ĐÓI NGHÈO ĐÓ LÀ LỖI CỦA CHÚNG TA”.

2. PICASO: THUỞ NIÊN THIẾU PICASO LÀ MỘT HỌA SĨ VÔ DANH, NGHÈO TÚNG Ở PARIS. ĐẾN LÚC CHỈ CÒN 15 ĐỒNG BẠC, ÔNG QUYẾT ĐỊNH “ĐÁNH CANH BẠC CUỐI CÙNG”. ÔNG THUÊ SINH VIÊN DẠO CÁC CỬA HÀNG TRANH VÀ HỎI “Ở ĐÂY CÓ BÁN TRANH CỦA PICASO KHÔNG?” CHƯA ĐẦY MỘT THÁNG TÊN TUỔI CỦA ÔNG ĐÃ NỔI TIẾNG KHẮP PARIS, TRANH CỦA ÔNG BÁN ĐƯỢC VÀ NỔI TIẾNG TỪ ĐÓ. ĐÓ LÀ NẾU KHÔNG TỰ TẠO CƠ HỘI CHO CHÍNH MÌNH THÌ CHẲNG BAO GIỜ TA CÓ CƠ HỘI CẢ.

3. FRANKLIN: HÀNG TRIỆU NĂM DÀI CON NGƯỜI SỐNG TRONG PHẤP PHỎNG LO SỢ BỞI SẤM SÉT KINH HOÀNG. FRANKLIN NHÀ BÁC HỌC MĨ ĐÃ DŨNG CẢM THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM LÀM CỘT THU LÔI. CÔNG VIỆC ĐÓ CÓ THỂ GÂY RA CÁI CHẾT CHO ÔNG BẤT KÌ LÚC NÀO. SAU NHIỀU NĂM ĐƯƠNG ĐẦU VỚI SẤM SÉT, NĂM 1752 FRANKLIN ĐÃ THÀNH CÔNG. ĐÓ LÀ SỨC MẠNH CỦA LÒNG DŨNG CẢM.

4. NEWTON: LÀ NHÀ TOÁN HỌC, VẬT LÍ HỌC, CƠ HỌC, THIÊN VĂN HỌC VĨ ĐẠI NGƯỜI ANH. SINH RA THIẾU THÁNG, LÀ MỘT ĐỨA TRẺ YẾU ỚT, THƯỜNG PHẢI TRÁNH NHƯNG TRÒ CHƠI HIẾU ĐỘNG CỦA BẠN BÈ. DO ĐÓ ÔNG ĐÃ TỰ TẠO RA NHỮNG TRÒ CHƠI CHO MÌNH VÀ TRỞ THÀNH NGƯỜI RẤT TÀI NĂNG. ĐÓ LÀ NHỮNG THIẾU THỐN CỦA BẢN THÂN KHÔNG THỂ THẮNG NỔI SỨC MẠNH CỦA NGHỊ LỰC.

5. V. PUTIN-TỔNG THỐNG NGA: ĐƯỢC TẠP CHÍ TIMES (MĨ) BÌNH CHỌN LÀ “NHÂN VẬT NỔI BẬT NHẤT CỦA NĂM 2007”, BẰNG SỰ LÃNH ĐẠO KHÔN NGOAN VÀ TÀI TÌNH CỦA MÌNH ÔNG ĐÃ ĐƯA NƯỚC NGA TRỞ THÀNH MỘT CƯỜNG QUỐC TRÊN THẾ GIỚI. UY TÍN CỦA PUTIN VÀ CẢ NƯỚC NGA ĐÃ ĐƯỢC KHÔNG CHỈ MĨ, CHÂU ÂU MÀ CẢ THẾ GIỚI PHẢI TÔN TRỌNG. ĐÓ LÀ UY TÍN, DANH DỰ LÀ ĐIỀU QUAN TRỌNG TẠO NÊN GIÁ TRỊ CON NGƯỜI.

6. O. HENRY: NHÀ VĂN TRỨ DANH CỦA NƯỚC MĨ. ÔNG CHƯA TỪNG HƯỞNG BẤT KÌ MỘT SỰ GIÁO DỤC NÀO, HAY BỊ BỆNH TẬT DÀY VÒ, THUỞ NHỎ ĐI CHĂN BÒ, CHĂN DÊ, LÀM THUÊ. TỪNG LÀM KẾ TOÁN NHƯNG BỊ TÌNH NGHI LÀ ĂN TRỘM TIỀN NÊN BỊ BẮT BỎ TÙ. SAU KHI RA TÙ ÔNG BẮT SAU VIẾT TRUYỆN NGẮN VÀ TRỞ NÊN NỔI TIẾNG, TÁC PHẨM CỦA ÔNG ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI NGHIÊN CỨU VÀ TRỞ THÀNH SÁCH BẮT BUỘC HỌC Ở ĐẠI HỌC. ĐÓ LÀ THÀNH CÔNG KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ CHƯA TỪNG THẤT BẠI.

