Đề thi thử số 3 THPT Quốc gia 2022 môn Ngữ văn (vanhoctre biên soạn)

Đề thi thử số 3 THPT Quốc gia 2022 môn Ngữ văn (vanhoctre biên soạn)

Các bạn muốn thử sức mình với các đề thi thử để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia 2022 môn Ngữ văn?
Cùng tham khảo đề thi thử số 3 này nhé!

đề thi số 3 thpt quốc gia 2022.png


ĐỀ THI
Số 03
Fourm Văn Học Trẻ
KÌ THI THPT QUỐC GIA 2022
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 120 phút


Phần 1. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây:

Jonathan, một người có bộ óc thông minh, nhanh nhạy trong những phân tích về tình hình kinh tế, ông sống và làm việc hết sức chăm chỉ. Hiện Jonathan đang là một tỉ phú. Và Authur cũng là một người có trí thông minh không kém, chỉ cần ba mươi phút để giải ô chữ của tờ NewYork Times, phân tích tình hình kinh tế Mĩ Latinh trong vòng nửa giờ và tính nhẩm nhanh hơn hầu hết mọi người dù họ có dùng máy tính. Nhưng hiện giờ, Authur đang là tài xế của Jonathan. Điều gì giúp Jonathan đường hoàng ngồi ở băng ghế sau của xe limousine còn Authur thì ở phía trước cầm lái? Điều gì phân chia mức độ thành đạt của họ? Điều gì giải thích sự khác biệt giữa thành công và thất bại? Câu trả lời nằm trong khuôn khổ một cuộc nghiên cứu của trường đại học Standford. Những nhà nghiên cứu tập hợp thật đông những trẻ em từ 4 đến 6 tuổi, sau đó đưa chúng vào một căn phòng và mỗi em được phát một viên kẹo. Chúng được giao ước: có thể ăn viên kẹo ngay lập tức hoặc chờ thêm mười lăm phút nữa sẽ được thưởng thêm một viên kẹo cho sự chờ đợi. Một vài em ăn kẹo ngay lúc đó. Những em khác thì cố chờ đợi để có phần kẹo nhiều hơn. Nhưng ý nghĩa thực sự của cuộc nghiên cứu chỉ đến mười năm sau đó, qua điều tra và theo dõi sự trưởng thành của các em. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những đứa trẻ kiên trì chờ đợi phần thưởng đã trưởng thành và thành đạt hơn so với những trẻ vội ăn ngay viên kẹo. Điều đó được giải thích ra sao? Điểm khác biệt mấu chốt giữa thành công và thất bại không chỉ đơn thuần là làm việc chăm chỉ hay sở hữu bộ óc của thiên tài mà đó chính là khả năng trì hoãn những mong muốn tức thời. Những người kiềm chế được sự cám dỗ của “những viên kẹo ngọt” trên đường đời thường vươn tới đỉnh cao thành công. Ngược lại, những ai vội ăn hết phần kẹo mình đang có thì sớm hay muộn cũng sẽ rơi vào cảnh thiếu thốn, cùng kiệt. (…) Có thể nói, cuộc đời như một viên kẹo thơm ngọt, nhưng khi nào thưởng thức và thưởng thức nó như thế nào thì đó là điều chúng ta phải tìm hiểu.

(Joachim de Posada & Ellen Singer – Không theo lối mòn, NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, 2016, tr.03)​

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Ông Jonathan và ông Authur giống và khác nhau ở điểm nào?

Câu 2. Từ câu chuyện về ông Jonathan và Authur, tác giả chỉ ra điểm khác biệt mấu chốt giữa thành công và thất bại là gì?

Câu 3. Ngoài sự lí giải của tác giả, anh/chị hãy chỉ ra một điểm khác biệt tạo nên thành công và thất bại theo quan điểm của mình.

Câu 4. Anh/chị có đồng tình khi tác giả cho rằng cuộc đời như một viên kẹo thơm ngọt không? Vì sao?

Phần 2. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)


Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc con người phải biết kết nối với vạn vật và thế giới xung quanh.

Câu 2 (5,0 điểm)

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ,
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh,
Áo bào thay chiếu anh về đất,
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

(Trích Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ văn 12 tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr. 69-70)​

Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ trên. Từ đó, anh/chị hãy liên hệ với hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Từ ấy của Tố Hữu để nhận xét về vẻ đẹp của con người Việt Nam trong hoàn cảnh đất nước mất chủ quyền.

