Chia Sẻ Đọc sách có ích lợi gì?

Chia Sẻ Đọc sách có ích lợi gì?

Đọc sách để sống trọn vẹn hơn đời sống con người​

Dường như trong thế giới sinh vật, con người là một loài hết sức đặc biệt. Một loài luôn tỏ ra không bằng lòng với hoàn cảnh sống và thực tại của bản thân mình. Bởi thế, con người trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại đã luôn mải miết đi tìm câu trả lời cho các vấn đề đang đặt ra cả ở trong thực tế lẫn tâm tưởng.

Con người cho dù xét ở góc độ cá nhân hay ở phương diện loài ít khi làm điều gì đó mà không có chủ đích hay không gán một ý nghĩa nào đó cho những việc đó.

Đọc sách cũng tương tự.

Liệu rằng người ta có còn đọc sách nữa không khi người ta không trả lời được câu hỏi “Đọc sách để làm gì?” Chắc chắn là như thế. Cho dù nhiều người không cầm giấy và viết ra những câu trả lời cho câu hỏi ấy nhưng chắc chắn rằng khi đọc sách-một công việc không đem lại cho họ tiền bạc ngay lập tức mà thậm chí còn lấy đi của họ thời gian, sức lực, tiền bạc-hàng ngày và duy trì liên tục suốt cuộc đời mình, ít nhất họ cũng phải thỏa mãn ý nghĩa của việc đọc sách trong sâu thẳm tâm hồn của họ ở mức độ nào đó.

"Đọc sách ư? Tại sao tôi phải đọc? Tôi thấy nhiều người không đọc sách họ vẫn sống bình thường đó thôi?”.
Đọc sách để sống trọn vẹn hơn đời sống con người.png
(Đọc sách để hiểu biết hơn, phát triển tư tưởng, kiến thức của bản thân thay vì bó mình trong cái giếng chật hẹp)


Có thể, sẽ có những người mê đọc sách hay nhận thức sâu sắc về vai trò của đọc sách nổi kh.ùng lên tự ái hoặc chán nản bỏ đi khi nghe những lời như thế.

Nhưng suy ngẫm cho kĩ thì thấy họ nói cũng có phần đúng. Con người, có lẽ chỉ mới biết làm ra sách và đọc sách cách đây khoảng trên dưới 5000-6000 năm mà thôi. Một mốc thời gian rất muộn so với lịch sử dài dằng dặc cả mấy triệu năm của loài người.

Trong khoảng thời gian rất dài đó, con người đã ra đời, sống, lao động, sinh hoạt, nuôi dạy con cái và ch,ết đi mà không hề đọc sách…

Và hiện tại trong thế kỉ XXI, ở Việt Nam hay ở nhiều nơi khác trên thế giới cũng có rất nhiều người vẫn sống bình thường nhưng không hề đọc sách. Họ vẫn sống, lao động, ăn uống, dựng vợ gả chồng, sinh hoạt đời thường và nuôi con…

Nhưng nếu nhìn rộng ra, nghĩ kĩ hơn ta sẽ thấy rất hiếm ai đã từng đọc sách hay say mê đọc sách rồi quay lại nói rằng loài người không cần sách.

Lịch sử cũng không cho thấy có quốc gia nào ở trạng thái bình thường muốn quay trở lại thời kì không có sách.

Ở mức độ quốc gia​

Khi xét ở phương diện quốc gia-dân tộc ta sẽ thấy sự chuyển biến của xã hội theo chiều hướng văn minh thực chất cũng là sự chuyển biến của văn hóa đọc. Sự ra đời của chữ viết, của sách vở và văn hóa đọc đi kèm là bằng chứng đánh dấu sự ra đời của văn minh quốc gia.

Truyền bá học thuật bằng con đường truyền miệng hay văn chương bình dân là một con đường đi vào ngõ cụt.

Không phải ngẫu nhiên mà các cụ Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Châu Trinh… và nhiều cụ khác nữa kêu lên thống thiết và giục giã người dân Việt Nam phải khẩn cấp học chữ quốc ngữ, kêu gọi học giới phải quốc ngữ hóa thành tựu văn minh phương Tây để truyền bá.

Các cụ làm thế vì ở nhiều mức độ khác nhau các cụ đã nhận ra điểm yếu “chết người” của dân tộc-mù chữ và không đọc sách.

Không phải ngẫu nhiên cụ Phạm Quỳnh trong một bài diễn thuyết trước các sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Đông Dương (1920) khóa I đã dứt khoát kêu gọi họ trở thành người “Độc thư quân tử” (người quân tử đọc sách) và sự nghiệp của họ là “Độc thư cứu quốc) (Đọc sách cứu nước).