7. LINCOLN: BỐ MẸ MÙ CHỮ, NÔNG DÂN NGHÈO, ÔNG PHẢI THƯỜNG XUYÊN NGHỈ HỌC. NĂM 21 TUỔI ĐÁNH XE BÒ VÀ BẮT ĐẦU TỰ LẬP. CUỘC ĐỜI ÔNG CHỈ ĐẾN TRƯỜNG 1 NĂM, ÔNG TỰ MUA SÁCH LUẬT VỀ HỌC VÀ TRỞ THÀNH LUẬT SƯ. ÔNG TỰ ỨNG CỬ VÀO NHÀ TRẮNG THẤT BẠI VÀ SAU ĐÓ MỚI THÀNH CÔNG.
8. WALT DISNEY: LÀ CON THỨ TƯ TRONG MỘT GIA ĐÌNH NÔNG DÂN NGHÈO, CHA NGHIỆN RƯỢU, BÀI BẠC. SÁU TUỔI ĐÃ PHẢI RA ĐỒNG LÀM VIỆC. MÊ VẼ NHƯNG VÌ KHÔNG CÓ TIỀN NÊN ÔNG DÙNG THAN ĐỂ VẼ LÊN GIẤY VỆ SINH. SAU NÀY, CÁI TÊN WALT DISNEY ĐÃ TRỞ NÊN NỔI TIẾNG THẾ GIỚI VỚI NHỮNG BỘ PHIM HOẠT HÌNH ĐỈNH CAO.

9. LÀ MỘT TRONG SỐ ÍT NGƯỜI VIỆT NAM NHIỄM HIV/AIDS DÁM CÔNG KHAI THÂN PHẬN-PHẠM THỊ HUỆ, QUÊ Ở HẢI PHÒNG ĐÃ ĐƯỢC TẠP CHÍ TIMES CỦA MĨ BẦU CHỌN LÀ “ANH HÙNG CHÂU Á”. BIẾT MÌNH VÀ CHỒNG BỊ NHIỄM BỆNH NHƯNG CHỊ ĐÃ CHIẾN THẮNG BẢN THÂN, ĐÓNG GÓP SỨC LỰC CÒN LẠI CHO CUỘC ĐỜI. THÁNG 2 NĂM 2005 CHỊ TRỞ THÀNH THÀNH VIÊN LIÊN HỢP QUỐC. ĐÓ LÀ CHIẾN THẮNG BẢN THÂN LÀ CHIẾN THẮNG VĨ ĐẠI NHẤT.

10. CHU VĂN AN: NHÀ NHO, NHÀ HIỀN TRIẾT, NHÀ SƯ PHẠM MẪU MỰC CUỐI ĐỜI TRẦN, NỔI TIẾNG CƯƠNG TRỰC, KHÔNG CẦU DANH LỢI. RA LÀM QUAN VÀO THỜI VUA TRẦN DỤ TÔNG (ĐẦU THẾ KỈ XIV), CHÍNH SỰ SUY ĐỒI, NỊNH THẦN LŨNG ĐOẠN, ÔNG DÂNG SỚ XIN CHÉM 7 NỊNH THẦN (THẤT TRẢM SỚ) NHƯNG KHÔNG ĐƯỢC CHẤP THUẬN. ÔNG TREO ẤN, TỪ QUAN VỀ QUÊ DẠY HỌC, SOẠN SÁCH. ÔNG KHÔNG VÌ HỌC TRÒ LÀM QUAN TO MÀ DỰA DẪM, LUÔN THẲNG THẮN PHÊ BÌNH NHỮNG HỌC TRÒ THIẾU LỄ ĐỘ. È TẤM GƯƠNG VỀ LỐI SỐNG TRUNG THỰC, BẤT CHẤP KHÓ KHĂN VẪN ĐẤU TRANH CHO LẼ PHẢI…

