Dẫn chứng về tinh thần vượt lên số phận, sống cuộc đời vĩ đại

Dẫn chứng về tinh thần vượt lên số phận, sống cuộc đời vĩ đại

Lan Hương
Lan Hương
  • Thành viên BQT
  • Truyền thông VHT 20
Trong cuộc sống, nhiều người sinh ra đã phải gánh chịu số phận bi thương, nhiều khiếm khuyết. Thế nhưng, không đầu hàng số phận, bằng ý chí và nghị lực phi thường, họ đã vươt lên số phận, sống một cuộc đời vĩ đại khiến cho bao người khâm phục và ngưỡng mộ. Cuộc đời của họ truyền động lực và cảm hứng sống một cuộc đời đầy ý nghĩa cho biết bao con người.
Cùng mình điểm qua một số người có tinh thần vượt lên số phận, sống cuộc đời vĩ đại


5793


Dẫn chứng về tinh thần vượt lên số phận, sống cuộc đời vĩ đại

1. Cuộc đời Stephen Hawking.
Stephen Hawking – nhà bác học huyền thoại, tác giả cuốn sách nổi tiếng “Lược sử thời gian”. Từ khi còn là sinh viên, Stephen đã bắt đầu nhận thấy các triệu chứng của bệnh xơ cứng teo cơ xuất hiện. Bệnh tiến triển và qua một vài năm, cơ thể ông gần như bị tê liệt hoàn toàn. Nghiêm trọng hơn, sau khi phẫu thuật cổ họng, ông mất khả năng nói.

Hội chứng xơ cứng teo cơ (ALS) là căn bệnh khiến các tế bào thần kinh tê liệt. Một khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ cảm nhận cơ thể từ từ đông cứng cho tới khi liệt hẳn. Họ dần mất khả năng vận động, không thể nhai thuốc, thức ăn và gặp khó khăn khi hít thở.

Stephen từng chia sẻ rằng “Vào năm thứ ba tại Oxford, tôi nhận thấy mình ngày một vụng về. Tôi bị ngã một vài lần mà không rõ lý do. Mãi tới khi vào học tại Cambrigde, cha tôi mới chú ý và đưa tôi gặp bác sĩ. Ông ấy gửi tôi đến một chuyên gia và ngay sau sinh nhật 21 tuổi, tôi bắt đầu làm các xét nghiệm tại bệnh viện. Tin mình mắc bệnh thần kinh vận động làm tôi vô cùng sửng sốt”.
Dù những khó khăn như vậy nhưng không có gì có thể ngăn cản ông kết hôn hai lần, nuôi ba đứa con và trở thành một trong những nhà khoa học lỗi lạc nhất của mọi thời đại.

Về phần mình, Stephen cho rằng công việc nghiên cứu đã giúp ông có nhiều thời gian mà người khác không thể có được. “Trước đây, cuộc sống dường như nhàm chán. Bây giờ tôi chắc chắn hạnh phúc hơn. Viễn cảnh về cái chết sớm làm tôi nhận ra rằng cuộc sống thật đáng sống. Vì vậy, nhiều điều có thể được thực hiện; mọi người có thể làm được rất nhiều thứ!”.

2. Nick Vujicic – một con người đầy nghị lực sống.
Chào đời ngày 4/12/1982 tại Melbourne, Australia, Nick Vujicic dù là một đứa trẻ khỏe mạnh, nhưng không có tay và chân. Không ai có thể giải thích tại sao anh lại mắc hội chứng cực kỳ hiếm gặp này. Cuộc đời anh tưởng chừng bỏ đi nhưng anh đã chứng minh điều ngược lại. “Tôi không cần tay và chân, chỉ cần Chúa cho tôi một mục đích sống”.

Giờ đây, Nick đã trở thành một trong những diễn giả truyền cảm hứng nổi tiếng nhất, anh có một bằng kinh tế, kết hôn cùng cô gái xinh đẹp và có hai con. Anh viết sách, hát, chơi golf, lướt sóng. Anh đi khắp mọi nơi để chia sẻ câu chuyện về cuộc đời mình với mong muốn truyền cảm hứng tới những người trẻ và tới tất cả những ai đang có hoàn cảnh bất hạnh như anh đứng lên đi tìm lẽ sống của cuộc đời mình.