Đấy là một công việc khẩn thiết kéo dài cho tới tận ngày nay.

Ngày nay, tỉ lệ người Việt Nam biết chữ rất cao, quốc tế cũng ngạc nhiên và thán phục điều này. Nhưng biết chữ và đọc sách trong rất nhiều trường hợp không trùng khớp với nhau. Có rất nhiều người biết chữ nhưng không đọc sách, thậm chí không đọc bất cứ gì ngoài phiếu ghi số đề và …sổ nợ.

Đấy là một điều đáng lo.

Ở mức độ cá nhân​

Thông qua sự tiến bộ của cá nhân để đạt được sự tiến bộ về xã hội là một mệnh đề ngày càng được thực tiễn lịch sử chứng minh là đúng dắn và có sức hấp dẫn.

Khi hiểu như vậy, ta sẽ thấy để kiến tạo một quốc gia, một cộng đồng văn minh không thể nào không dựa trên nền tảng văn hóa đọc với trụ cột là thói quen, năng lực đọc sách của từng cá nhân, từng công dân.

Xét ở góc độ con người cá nhân, đọc sách đem lại ích lợi gì cho họ?

Nếu hỏi 1000 người mê đọc sách và đọc sách như một thói quen hàng ngày, họ sẽ sôi nổi kể cho chúng ta cả 1001 điều ích lợi có được nhờ đọc sách.

Ở đây, tôi chỉ xin liệt kê sơ sài một vài lợi ích của đọc sách dễ thấy nhất.​

- Nếu một đứa trẻ ngay từ khi sinh ra đã được tiếp xúc với sách trong niềm vui chắc chắn đứa trẻ ấy sẽ có ấn tượng tốt với sách và trở thành người yêu sách.

- Nhờ đọc sách cho con nghe từ nhỏ cha mẹ vừa thiết lập được cây cầu để kết nối tình yêu thương vừa truyền đến cho con cả những rung động sâu xa được biểu đạt bằng tiếng mẹ đẻ.

- Đọc sách chính là học: Đọc sẽ là cách học vô cùng tự do và dân chủ. Khi học như thế người ta có thể học ở bất cứ đâu, ở bất cứ khi nào người đó muốn. Khi đọc sách người ta cũng có thể lang thang khắp các miền tri thức không hề có giới hạn. Người ta có thể đối diện và trò chuyện, chất vấn bất cứ nhà hiền triết, nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học nào trên thế giới về ý tưởng, công trình của họ mà không hề có bức tường lễ nghi hay quyền uy nào ngăn cản. Người ta có thể thoải mái đi trên con đường tìm kiếm chân lý bằng đôi chân trí tuệ của mình, với tốc độ của mình và hướng theo mục tiêu của mình…

Bởi thế, khi thấy học sinh, trẻ em ham đọc, cha mẹ, thầy cô thay vì ngăn cản hay làm ngơ hãy biết cách động viên, trợ giúp và hướng dẫn cần thiết. Hãy lấy việc đọc của trẻ làm trung tâm để mở rộng thế giới của trẻ và dẫn dắt trẻ vào thế giới của tri thức. Đấy là cách chúng ta đưa trẻ tìm đến với con đường tìm kiếm chân lý rộng mênh mông, xa xôi mà đầy hứng khởi.

- Đọc cũng hỗ trợ tốt cho việc lựa chọn nghề nghiệp và nâng cao trình độ nghề nghiệp

Có nhiều lý do dẫn tới chuyện bên trên nhưng một trong những lý do đó là cả người lớn và trẻ em ít được đọc sách để mở rộng tầm hiểu biết về xã hội, về các nghề nghiệp trong xã hội.

- Đọc để sống… người hơn: “Là người không thể tránh khỏi sai lầm nhưng không để sai lầm lặp lại mới chính là con người”. Đọc là một phương thức giải trí rất tốt để bồi bổ sức khỏe cho cả tâm hồn và thể chất. Hơn thế nữa đọc còn là cách để giải tỏa các căng thẳng do cuộc sống đem lại. Những trang sách hay, sâu sắc sẽ giúp con người lắng lại tâm hồn.


(Sưu tầm)​
 
Từ khóa
lợi ích của đọc sách lựa chọn nghề nghiệp nâng cao trình độ nghề nghiệp người yêu sách đọc sách chính là học
  • Like
Reactions: Phong Cầm
504
1
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top