11. NGƯỜI NHẬT VÀ VẺ ĐẸP CỦA MỘT PHONG CÁCH VĂN HÓA: HỒI WORLD CUP NĂM 2002, TỔ CHỨC TẠI HÀN QUỐC VÀ NHẬT BẢN. RẤT NHIỀU FAN TỪ CHÂU ÂU SANG NHẬT XEM BÓNG ĐÁ. TRONG CÁC SÂN VẬN ĐỘNG, SAU KHI TRẬN ĐẤU KẾT THÚC, NGƯỜI XEM RA VỀ, NHƯNG NGƯỜI NHẬT NÁN LẠI NHẶT CÁC VỎ ĐỒ HỘP, CHAI, LỌ, RÁC VỨT RẢI RÁC TRONG SÂN VẬN ĐỘNG, ĐỂ MANG RA THÙNG RÁC BÊN NGOÀI. NHIỀU FAN TÂY THẤY XẤU HỔ, CŨNG QUAY LẠI, HỌC NGƯỜI NHẬT, NHẶT CÁC VỎ CHAI LỌ, ĐỒ HỘP, BAO GIẤY MÀ MÌNH VỨT LẠI, MANG RA THÙNG RÁC. Ý THỨC CÔNG CỘNG CỦA NGƯỜI NHẬT QUẢ LÀ ĐÁNG KHÂM PHỤC.

12. HUYỀN CHÍP (NGUYỄN THỊ KHÁNH HUYỀN): CÔ HỌC SINH LỚP CHUYÊN TOÁN-TRƯỜNG NĂNG KHIẾU ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI SAU KHI TỐT NGHIỆP THPT ĐÃ “XÁCH BA LÔ LÊN VÀ ĐI” (TÊN QUYỂN SÁCH TỰ TRUYỆN CỦA HUYỀN CHÍP). HUYỀN ĐÃ THỰC HIỆN HÀNH TRÌNH VÒNG QUANH THẾ GIỚI CHỈ VỚI CHIẾC BA LÔ TRÊN VAI, MẤY ĐÔ LA TRONG TÚI VỚI KHÁT VỌNG CỦA TUỔI ĐÔI MƯƠI LÀ ĐI ĐỂ SỐNG, ĐỂ CÓ CÁCH NHÌN ĐÚNG ĐẮN VỀ THỀ GIỚI VÀ BẢN THÂN TỪ SỰ DẤN THÂN VÀ TRẢI NGHIỆM.

13. NICK VUJICIC: DIỄN GIẢ NỔI TIẾNG SINH RA THIẾU HAI TAY, HAI CHÂN, NHƯNG ANH ĐÃ VƯỢT QUA TRỞ NGẠI BỆNH TẬT, TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH NĂM 21 TUỔI, TRỞ THÀNH NHÀ DIỄN THUYẾT NỔI TIẾNG VÀ TRUYỀN CẢM HỨNG TỚI 3 TRIỆU NGƯỜI TRÊN THẾ GIỚI. ANH NỔI TIẾNG VỚI PHƯƠNG CHÂM “CUỘC SỐNG KHÔNG GIỚI HẠN”.

14. Steve Jobs: CEO của Apple là một người có đam mê mạnh mẽ với công nghệ máy tính. Hơn chục năm gầy dựng sự nghiệp, ít ai ngờ chính Steve Jobs từng bị Apple sa thải. Đam mê không cho phép ông nản lòng, rời khỏi Apple, ông vẫn kiên trì xây dựng lại sự nghiệp, tạo ra nhiều công nghệ đột phá, mới mẻ. Những danh ngôn của Steve Jobs: “Đôi khi cuộc đời sẽ ném gạch vào đầu bạn. Đừng đánh mất niềm tin.” (Steve Jobs).

15. Hồi World Cup năm 2002, tổ chức tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Rất nhiều người hâm mộ từ châu Âu sang Nhật xem bóng đá. Trong các sân vận động, sau khi trận đấu kết thúc, người xem ra về, nhưng người Nhật nán lại nhặt các vỏ đồ hộp, chai, lọ, rác vứt rải rác trong sân vận động, để mang ra thùng rác bên ngoài. Nhiều người hâm mộ Tây thấy xấu hổ, cũng quay lại, học người Nhật, nhặt các vỏ chai lọ, đồ hộp, bao giấy mà mình vứt lại, mang ra thùng rác. Ý thức công cộng của người Nhật quả là đáng khâm phục.

16. Mark Zuckerberg bỏ học năm 2 Đại học Havard để và tập trung vào phát triển “The Facebook”-mạng xã hội do anh tự mình phát triển tại khu kí túc xá cùng với 1 số người bạn. Hiện nay, hơn 2 tỷ người trên thế giới dùng Facebook. Công ty này kiếm được hàng tỷ USD mỗi quý nhờ hiển thị quảng cáo.