Trên đây là đề thi thử mà chúng tôi đã biên soạn để phục vụ cho nhu cầu ôn thi của các bạn học sinh lớp 12. Các bạn cùng đón đọc những đề thi thử tiếp theo nhé!
 
Sửa lần cuối:
  • Like
Reactions: Phong Cầm
780
1
1

Trần Ngọc 2021

Moderator
24/5/21
754
435
63,000
32
Xu
219,411
Đáp án đề thi THPT Quốc gia 2022 môn Ngữ văn
Đề thi số 3

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

PhầnCâuNội dungĐiểm
IĐỌC – HIỂU3,0
1Ông Jonathan và ông Authur giống và khác nhau ở chỗ:
- Giống: đều có bộ óc thông minh, nhanh nhạy
- Khác: Ông Jonathan thành đạt, là tỉ phú. Ông Authur không
thành đạt, là người làm thuê.
0,5
2Từ câu chuyện về ông Jonathan và Authur, tác giả chỉ ra điểm
khác biệt mấu chốt giữa thành công và thất bại là: khả năng trì
hoãn những mong muốn tức thời, kiềm chế được sự cám dỗ trên
đường đời.
0,75
3Ngoài sự lí giải của tác giả, chỉ ra một điểm khác biệt tạo nên
thành công và thất bại theo quan điểm của mình: Thí sinh chọn 1
lí giải khác, miễn là hợp lí như:
- Sự may mắn
- Những mục tiêu và quyết định đúng đắn
- Sự đam mê và kiên trì
- Sử dụng thời gian khôn ngoan,…
0,75
4Thí sinh nêu ý kiến của mình và lí giải được quan điểm đó. Thí
sinh có thể trả lời:
- Đồng tình, vì: tác giả cho rằng cuộc đời như một viên kẹo thơm
ngọt là một ví von để chỉ cuộc đời rất nhiều cám dỗ ngọt ngào
đòi hỏi con người phải tỉnh táo kiềm chế để vươn tới thành công.
- Đồng tình nhưng bổ sung thêm ý kiến riêng: vì cuộc đời có thể
như viên kẹo thơm ngọt nhưng cũng có thể như viên thuốc đắng,
quan trọng là thái độ ứng phó với cám dỗ cũng như trở ngại để
vươn tới thành công.
- Nếu thí sinh trả lời không đồng tình, nhưng giải thích hợp lí
  • vẫn cho điểm.
1,0
IILÀM VĂN7,0
1Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc con người phải biết kết nối với vạn vật và thế giới xung quanh.2,0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc – xích, song hành.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Con người phải biết kết nối với vạn vật và thế giới xung quanh.0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ con người cần kết nối với thế giới xung quanh để thấy được sự phong phú và giàu có cho cuộc sống. Có thể theo hướng sau:
- Xuất phát từ thực tế thế giới ảo đang lấn át cuộc sống của mỗi con người. Nhiều người đã và đang lệ thuộc vào các thiết bị điện tử mà quên đi cuộc sống thực. Dẫn đến, con người thiếu kiến thức và kỹ năng thực tế; tâm hồn trở nên chai cứng, vô cảm, thiếu sự chia sẻ, đồng cảm…
- Chỉ khi biết kết nối với vạn vật và thế giới xung quanh thì con người mới tìm được ý nghĩa của cuộc sống đích thực; tâm hồn trở nên phong phú và giàu có; biết trân quý cuộc sống… Vì vậy, mỗi cá nhân cần ý thức được sự cần thiết của việc kết nối với thế giới xung quanh; cần có những việc làm cụ thể để kết nối với mọi người và vạn vật xung quanh.
1,0
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
0,25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
0,25
2Cảm nhận về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ. Từ đó, liên hệ với hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Từ ấy của Tố Hữu để nhận xét về vẻ đẹp của con người Việt Nam trong hoàn cảnh đất nước mất chủ quyền.5.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ được trích dẫn; liên hệ với hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Từ ấy; nhận xét về vẻ đẹp của con người Việt Nam.
0.5
c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm rõ ràng
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau:
1.Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và đoạn thơ:
- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh và soạn nhạc. Đặc điểm hồn thơ: phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn, tài hoa.