3. Franklin D. Roosevelt – tổng thống duy nhất trong lịch sử Mỹ đắc cử 4 lần.
Franklin Delano Roosevel là tổng thống Mỹ đời thứ 32 được biết đến như một huyền thoại trong lịch sử. Ông từng lãnh đạo nhân dân Mỹ trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trầm trọng và thế chiến thứ II trong những năm tháng tối tăm giữa thế kỷ 20. Ông cũng là tổng thống Mỹ duy nhất đắc cử tới bốn nhiệm kỳ.

Năm 1921, ông từng bị chuẩn đoán mắc bệnh bại liệt. Căn bệnh quái ác khiến cơ thể ông kiệt quệ và không còn khả năng đi lại. Mặc dù trong tình trạng bệnh nghiêm trọng nhưng không ai từng nghe ông phàn nàn một lời. Hơn thế, ông còn quyết tâm luyện tập với nạng sắt và gậy. Dù đau đớn nhưng ông luôn cố gắng đứng thẳng người trước các công dân Mỹ và không bao giờ để họ nhìn thấy chiếc xe lăn của mình. Roosevelt nói: “Điều duy nhất ngăn trở chúng ta đến với sự giác ngộ vào ngày mai chính là những nghi ngờ của chúng ta ngày hôm nay”.

4. Helen Keller – người khiếm thị đầu tiên trên thế giới nhận bằng đại học.
Helen Keller là người Mỹ gốc Đức, sinh ngày 27/6/1880 tại Tuscumbia thuộc vùng Tây Bắc Alabama. Trong 19 tháng đầu tiên của cuộc đời, Helen là một bé gái bụ bẫm, xinh xắn, đáng yêu, suốt ngày líu lo như chim hót. Nhưng chỉ sau một trận sốt bại não, cô bé đã mất đi gần như tất cả các khả năng giao tiếp của một con người: không nghe thấy âm thanh và không nhìn thấy ánh sáng.

Đã có 7 Tổng thống Mỹ và Thủ tướng của nhiều nước dành thời gian tiếp kiến bà. Helen Keller đã cất công đi khắp thế giới để nói với những người cùng cảnh ngộ một điều giản dị: “Khuyết tật không phải là bất hạnh tột cùng của con người. Người mù không phải là thiên tài cũng không phải là một kẻ ngốc. Trách nhiệm của cộng đồng là giúp đỡ người đó làm hết khả năng của mình để có thể chiến thắng ánh sáng qua công việc”... Bằng tất cả những nỗ lực phi thường, Helen Keller đã viết nên 12 cuốn sách – 12 bài ca huy hoàng nhất về sự vươn lên của con người.

Helen Keller đã đạt được thành công nhờ vào tính cách mạnh mẽ và ham học hỏi của mình. Bà nói: “Khi một cánh cửa đóng lại, cánh cửa khác sẽ mở ra; nhưng chúng ta thường vì cứ tiếc nuối cánh cửa đã đóng mà không nhìn thấy cánh cửa khác đã mở”.

Tuy sống trong thế giới không ánh sáng, không âm thanh nhưng Keller vẫn là một phụ nữ tràn đầy tinh thần lạc quan, thiết tha yêu cuộc sống. Trong Thế chiến thứ I và thứ II, bà đến hơn 70 bệnh viện để an ủi bệnh nhân, động viên họ. Bà dành trọn cuộc đời cho Hội người mù Mỹ.

5. Ludwig van Beethoven – nhạc sĩ thiên tài.
Ludwig van Beethoven (17/12/1770 – 26/3/1827) là nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Phần lớn cuộc đời ông sống ở Viên (Áo). Ông là một hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn, đồng thời được coi là người dọn đường cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Beethoven được khắp nơi công nhận là nhà soạn nhạc thiên tài, vĩ đại nhất, nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều nhà soạn nhạc và nhạc sĩ về sau.

