Chia Sẻ  Cồn Quê

Mấy tháng nay, cả xóm tôi trở nên trầm lặng, không ồn ào và cũng không tất bật như trước nữa. Nó đã thực sự trở về đúng bản chất của mình, hiền hòa bên dòng sông Tiền trĩu nặng phù sa. Bởi lẻ, khoảng 6 năm qua nó đã không còn như thuở hàn vi, mà thay vào đó là sự phát triển của du lịch miền sông nước, đã vô tình lãng quên đi vẻ đẹp thuần khiết của xứ cồn quê ngày nào.​

Đến với cồn Én (thuộc xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) trong những ngày dịch bệnh, chắc có lẽ bạn sẽ cảm thấy rất bình yên và tĩnh lặng. Các bạn sẽ cảm nhận hết được nét dân dã, mộc mạc đến thơ ngây…Nhưng qua đây bạn sẽ vô tình hay bất chợt thấy được giá trị “tình người” mà dân quê tôi đem lại. “Một kí-lô-gam gạo đem đến dân phòng ấp”, đó là cách làm của chúng tôi trong mùa dịch đầy khó khăn này. Không bắt buộc một ai phải thực hiện, nhưng đó lại là nguyện vọng là “tình làng nghĩa xóm” mà mỗi người cảm thấy vui vẻ khi hành động vì đều này.

Hầu như cả tháng nay, sáng nào tôi cũng vui vẻ đem gạo đến văn phòng ấp, cái cảm giác khi chính tay mình đưa gạo cho ông Chín (trưởng ấp), nó lạ và hạnh phúc vô cùng. Cái cảm giác được sẽ chia một điều gì đó cho quê hương trong hoàn cảnh khó khăn, nó vui lắm, vui một cách thuần khiết và vi diệu thì phải. Không những tôi mà còn rất rất nhiều người, họ sẵn sàng “nhường cơm, sẻ áo” cho những con người lao động nghèo. Vì đối với họ đơn giản là hai tiếng “tình người”.

Cái điều đặc biệt ở đây, hầu như nhà nào cũng làm nông, chỉ có một số ít làm du lịch theo kiểu Homestay, nhìn chung thì không ai khá giả gì cho mấy. Nhưng với bản tính, tấm lòng và giá trị của một con người, chắc có lẽ đã vượt lên trên cái thứ gọi là “cơm áo gạo tiền” mà qua đây “cái tôi” đã bị lắng xuống một cách có chủ đích.

3585


Không những thế, mà khi đến với quê tôi bạn sẽ thấy được sự nghiêm túc và chấp hành theo chỉ thị 16 của chính phủ. Đặt chân ra khỏi nhà, hình ảnh người người nhà nhà đeo khẩu trang khi đi ra đường, hay họ vô tình nhắc nhở với nhau một câu khéo rằng: “đi đâu về nhớ rửa tay theo hướng dẫn của Bộ Y tế nha !”. Nghe mà dễ thương hết biết. Tôi mừng vì ý thức của mỗi người ngày một nâng cao, họ không còn tụm năm tụm bảy, bà tám bà tư như trước nữa. Mà chuyện gì cần thiết lắm họ mới nói thoáng cho nhau nghe, rồi thì “đường chị chị đi, đường em em bước”...Cứ thế mà thành thói quen, nhà nào nhà nấy thay nhau chấp hành đối với những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Nhà tôi cũng không ngoại lệ, thú thật với mọi người, từ ngày về quê đến giờ mặc dù xứ cồn rất trầm lặng không có sự ồn ào, tất bật như phố thị xa hoa. Nhưng tôi ít khi đặt chân mình ra khỏi nhà, mà cả gia đình tôi cũng vậy, cố gắng ở nhà nhiều nhất có thể, không đi ra ngoài nếu không thật sự cần thiết, dù cũng muốn dạo chơi khắp nơi (do lâu lâu mới về quê được một lần) nhưng tình hình dịch bệnh phức tạp thế này ở nhà nghe cái loa của cồn còn vui hơn, an toàn hơn. Vì đơn giản, mỗi ngày hai lần sáng sớm và chiều tầm khoảng 16h30, sau tiếng rẹt, rẹt, ồ ồ (chắc là tiếng chỉnh micro) là giọng đọc của phát thanh viên xã, có lẽ cũng tay ngang nên giọng khá đều đều. Mọi tin tức về dịch bệnh mới nhất đều được truyền đến cho người dân thông qua cái loa vô tri, vô giác này. Nhưng nói thật, nó vô cùng tiện lợi!.

Thời buổi hiện nay, tôi thừa biết công nghệ 4.0 đã lên ngôi, nhưng đối với dân quê tôi thì chiếc loa như là người bạn đồng hành không thể thiếu. Cái loa có hiệu quả lớn lắm vì nếu đang nấu cơm, đang làm nông hay dọn dẹp nhà cửa thì vẫn nghe được không sót câu nào vì toàn thông tin quan trọng…

Mười lăm ngày “cách ly toàn xã hội” sẽ qua mau, tuy nó không quá dài nhưng cũng không quá ngắn để nhìn lại chặng đường đầy cam go của đất nước. Qua đây tôi cảm thấy tự hào vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Nhà nước, tin tưởng vào đội ngũ y, bác sĩ Việt Nam trong cuộc chiến chống Covid-19. Xúc động trước những tâm sự của các bệnh nhân người nước ngoài, khi lần lượt họ gửi lời cảm ơn chân thành đến các bác sĩ Việt Nam qua “Chuyển động 24h” của đài truyền hình Việt Nam. Mong sao bệnh dịch được đẩy lùi, mọi người trở về với cuộc sống đời thường như trước và riêng tôi cùng với các em nhỏ cũng được cắp sách đến trường, để xây dựng một non sông Việt Nam tươi đẹp, vững bước trên đà phát triển.

3584

Quê tôi!

---
Bài viết thăm dự cuộc thi viết văn diễn đàn Văn Học Trẻ
Tác giả: Lê Tuấn
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Từ khóa Từ khóa
cu-lao-gieng-2.jpg cuoc thi viet lê tuấn nhật ký mùa dịch: nét đẹp xứ "cồn quê" nhathocu-lao-gieng-1.jpg
5K
6
6
Trả lời
Mong mọi người ủng hộ ạ! Đối với mình sự góp ý chân thành, sẽ một phần nào đó giúp cho những cây bút trẻ chạm đến trái tim người đọc hơn ạ! Xin cảm ơn rất nhiều
 
  • Like
Reactions: baivanhay
Bài viết hay lắm anh, có cảm xúc và len lỏi tí tình người
 
  • Like
Reactions: Lê Hoàng Tuấn
Viết có tình cảm lắm bạn. Ảnh lại rất đẹp nữa. Hãy viết nhiều hơn nữa bạn Tuấn nhé!
 
  • Like
Reactions: Lê Hoàng Tuấn
Qua cuộc thi này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban tổ chức. Vì thiết nghĩ: "Mọi người như là những cánh hoa, đang toả hương cho đời". Một việc làm, một suy nghĩ đầy tinh tế mà mọi người đã mang lại cho đất nước. Đối với riêng em hành động đó quá tuyệt vời, quá vi diệu và thiết thực. Mong sao các em sẽ tiếp nói những hương thơm ngào ngạt đó và làm đẹp cho đời này. Cảm ơn ban tổ chức, cảm ơn vì tất cả
 
  • Like
Reactions: VHT and baivanhay

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.