-------
HẾT

Học để thay đổi số phận chính mình
 
Từ khóa
hàn quốc mark zuckerberg nghị luận nghi luan xa hoi nghị luận xã hội là gi the facebook
316
0
1

Văn Học

Viết cùng VHT
19/8/19
105
29
17,984
Hà Nội
forum.vanhoctre.com
Xu
859,755
Các dạng văn nghị luận xã hội

Thứ nhất: Nghị luận về tư tưởng đạo lý


Kĩ năng phân tích đề:

Phân tích đề là chỉ ra những yêu cầu về nội dung, thao tác lập luận và phạm vi dẫn chứng của đề. Đây là bước đặc biệt quan trọng trong làm văn nghị luận xã hội.

Các bước phân tích đề: Đọc kĩ đề bài ,gạch chân các từ then chốt (những từ chứa đựng ý nghĩa của đề), chú ý các yêu cầu của đề (nếu có), xác định yêu cầu của đề (Tìm hiểu nội dung của đề, tìm hiểu hình thức và phạm vi tư liệu cần sử dụng).

Cần trả lời các câu hỏi sau:

+ Đây là dạng đề nào?
+ Đề đặt ra vấn đề gì cần giải quyết?

Có 2 dạng đề:

+ Đề nổi, học sinh dễ dàng nhận ra và gạch dưới luận đề trong đề bài.
+ Đề chìm, học sinh cần đọc kĩ đề bài, dựa vày ý nghĩa câu nói, câu chuyện, văn bản được trích dẫn mà xác định luận đề.

Kĩ năng xác định luận điểm, triển khai luận cứ:

Dựa vào dàn ý chung của kiểu bài nghị luận về tư tưởng đạo lí để xác định các luận điểm cho bài viết. Thông thường, bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí sẽ có những luận điểm chính sau:

+ Luận điểm 1: Giải thích tư tưởng đạo lí
+ Luận điểm 2: Bình luận, chứng minh tư tưởng đạo lí, phê phán những biểu hiện sai lệch liên quan đến vấn đề
+ Luận điểm 3: Bài học rút ra

Thứ hai: Nghị luận về hiện tượng đời sống

Kĩ năng phân tích đề: Xác định ba yêu cầu:


+ Yêu cầu về nội dung: Hiện tượng cần bàn luận là hiện tượng nào? Đó là hiện tượng tốt đẹp, tích cực trong đời sống hay hiện tượng mang tính chất tiêu cực, đang bị xã hội lên án, phê phán? Có bao nhiêu ý cần triển khai trong bài viết ? Mối quan hệ giữa các ý như thế nào?

+ Yêu cầu về phương pháp: Các thao tác nghị luận chính cần sử dụng ? Giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích, bác bỏ, so sánh,…

+ Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: Bài viết có thể lấy dẫn chứng trong văn học, trong đời sống thực tiễn (chủ yếu là đời sống thực tiễn).

Kĩ năng xác định luận điểm, triển khai luận cứ:

Kiểu bài nghị luận về hiện tượng đời sống thường dễ xác định luận điểm ,luận cứ. Học sinh chỉ cần nắm vững dàn ý chung là có thể tìm được các luận điểm phù hợp cho từng đề cụ thể.Thông thường bài văn sẽ có các luận điểm sau :

Luận điểm 1: Thực trạng

Luận điểm 2: Nguyên nhân

Luận điểm 3: Tác hại/tác dụng

Luận điểm 4: Giải pháp, bài học

Cách làm bài văn nghị luận xã hội


Bước 1: Phân tích đề


Đọc kĩ đề, chú ý từ ngữ quan trọng, những khái niệm khó, nghĩa đen, nghĩa bóng. Chia vế, ngăn đoạn, tìm mối tương quan giữa các vế.

Xác định ba yêu cầu:

+ Yêu cầu về nội dung: Vấn đề nghị luận là gì? Có bao nhiêu ý cần triển khai? Mối quan hệ giữa các ý như thế nào?.
+ Yêu cầu về hình thức: Cần kết hợp các thao tác lập luận giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.
+ Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: đời sống văn học, đời sống thực tiễn (chủ yếu là đời sống thực tiễn).

Bước 2: Lập dàn ý

+ Nội dung luận đề cần được triển khai thành hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng.
+ Cần sắp xếp các ý thành hệ thống chặt chẽ và bao quát nội dung.
+ Cần chú ý các bước cơ bản của bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí:
+ Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
+ Phân tích, chứng minh những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề cần bàn luận.
+ Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động.

Bước 3: Tiến hành viết bài văn

Bước 4: Đọc lại và sửa chữa để hoàn chỉnh bài viết
 

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top