Năm 26 tuổi, Ludwig bắt đầu mất thính giác nhưng tình trạng này đã không ngăn cản ông sáng tác. Khi gần như không thể nghe nữa, ông đã viết bản sonate Ánh Trăng và khi điếc hoàn toàn, ông tiếp tục sáng tác một bản nhạc ngắn mang tên Fur Elise (thường xuất hiện trong các đồ chơi âm nhạc). Với Beethoven, “không có rào cản giữa người có tài năng và tình yêu đối với công việc”.

6. Albert Einstein – Thiên tài vật lý.
Albert Einstein (14/3/1879 – 18/4/1955 ) là nhà vật lý lý thuyết người Đức đoạt giải Nobel Vật lý năm 1921 cho “những cống hiến đối với vật lý lý thuyết”, nổi tiếng với việc khám phá ra định luật của hiệu ứng quang điện – một bước ngoặt quan trọng đối với lý thuyết lượng tử và là tác giả của phương trình nổi tiếng nhất thế giới – phương trình chỉ mối liên hệ giữa khối lượng và năng lượng E = mc2.

Einstein là đứa trẻ chậm biết nói. Thậm chí bố mẹ ông còn phải đưa ông đi khám. “Bố mẹ tôi đã lo sợ đến mức họ phải tham khảo ý kiến của bác sỹ” – Einstein sau này nhớ lại. Thậm chí lúc khoảng hai tuổi, khi bắt đầu biết nói một số từ, ông còn có một tật xấu khác khiến người hầu trong gia đình gọi ông là “thằng đần”. Bất kỳ khi nào muốn nói điều gì đó, ông sẽ phải tự nói thử trước bằng cách lẩm bẩm một mình cho đến khi cảm thấy ổn.

Albert Einstein nói: “Mỗi người đều là một thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng trèo cây, cả đời nó sẽ tin rằng mình thật là ngu ngốc”.

7. Frida Kahlo – nữ họa sĩ lừng danh thế kỷ 20
Frida Kahlo là một nghệ sĩ người Mexico đã trở nên nổi tiếng nhờ những bức tranh đặc biệt của mình. Năm 6 tuổi, Frida Kahlo bị phát hiện mắc chứng bại liệt. Cô bé phải trải qua 9 tháng liệt giường và sau đó bác sĩ nói rằng chỉ có tập thể dục mới có thể cải thiện chân phải của Frida Kahlo. Mặc dù đã cố gắng chơi nhiều môn thể thao như bóng đá, tập võ, leo cây, chèo thuyền nhưng chân phải của nữ họa sĩ vẫn càng teo nhỏ. Năm 1953, sau nhiều biến chứng,chân phải của Frida Kahlo bị hoại tử và phải cắt cụt từ gối trở xuống. Bà trở thành một phụ nữ tàn phế từ đó.

Trong phần lớn cuộc đời, Frida Kahlo đã phải chịu đựng những hậu quả từ các chấn thương cột sống và chân từ những tai họa thời thơ ấu và tuổi trẻ. Bà đã phải trải qua hơn 30 cuộc phẫu thuật ở cả Mexico và Mỹ để khắc phục sự cố, thường xuyên phải làm bạn với các xét nghiệm, X-quang, truyền máu, vật lý trị liệu…

8. Ray Charles – huyền thoại âm nhạc
Ray Charles là một nhạc sĩ người Mỹ huyền thoại nhận được 12 giải Grammy. Từ khi còn là một đứa trẻ, khả năng nhìn của ông bị giới hạn và trước khi 7 tuổi ông đã hoàn toàn bị mù. Khi Ray 15 tuổi, mẹ ông qua đời. Sau một thời gian khủng hoảng và tưởng chừng mình sẽ phát điên, ông nhận ra rằng khi đã vượt qua được các thảm kịch đó thì không có gì là không thể với ông cả.