- Tây Tiến tiêu biểu cho đời thơ, cho phong cách thơ Quang Dũng; một trong số tác phẩm thành công nhất viết về người lính trong thơ ca kháng chiến chống Pháp. Bài thơ được viết vào cuối năm 1948 tại Phù Lưu Chanh. Cảm hứng thơ bắt nguồn từ nỗi nhớ da diết về đơn vị cũ (Tây Tiến)
- Đoạn thơ thứ 3 tập trung khắc hoa hình tượng người lính Tây Tiến.
2. Cảm nhận về đoạn thơ:
2.1. Cảm nhận chung:
Đoạn thơ tập trung khắc tạc bức tượng đài nghệ thuật về người lính Tây Tiến với vẻ đẹp lãng mạn và tinh thần bi tráng - một vẻ đẹp mang đặc trưng riêng của người lính trong thơ Quang Dũng. Tác giả không miêu tả một gương mặt cụ thể mà khái quát chân dung cả một đoàn binh.
2.2. Cảm nhận cụ thể:
- Dáng vẻ, ngoại hình: kì dị, độc đáo, khác thường (kết hợp bút pháp hiện thực với lãng mạn để khắc họa: thủ pháp tương phản, ẩn dụ, lối nói tếu táo, trẻ trung đậm chất lính...). Nhà thơ không hề né tránh hiện thực chiến đấu gian khổ của đoàn binh nhưng đã lãng mạn hóa hiện thực. Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên ốm mà không yếu, tiều tụy nhưng vẫn toát lên khí chất hùng dũng, oai phong lẫm liệt.
- Thế giới nội tâm: sử dụng bút pháp tương phản trong ngôn ngữ và hình ảnh thơ... làm nổi bật vẻ đẹp hào hùng, hào hoa của người lính Tây Tiến: Những anh hùng mạnh mẽ, dữ dội trong giấc mộng diệt thù, lập công cũng là những chàng trai với tâm hồn lãng mạn, đầy mộng mơ trong nỗi nhớ về Hà Nội, về một dáng kiều thơm.
- Sự hy sinh cao cả, bi tráng: Bút pháp hiện thực kết hợp với cảm hứng lãng mạn khi nói về sự hy sinh của những chiến binh Tây Tiến khiến cho hình ảnh thơ bi mà không hề lụy, bi mà vẫn hùng tráng:
+ Hiện thực khốc liệt: không ít người đã nằm xuống nơi biên cương (Rải rác ... xứ; Áo bào ... về đất) nhưng nhờ việc sử dụng những từ Hán Việt cổ kính, trang trọng; cách nói giảm, nói tránh; biện pháp nhân hóa (Sông Mã gầm lên...) khiến đoạn thơ mang âm hưởng bi tráng.
+ Đồng thời, vẻ đẹp của lý tưởng sống cao cả: sẵn sàng hiến dâng tuổi thanh xuân cho đất nước khiến cho cảm giác bi thương mờ đi nhường chỗ cho cảm hứng ngưỡng mộ, ngợi ca, tôn vinh những người lính Tây Tiến anh hùng.
→ Viết về sự hy sinh mà Quang Dũng vẫn đem đến vẻ đẹp lẫm liệt, hào hùng và sang trọng cho những người lính Tây Tiến.
2.3. Đánh giá:
- Âm hưởng cổ kính, trang trọng; hình ảnh thơ vừa lãng mạn vừa hùng tráng; những biện pháp nói giảm, nói tránh, nhân hóa; ngôn ngữ đậm chất họa, chất nhạc, chất thơ... đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến với vẻ đẹp lãng mạn và bi tráng.
2.5
3. Liên hệ với hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Từ ấy của Tố Hữu:
- Khi được ánh sáng của Đảng chiếu rọi, người chiến sĩ cách mạng say mê, hân hoan, vui sướng.
- Tự nguyện đứng vào hàng ngũ của những người lao khổ, đoàn kết, đấu tranh giành quyền độc lập, tự do cho dân tộc.
4. Nhận xét về vẻ đep của con người Việt Nam
- Tương đồng: Cả 2 bài thơ đều thể hiện lẽ sống cao đẹp của con người VN trong hoàn cảnh đất nước mất chủ quyền: sẵn sàng, tự nguyện dâng hiến tuổi thanh xuân cho đất nước.
- Khác biệt:
+ Từ ấy: Lẽ sống cao đẹp của cái tôi trữ tình nhà thơ - người thanh niên yêu nước: tự nguyện đứng vào hàng ngũ của những người cộng sản, tranh đấu giảnh độc lập, tự do cho dân tộc.
+ Tây Tiến: Lẽ sống cao đẹp của cả một thế hệ, một thời đại: Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.
1,0
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
0,25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
0,5
Tổng kết
 
  • Like
Reactions: Phong Cầm

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top