Một số những bài nhạc nổi tiếng của Ray Charles như “Hit the Road Jack”, “I Can’t Stop Loving You” và “Busted”. Ông từng nói trong cuốn hồi ký được viết vào 1978 có tựa “Brother Ray” rằng: “Dường như tôi được sinh ra với nhạc đã chảy trong huyết quản của mình. Có thế tôi mới giải thích được tại sao tôi lại yêu nhạc đến vậy. Nhạc như là một phần cơ thể của tôi, như thức ăn, nước uống và tôi cần nó để sống”.

9. Miguel de Cervantes y Saavedra – tiểu thuyết gia nổi tiếng.
Miguel de Cervantes là tiểu thuyết gia, nhà thơ và nhà soạn kịch Tây Ban Nha nổi tiếng. Ông được biết đến nhiều nhất với cuốn tiểu thuyết hai tập “Don Quixote – nhà hiệp sĩ quý tộc tài ba xứ Mancha”. Đây không chỉ là tác phẩm quan trọng nhất của đời ông mà còn là tác phẩm vĩ đại nhất của ngôn ngữ Tây Ban Nha. Thậm chí, trong một cuộc khảo sát do Viện Nobel Na Uy tiến hành, tác phẩm này còn được bình chọn là bộ tiểu thuyết hay nhất mọi thời đại…

Trong thời thanh niên, Miguel de Cervantes Saavedra là một người lính. Ở tuổi 24, trong trận chiến Lepanto, ông bị mất cánh tay trái. Bốn năm sau, ông đã bắt làm tù binh ở Algeria và phải xa nhà trong năm năm tiếp theo. Chỉ sau khi được thả ông mới có thể trở lại cuộc sống bình thường và bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình.

10. Terry Fox là nhà hoạt động nhân đạo, một vận động viên người Canada.
Sau khi bị chẩn đoán mắc ung thư xương, anh phải cắt cụt một chân. Năm 1980, với chiếc chân giả, Terry Fox thực hiện một cuộc chạy xuyên Canada để quyên tiền và kêu gọi sự chú ý của người dân với việc nghiên cứu chữa trị ung thư.

Dù căn bệnh ung thư di căn khiến Fox phải chấm dứt hành trình sau 143 ngày, 5.373 km và không lâu sau đó đã cướp đi mạng sống của anh, nhưng nỗ lực của Terry Fox đã để lại di sản lâu dài ở tầm quốc tế: Cuộc chạy Terry Fox. Cuộc thi chạy được tổ chức thường niên ở hơn 60 quốc gia, thu hút hàng triệu người tham dự. “Tôi chỉ ước mọi người sẽ nhận ra rằng mọi thứ đều có thể xảy ra nếu bạn cố gắng. Những giấc mơ được tạo ra nếu mọi người cố gắng”, anh nói.

11. Jessica Cox
Jessica Cox, 33 tuổi, hiện đang sống tại thành phố Tucson, bang Arizona, Mỹ đã trở thành một tấm gương vượt lên số phận khiến ai cũng phải thán phục. Được sinh ra trong một gia đình thượng lưu ở Mỹ nhưng thật không may mắn khi mang thai cô, mẹ cô đã bị mắc một chứng bệnh do virut nên khi sinh ra cô đã không có cả hai tay. Nhìn cô con gái tật nguyền mà cha mẹ cô không khỏi đau lòng.

Từ khi mới sinh ra, Jessica Cox đã tỏ ra là một cô gái mạnh mẽ bởi mặc dù không có tay nhưng cô luôn nỗ lực cố gắng để điều khiển mọi việc bằng đôi chân của mình. Cho đến khi lớn lên thì Jessica Cox dường như không còn cần đến đôi tay bởi tất cả mọi việc đối với cô đã thật dễ dàng. Nhưng sự thật để có được sự dễ dàng đó thì cô đã phải trải qua những nỗ lực, những khổ luyện thấm đẫm mồ hôi và nước mắt.
 
Từ khóa
albert einstein cuộc đời vĩ đại frida kahlo helen keller jessica cox ludwig van beethoven miguel de cervantes y saavedra ray charles terry fox tinh thần vượt lên số phận
3K
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top